Đánh giá chung kết quả hoạt động marketing thu hút sinh viên của tr ường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

Một phần của tài liệu giải pháp marketing để thu hút sinh viên cho trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 78)

- Trung cấp nghề

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá chung kết quả hoạt động marketing thu hút sinh viên của tr ường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc

4.3.1. Đim mnh

- Trường có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A

- Trường đào tạo đa nghề, thị trường đào tạo rộng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc bộ, có bề dày lịch sử, kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề

- Một số nghề đào tạo của Nhà trường đã có uy tín trên thị trường lao động như nghề Công nghệ ô tô, nghề điện công nghiệp, nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc, nghề kỹ thuật điêu khắc gỗ, nghề lâm sinh, nghề thú y.

- Trường đã nhận thức được sự cạnh tranh, bắt đầu quan tâm đến hoạt động marketing.

- Đạt được nhiều thành tích trong công tác đoàn thể như tham gia hội thi học sinh giỏi nghề cấp Bộ, hội thi tay nghề ASEAN, tham gia tình nguyện…góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh của trường

- Công tác đào tạo của trường trong những năm qua phát triển mạnh, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt, ngành nghề đào tạo mang tính truyền thống đặc thù, chất lượng học sinh ra trường được xã hội đánh giá cao, hầu hết học sinh ra trường đều có việc làm ngay, nhu cầu được học tập tại trường ngày càng nâng cao, có thương hiệu trong khu vực miền Bắc và cả nước.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo và CSVC của Nhà trường được đầu tư từ các dự án hợp tác Quốc tế đã nâng cao vị thế, thương hiệu và chất lượng đào tạo của Nhà trường, tạo ra động lực cho sự phát triển. Trên cơ sở đó, Nhà trường đã chủ động thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 hợp tác, liên kết với các trường trong khu vực để cường sự trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề

- Trường nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đang phát triển, có nhu cầu cao về nguồn nhân lực rất thuận lợi với việc tiếp cận thị trường lao động và thực tiễn sản xuất.

- Trường có cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy từng bước tiếp cận nền công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng được chương trình đào tạo. Đặc biệt là khâu thực hành nghề nghiệp của học sinh-sinh viên.

- Bước đầu nhà trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nhằm đón đầu xu thế đào tạo theo hình thức, mô hình đào tạo mới, phát triển đào tạo thích ứng gắn với sản xuất kinh doanh trong trường học.

4.3.2. Đim yếu

- Chưa có bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động marketing của nhà trường.

- Sự đầu tư đến công tác marketing chưa đúng mức. Công tác marketing chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, manh mún, không bài bản, chưa phù hợp.

- Chưa phân tích đầy đủ, chính xác môi trường marketing, chưa thể hiện tầm nhìn dài hạn của nhà trường.

- Công tác phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu chưa rõ ràng. - Thiết kế giải pháp marketing còn đơn điệu, chưa phù hợp với đặc thù của dịch vụ đào tạo nghề.

- Công tác tiếp thị, tiếp cận với các chủ sử dụng lao động, các khu công nghiệp, các địa phương, cộng đồng hiệu quả chưa cao. Việc huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp còn hạn chế. Dịch vụ đào tạo phát triển chưa cao, các hoạt động hỗ trợ cần thiết về đời sống tinh thần cho cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh sinh viên còn hạn chế.

- Nguồn lực tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

Các cấp ngành, nhân dân cả nước đang quan tâm nhiều đến giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Các trường dạy nghề trong cả nước đang tích cực đổi mới, đặc biệt đổi mới về chất. Nhà trường đã và đang nhận được sự chỉ đạo sâu sắc, toàn diện và hiệu quả từ Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Một số trường Cao đẳng của Thái Lan sẵn sàng hợp tác với trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc.

Nhu cầu đổi mới một cách cơ bản và toàn diện trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, trong bối cảnh tiến bộ vượt bậc về khoa học-công nghệ. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc bước đầu có một vị thế nhất định trong xã hội.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing để thu hút sinh viên cho trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc giai đoạn 2015 2020 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)