- Trung cấp nghề
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Môi trường marketing
4.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Nhà trường đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, phạm vi tuyển sinh của Nhà trường trọng điểm là các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ như Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu.
Mật độ dân số của vùng là 149 người/km2, đây là vùng có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn mức trung bình của cả nước và rất không đồng đều giữa các tỉnh. Tiềm năng đất đai của vùng rất lớn đặc biệt là đất đai cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào canh tác nông, lâm nghiệp, một số ít có khả năng tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Người lao động hầu hết thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rất hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt là sản xuât nông-lâm nghiệp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Chất lượng đào tạo chưa cao, lao động phần lớn được bồi dưỡng ngắn hạn, số lao động lành nghề trồng trọt, chăn nuối, thú y, lâm nghiệp…cho các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 xã trong vùng còn rất thiếu. Việc đào tạo nghề dài hạn và những ngành nghề yêu cầu kỹ thuật cao được thực hiện ở một số trường với quy mô hạn chế.
Bảng 4.3. Thống kê dân số, lao động và nhu cầu đào tạo nghề của vùng năm 2014 TT Tên tỉnh Dân số trung bình (người) Dân số trong độ tuổi lao động (người) Số lao động nông nghiệp (người) Nhu cầu đào tạo chuyển dịch nghề 1. Phú Thọ 1.373.000 783.600 684.100 136.300 2. Hà Giang 763.033 408.870 389.060 49.850 3. Tuyên Quang 767.165 456.319 363.914 77.574 4. Lào Cai 623.500 333.771 324.109 54.398 5. Yên bái 778.251 568.530 529.610 112.500 6. Điện Biên 495.444 302.220 292.000 14.285 7. Lai Châu 368.400 188.200 180.672 4.200 8. Bắc Giang 1.624.456 1.009.599 863.932 98.674 9. Lạng Sơn 745.000 521.872 432.587 67.359 Tổng cộng 7.538.249 4.572.981 3.696.070 615.140 Nguồn: Cục thống kê các tỉnh
Bảng 4.1 cho ta thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và nông thôn của vùng lớn, số lao động nông nghiệp nông thôn được đào tạo nghề rất thấp, nhu cầu đào tạo lớn nhất là nhu cầu đào tạo kỹ thuật cao về khu vực nông-lâm nghiệp và đào tạo cho chuyển dịch cơ cấu lao động
4.1.1.2. Môi trường vi mô
Lạng sơn có dân số cơ cấu trẻ, toàn tỉnh 489.627 người trong độ tuổi lao động (chiếm 65,8% tổng dân số). Nhìn chung nguồn nhân lực Lạng Sơn rất dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo trong năm 2012 là 22,5% tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 18,11%. Tuy nhiên lao động thực sự có trình độ khoa học kỹ thuật còn quá ít, chiếm tỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 lệ khoảng 9%, số lao động qua đào tạo nghề là 18%, đào tạo đại học và cao đẳng là 7%, còn lại chưa đào tạo
Sơđồ 4.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Hiện nay, Lạng Sơn có nhiều chương trình, dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, đòi hỏi lực lượng lao động rất lớn cả số lượng cũng như trình độ nghề nghiệp. Chỉ tính riêng việc triển khai xây dựng khu kinh tế Đồng Đăng sắp tới đã cần tới hơn 3 vạn lao động. Cụ thể trong năm 2013 nhu cầu đào tạo khoảng 35.000 lao động (trong đó 15.000 dài hạn, 20.000 ngắn hạn), các cơ sở đã đào tạo được 20.000 lao động (3.500 dài hạn, 16.500 ngắn hạn), còn lại 15.000 lao động có nhu cầu chưa được đào tạo. Trong đó nhu cầu đào tạo lao động bậc cao khoảng trên 50%.
Hàng năm, Lạng Sơn có khoảng từ 22.000-25.000 học sinh tốt nghiệp THPT, THBT. Số học sinh tốt nghiệp THPT đạt khá, giỏi chiếm tỷ lệ 45%, từ năm 2012 đến nay hàng năm con em Lạng Sơn trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ từ 5.000-6.000 em.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 đẳng, 01 trường trung học nghiệp vụ còn lại l các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Do cơ sở vật chất chưa đồng bộ, đội ngũ giáo viên còn thiếu, loại hình đào tạo chủ yếu ngắn hạn cho nên chưa giải quyết được nhu cầu đào tạo chất lượng cao phục vụ cho phát triển công nghiệp và nguyện vọng của người học nghề trong tỉnh. Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Lạng Sơn với cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hiện có đang là trường dẫn đầu trong toàn tỉnh trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Hiện nay có khá nhiều trường cao đẳng nói chung và cao đẳng nghề nói riêng được thành lập trên địa bàn khu vực Đông Bắc như trường Trung cấp nghề số 12, trường trung cấp nghề Việt Đức, trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ… đây chính là đối thủ cạnh tranh của trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc.