Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương Quốc Arập

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 95 - 110)

5. Kết cấu luận văn

4.2 Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương Quốc Arập

Quốc Arập Xêut đến năm 2020

4.2.1 Cần có chiến lược xâm nhập thị trường Arập Xêut

Với tầm nhìn dài hạn và thống nhất trên cả ba lĩnh vực (thương mại, đầu tư và xuất khẩu lao động), Việt Nam cần xây dựng một chiến lược xâm nhập thị trường Arập Xêut. Hiện nay, sự thiếu vắng của một chiến lược thống nhất và dài hạn là một nguyên nhân quan trọng gây nên hầu hết những hạn chế cho mối quan hệ hợp tác kinh tế với Arập Xêut là do Việt Nam trong thời gian qua. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp và các tổ chức của Việt Nam không thể gắn kết và phối hợp nhịp nhàng trong việc xâm nhập thị trường Arập Xêut với mục đích dài hạn và thống nhất. Các bộ, cơ quan, ban, ngành liên quan dưới sự chỉ đạo

của nhà nước cần sớm xây dựng một chiến lược dài hạn, để từng bước đưa mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut phát triển theo xu hướng bền vững.

Bên cạnh đó, với một tầm nhìn dài hạn, chiến lược xâm nhập thị trường phải đảm bảo một số các mục tiêu quan trọng khác như: đảm bảo tính thống nhất quản lý của nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực liên quan; sẵn sàng đối phó với các rủi ro trong bối cảnh thế giới ngày càng nhiều biến; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lược để điều chỉnh chiến lược kịp thời và phù hợp với thực tế…

- Xây dựng chiến lược ngành hàng có khả năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, ngô, rau quả, hàng dệt may, giày dép, khăn mũ choàng đầu, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng, máy móc thiết bị vận tải... Các doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực một cách nghiêm túc để nghiên cứu kỹ nhu cầu, dung lượng thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm này.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa: Đây là một giá trị đặc biệt tạo nên chỗ đứng lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là đối với thị trường dựa chủ yếu theo niềm tin như Arập Xêut. Cần xây dựng và đăng ký sớm thương hiệu và các nội dung có liên quan khác với các cơ quan thẩm quyền ở Arập Xêut để tránh các khiếu nại sau này. Đối với thị trường có vị trí địa lý xa xôi như Arập Xêut, cần thiết lập các trang web quảng bá thương hiệu để tiết kiệm chi phí.

- Xây dựng chiến lược thu vốn FDI và ODA: Hiện nay, Arập Xêut đang là một thị trường đầy tiềm năng về vốn. Cần sớm xây dựng một chiến lược thu hút vốn đối với riêng thị trường Arập Xêut trong thời gian tới. Chiến lược này cần hoạch địch rõ ràng về việc tìm hiểu về văn hóa, thị hiếu, những vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Arập Xêut và nhà nước Arập Xêut... để tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng chiến lược thu hút vốn. Sau khi nắm bắt được đầy đủ những thông tin cụ thể về thị trường Arập Xêut, cần hình thành

chiến lược thống nhất với chiến lược chung. Đồng thời, phải bảo đảm đưa ra được những chính sách cụ thể nhằm thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ Arập Xêut.

- Xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động: Cần có một chiến lược dài hạn đối với công tác xuất nhập lao động cho thị trường Arập Xêut nói riêng, cũng như các thị trường khác của Việt Nam nói riêng. Chiến lược cần đảm bảo về quá trình đào tạo ngoại ngữ, kỷ luật cho lao động Việt Nam ; từng bước giảm thị phần của lao động phổ thông, gia tăng lao động có trình độ; bảo vệ người lao động Việt Nam tại Arập Xêut với những giải pháp cụ thể...

4.2.2 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác kinh tế với Vương quốc Arập Xêut

Hiện nay, vai trò quản lý của nhà nước Việt Nam trên một số phương diện của cả ba lĩnh vực (thương mại, đầu tư và xuất khẩu lao động) đang bộc lộ rất nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực thương mại, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa bị buông lỏng. Với lĩnh vực đầu tư, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Arập Xêut mới chỉ thực hiện một chiều, chưa đa dạng và một số dự án còn chưa được triển khai, do thiếu sự sát sao của công tác quản lý nhà nước. Còn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, quản lý chất lượng lao động Việt Nam cũng chưa được nhà nước quan tâm đúng mức. Vì vậy, để từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, nhà nước Việt Nam cần chú trọng hơn tới chất lượng và vai trò quản lý nhà nước trên cả ba lĩnh vực.

