Xu hướng lựa chọnnghề nghiệp của họcsinh THPT

Một phần của tài liệu giải pháp marketing để thu hút sinh viên cho trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 69 - 76)

- Trung cấp nghề

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Xu hướng lựa chọnnghề nghiệp của họcsinh THPT

Lứa tuổi HS THPT được xác định là những học sinh đang học trong trường THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉ đề cập đến đối tượng thanh niên HS trong trường THPT). Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống xã hội với tư cách như một con người trưởng thành.

* Đặc điểm hoạt động học tập

Kinh nghiệm sống của HS THPT đã trở nên phong phú, các em đã ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức đối với học tập ngày càng phát triển và trở nên có lựa chọn hơn đối với mỗi môn học. Ở các em, đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với việc lựa chọn một nghề nhất định của HS. Thái độ học tập của thanh niên HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với lứa tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, có liên quan đến ngành nghề định chọn),động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thể khác. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên HS trong hoạt động học tập cũng như việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Ở thanh niên HS THPT, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Do cấu trúc và chức năng của não bộ phát triển cùng với sự phát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các em đã có khả năng tư duy lôgic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy có sự chặt chẽ có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội... Đó là cơ ở để hìnhthành thế giới quan. Tuy nhiên, nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.

Như vậy ở lứa tuổi này các em dễ mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng nếu được định hướng một cách nghiêm túc, tư vấn một cách khoa học thì hoàn toàn có thể giúp các em lựa chọn được những nghề nghiệp phù hợp.

* Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách HS THPT. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 động và thành quả lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động. Điều quan trọng là việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành côngviệc khẩn thiết của các em (đặc biệt là với học sinh lớp 12). Các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời tự lập, cho nên vấn đề tương lai có một vị trí rất lớn lao trong suy nghĩ của họ. Cách nhìn về tương lai của các em cũng rất lạc quan. HS THPT tỏ thái độ của họ với học tập, với lao động và hoạt động xã hội và coi những hoạt động ấy là sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bước vào cuộc sống, vào hoạt động nghề nghiệp. Do hoàn cảnh sắp bước vào đời và đặc biệt là do thế giới quan và tâm lý phát triển cho nên xu hướng nghề nghiệp của HS THPT hình thành rõ rệt, nhanh chóng và tương đối ổn định. Họ coi đây là một vấn đề nghiêm túc trong cuộc đời.

Đây chính là hoàn cảnh khách quan, là cơ sở để thúc đẩy các hiện tượng tâm lý phát triển. Họ thường xuyên suy nghĩ: Mình sẽ đi đâu, làm gì? và mình sẽ trở thành con người như thế nào?... Khi lựa chọn nghề nghiệp, HSTHPT có thuận lợi cơ bản là hoạt động học tập đã mang một ý nghĩa mới và nó quyết định xu hướng nghề nghiệp của họ. Mặt khác trong nhà trường THPT đã chú trọng nhiều đến hoạt động hướng nghiệp cho HS. Các em được tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của xã hội và nhà trường nhằm giúp họ việc chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọngsở trường của mình, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.

Khi lựa chọn nghề nghiệp, HS THPT bị tác động bởi nhiều yếu tố: - Những yếu tố bên trong, còn gọi là động cơ bên trong (yếu tố chủ quan) như: hứng thú, nguyện vọng, khả năng học tập của họ.

- Những yếu tố bên ngoài còn gọi là động cơ bên ngoài (yếu tố khách quan) như: Dư luận xã hội, lời khuyên của những người thân, hướng nghiệp của nhà trường... Ngoài ra khi chọn nghề, HS THPT cònbị chi phối bởi những đặc điểm về giới tính, sức khoẻ cùng với sự tác động của những điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Khi đã có xu hướng và định hướng nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 nghiệp thì HS THPT tập trung cả hứng thú và năng lực phù hợp vào nghề tương lai của họ. Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông biểu hiện sâu sắc nhân cách con người. Họ coi việc chọn nghề là một loại kết luận rút ra được từ việc phân tích nhu cầu, khuynh hướng và năng lực của mình, từ đặc điểm chung của nhân cách và đối chiếu đặc điểm đó với nghề dự định chọn. Điều này đặt ra vấn đề tư vấn nghề nghiệp cho HS THPT là hết sức cần thiết.

Sự khác biệt cá nhân trong việc chọn nghề của mỗi học sinh biểu hiện ở các mặt:

- Vị trí của nghề được chọn trong các nghề khác nhau. - Tính kiên quyết trong việc chọn nghề

- Động cơ của việc chọn nghề hay cơ sở của việc chọn nghề.

Trong thực tế HS THPT chọn nghề thường thiên về các lĩnh vực đòi hỏi những tri thức mới, những nghề mới lạ, được xã hội chú ý đến nhiều. Đặc biệt là các nghề trong lĩnh vực kinh tế, những nghề hoạt động sôi nổi, những nghề đang được xã hội quan tâm... Trong quá trình học sinh trung học phổ thông hình thành xu hướng nghề nghiệp, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, do sự cản trở của dư luận xã hội... Do vậy họ rất cần được sự định hướng, sự tư vấn giúp đỡ thông qua giáo dục hướng nghiệp của nhà trường để có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp. Lựa chọn nghề nghiệp là một hiện tượng xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy rằng, hiện tượng này rất phức tạp và luôn thay đổi tuỳ thuộc vào những điều kiện xã hội, đặc biệt là những điều kiện kinh tế văn hoá và giáo dục. Do đó, ở hai thời điểm khác nhau thường không thấy sự giống nhau trong xu hướng chọn nghề. Có những nghề hiện không được thế hệ trẻ thích thú, nhưng chỉ sau một vài năm, có khi chúng lại ở vị trí hàng đầu trong sự lựa chọn nghề của học sinh. Ngay trong cùng một thời điểm, sự lựa chọn nghề ở địa phương này cũng không giống ở địa phương kia. Cần phải khẳng định rằng, không phải học sinh nào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 cũng chọn cho bản thân nghề mà mình yêu thích. Bởi vì việc lựa chọnnghề nghiệp của học sinh là một hiện tượng xã hội cho nên nó chịu sự tác động và chi phối đồng thời của nhiều yếu tố, các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: gia đình học sinh, bạn bè, công tác hướng nghiệp của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, sở thích và hứng thú của cá nhân...

* Yếu tố gia đình

Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh trong đó có cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong gia đình, cha mẹ là người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể biết được hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những người đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trongxã hội hơn các em. Vì vậy, các em có sự ảnh hưởng và tin tuởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trường (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của họcsinh sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trường hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội... nên hướng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt tiêu cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không tính đến hứng thú, năng lực sở trường của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các em sau này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 * Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

Về mặt lí luận, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông được thể hiện như là một hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệp một cách hợp lý. Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS phảilĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kĩ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm -sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đangđặt ra cho người lao động... Như vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm -sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình CNH -HĐH. Từ đó có thể khẳng định, GDHN và tư vấn hướng nghiệp học đường là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Là một trong các mặt giáo dục phát triển toàn diện cho HS, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn.

* Yếu tố bạn bè

Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi HS THPT. Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu và được các em rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này các em có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều thầm kín, riêng tư những dự định về nghề nghiệp, về tương lai. Trong mối quan hệ này các em có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình, được giúp đỡ bạn bè. So với tình bạn của lứa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 tuổi HS THCS thì tình bạn của HS THPT có nhiều sự khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc, vì vậy, mối quan hệ này thường khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em. Chính vì vậy bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT.

*. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội: Trong thời đại bùng nổ của thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nayđã tác động không nhỏ tới việc lựa chọn nghề nghiệp của HS. Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết đặc biệt là trong vấn đề tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng trong điều kiện giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường và gia đình đang có nhiều bất cập như hiện nay thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của nghề... giúp cho HS tự định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó các tổ chức khác như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các trung tâm tư vấn... có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS ở địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có nghề truyền thống. Các tổ chức xã hội này đóng vai trò là tư vấn, cung cấp cho các em thông tin về nghề, các yêu cầu của nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm... Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây (truyền hình, báo chí...) cũng đã có các chương trình về hướng nghiệp và tư vấn mùa thi tuy nhiên nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc giải đáp các thắc mắc của HS khi đi thi, làm bài thi... Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản cuốn sách hướng dẫn tuyển sinh khá chi tiết nhưng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu trường, mã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 trường, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trường... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về các trường, các ngành học, các đặc điểm, yêu cầu của ngành đó đối với người học, và nhiều thông tin cần thiết khác như hướng dẫn các em

Một phần của tài liệu giải pháp marketing để thu hút sinh viên cho trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)