- Trung cấp nghề
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.1. Định hướng để đưa ra các giải pháp
4.4.1.1. Chiến lược phát triển đào tạo nghề của Việt Nam đến năm 2020
Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020:
Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.
Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Từ những quan điểm trên, mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020 là đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
- Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, tương đương 34,4 triệu người trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%. Giai đoạn 2016-2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
- Đến năm 2020 có khoảng 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.
- Đến năm 2020 có 77.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó cao đẳng nghề 28.000 người, trung cấp nghề 31.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 18.000 người.
- Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia, sử dụng 70 chương trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế, xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề và dưới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế, các trường chất lượng cao, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu được kiểm định chất lượng. Hình thành 3 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng và một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 - Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2016-2020 cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 6 triệu người.
4.4.1.2. Định hướng phát triển trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc đến năm 2020
Mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường được xác định cụ thể trong chiến lược phát triển trường: “Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; phấn đấu trở thành trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia và chuẩn bị các điều kiện để có thể tổ chức đào tạo nghề trình độ đại học các nghề trọng điểm vào giai đoạn 2016-2020; phát triển thương hiệu của Trường rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế”
Giai đoạn 2015-2020, mục tiêu của Nhà trường trở thành trường trọng điểm tại khu vực Đông Bắc có năng lực, chất lượng, hiệu quả đào tạo đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tối thiểu 04 nghề đào tạo trọng điểm đạt chuẩn khu vực và quốc tế; phát triển thương hiệu, uy tín về chất lượng đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN các lĩnh vực cơ điện, nông, lâm nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo sẽ gắn liền với việc đẩy mạnh công tác chuẩn hóa đội ngũ, xây dựng CSVC, chuẩn hóa giáo trình và khẳng định chất lượng đào tạo cấp quốc gia; liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trường đào tạo theo loại hình trường công lập, là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Có nhiệm vụ đào tạo đa ngành đa cấp trình độ từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề, đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ theo mục tiêu đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm và tạo được việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đào tạo người lao động có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và cạnh tranh.
Xây dựng và tổ chức đào tạo nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nghề đào tạo. Trường phấn đấu đào tạo 5-7 nghề trọng điểm quốc gia, 2-3 nghề đạt tiêu chuẩn IOS trong khu vực và Quốc tế.