- Cần tăng cường công tác quản lý chất lượng lao động xuất khẩu. Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và chất lượng lao động xuất khẩu là một khâu vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia. Hiện nay, công tác này đang bị buông lỏng và tạo ra rất nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát mạnh mẽ lĩnh vực này. Một khi đã có chiến lược về quản lý chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu và lao động xuất khẩu, thì cơ chế quản lý của nhà nước đối với vấn đề này sẽ được hình thành. Các cơ chế

về đào tạo & nâng cao nhận thức, kiểm tra & kiểm soát, quy định & chế tài xử phạt... sẽ trở thành những công cụ đắc lực để nhà nước ngày càng nâng cao vài trò quản lý của minh trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Cần tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút ODA vào Việt Nam. Hiện nay, có hai nguyên nhân dẫn đến hoạt động triển khai dự án ODA bị cản trở có liên quan tới thủ tục: thủ tục thiếu đồng nhất trong nội bộ cá ban ngành Việt Nam và sự khác biệt trong quy trình xử lý thủ tục giữa Việt Nam và nhà đầu tư. Chính những nguyên nhân này đã cản trở hiệu quả đầu tư cũng như tiến độ giải ngân ở nhiều dự án ODA khác nhau trên cả nước, bao gồm cả những dự án ODA của Arập Xêut.

- Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêut, Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, Cục Quản lý lao động ngoài nước … cần có sự liên kết chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam tại Arập Xêut, trước nguy cơ bị bạo hành và bóc lột đang ngày càng gia tăng. Cục Quản lý lao động ngoài nước cần phải sát sao hơn nữa trong việc thu thập thông tin về lao động người Việt Nam bị ngược đãi tại Arập Xêut. Những thông tin này cần phải tổng hợp và chuyển đến Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêut và Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, để hai cơ quan này có thể đề đạt đến những cơ quan hữu quan Arập Xêut, nhằm kịp thời bảo vệ người lao động Việt Nam tại Arập Xêut.

4.2.3 Đẩy mạnh xúc tiến xây dựng và ký kết thỏa thuận Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) với Arập Xêut

Hiện nay, một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra hai hạn chế trong lĩnh vực thương mại (Việt Nam là nước nhập siêu từ Arập Xêut và hàng hóa Việt Nam chưa đạt được vị thế cao trên thị trường Arập Xêut) là do yếu tố giá thành hàng hóa. Giá thành hàng hóa cao đồng nghĩa với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang Arập Xêut sẽ bị hạn chế và hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Arập Xêut sẽ bị giảm tính cạnh tranh. Trong khi đó, thiếu MFN lại là một nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam tại Arập Xêut phải

chịu thuế cao, gián tiếp khiến giá thành hàng hóa bị đẩy lên. Việc ký kết MFN sẽ khiến cho các mặt hàng của Việt Nam có được mức thuế ưu đãi tương đương với các mặt hàng cùng chủng loại đến từ những nhà nhập khẩu khác của Arập Xêut. Điều này gián tiếp khiến cho vị thế hàng hóa của Việt Nam trên thị trường Arập Xêut được cải thiện, đồng thời giảm được tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại với Arập Xêut.

Nhà nước Việt Nam, với vai trò quyết định trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, cần có kế hoạch để xúc tiến ký kết MFN. Hai cơ quan, Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêut và Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, sẽ giữ vai trò thực hiện tiến trình đàm phán nhằm đi đến ký kết MFN giữa Việt Nam và Arập Xêut trong thời gian tới. Quá trình đàm phán cần làm rõ những lợi ích mà MFN đem lại cho hợp tác thương mại giữa hai nước trong tương lai. Nếu trong trường hợp quá trình đàm phán không gặp thuận lợi, thông qua các kênh ngoại giao, Việt Nam cần tìm kiếm sự ủng hộ từ bên thứ ba cho vấn đề đàm phán MFN. Bên thứ ba phải là những nước có mối quan hệ hữu hảo với cả Việt Nam, đã ký kết MFN với Việt Nam và có ảnh hưởng nhất định đối với Arập Xêut. Những đối tác có đủ triển vọng trở thành bên thứ ba có thể kể đến như: Ai Cập, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Bahrain, Jordan, Qatar.

4.2.4 Hoàn thiện hơn nữa hệ thống vận chuyển, kho bãi, công nghệ bảo quản, thủ tục xuất nhập hàng hóa sang Arập Xêut

Để giảm thiểu những hạn chế về khoảng cách địa lý giữa hai nước và đảm bảo chất lượng hàng hóa, đặc biệt là hàng nông thủy sản, nhà nước cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa hệ thống vận chuyển, kho bãi, thủ tục xuất hàng hóa từ Việt Nam sang Arập Xêut. Hiện nay, quá trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Arập Xêut vốn dĩ đã mất nhiều thời gian do khoảng cách địa lý xa xôi, còn bị kéo dài do thủ tục xuất khẩu còn khá phức tạp. Bên cạnh đó, kho tàng đảm bảo cho quá trình lưu trữ hàng hóa trong quá trình vận chuyển ở nhiều nơi còn chưa đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Công nghệ bảo quản hàng xuất khẩu

của Việt Nam, đặc biệt là nông thủy sản, vốn đã lạc hậu, lại càng phải chịu thêm những thách thức từ thời gian và thời tiết trong suốt quá trình vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng Arập Xêut.

- Bộ giao thông vận tải cần hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải và hệ thống kho tàng tại các bến và cảng. Trong đó, cần đặc biệt tập trung nguồn lực vào những tuyến giao thông , bến và cảng xuất khẩu trọng yếu. Từ đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam nói chung, cũng như hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Arập Xêut nói riêng.

- Tổng cục Hải quan cần tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và rút ngắn thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

- Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung đầu tư nghiên cứu hoặc tìm mua các công nghệ bảo quản tiên tiến của thế giới. Từng bước triển khai và nhân rộng các công nghệ bảo quản hiện đại tại Việt Nam. Góp phần tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng.

Đây là một giải pháp cụ thể nhằm từng bước giảm thiểu và khắc phục hạn chế về chất lượng hàng hóa chưa được đảm bảo và thiếu ổn định. Chất lượng hàng hóa được đảm bảo và ổn định sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để từng bước nâng tầm vị thế hàng hóa Việt Nam tại thị trường Arập Xêut và giảm thiểu tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.

4.2.5 Nâng cao trình độ ngoại ngữ và sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của Arập Xêut cho các doanh nghiệp XNK và người lao động

Hiện nay, khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đang là một rào cản rất lớn đối với doanh nghiệp XNK cũng như người lao động Việt Nam tại thị trường Arập Xêut. Nhà nước cần có những quan tâm cụ thể hơn nữa với hai nhóm đối tượng này, trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và sự hiểu biết văn hóa, phong tục tập quá của Arập Xêut. Từ đó, từng bước giảm thiểu những hạn chế từ sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nước và từng bước đưa mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đi vào phát triển lâu dài và bền vững.

Thông qua ngoại ngữ, sự hiểu biết về văn hóa và phong tục tập quán của Arập Xêut, các doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành/hàng xuất khẩu cho phù hợp. Thực tế cho thấy thị trường Arập Xêut có tiềm năng lớn với nhu cầu đa dạng về nhiều loại mặt hàng mà Việt Nam có thể đáp ứng. Tuy nhiên, do phía Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức nên hàng xuất khẩu sang Arập Xêut vẫn đơn điệu, chưa đáp ứng được kỳ vọng của phía bạn nên có mặt hàng bị mất chỗ đứng (như gạo), hoặc có mặt hàng gặp rắc rối từ phía bạn (như Thủy sản), hoặc có mặt hàng kim ngạch xuất khẩu nhỏ lẻ và chưa ổn định (như cà phê, hạt điều, dệt may).

Còn đối với người lao động, ngoại ngữ và sự hiểu biết về văn hóa và phong tục tập quán của Arập Xêut, có thể giúp cho họ lao động hiệu quả hơn và giảm thiểu được khả năng bị bóc lột lao động tại Arập Xêut.

Để thực hiện giải pháp này:

- Cần phải tìm hiểu rất rõ về hệ thống luật pháp phức tạp của Arập Xêut. Điểm đặc biệt cần chú ý là luật pháp Arập Xêut mang tính chất chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn và thay đổi liên tục. Hệ thống các văn bản luật chưa hoàn thiện và còn thiếu rất nhiều luật để có thể tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, Luật đầu tư của Arập Xêut được dánh giá là rất cởi mở, nhưng cũng rất phức tạp. Luật đầu tư hiện nay chủ yếu được dựa theo Luật số 8 năm 1997. Tuy nhiên, nhiều điều khoản vẫn chiểu theo những luật đầu tư cũ (xem bảng 2.4), đồng thời phải tuân theo hàng loạt các điều luật, quy định khác ngoài Luật đầu tư, ví dụ như Luật thuế thu nhập số 91 năm 2005 đang được áp dụng tại Arập Xêut hiện nay đã phủ nhận hiệu lực của một số điều khoản 16, 17, 18, 19, 21, 23, 24, 25, 26 trong Luật đầu tư năm 1997. Như vậy, nếu không nghiên cứu kỹ hệ thống luật pháp Arập Xêut, thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể làm ăn lâu dài và hiệu quả tại đất nước này.

- Cần phải làm quen với đặc điểm văn hóa địa phương, gần gũi với đối tác và phải luôn linh hoạt, chủđộng ứng phó tình huống. Các doanh nghiệp cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu để tìm hiểu rõ nền

văn hóa bản địa Arập Xêut, đặc biệt là văn hóa Hồi giáo, sở thích và những cấm kỵ của người Hồi giáo. Cách thức giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh của người Arập Xêut rất khác với thông lệ của Việt Nam với đặc điểm là dài dòng, không trực tiếp đi ngay vào vấn đề. Điều này khiến cho đối tác kinh doanh phải có cách tiếp cận phù hợp để tạo không khí gần gũi, cởi mở khi đàm phán. Tác phong đàm phán của người Arập Xêut mang đặc trưng của văn hóa Arập Hồi giáo. Quá trình trao đổi đàm phán thường diễn ra một cách chậm chạp để hai phía có thể cân nhắc từng tình tiết, đánh gia thông tin và điều chỉnh quyền lợi liên quan một cách phù hợp. Các quyết định một khi đã được đưa ra thì đều là các quyết định đã được cân nhắc kỹ càng và chắc chắn. Các thủ tục rườm rà

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 95 - 110)