Các nhân tố ảnh hướng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam vớ

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam vớ

Nam với Vương quốc Arập Xêut

1.2.4.1 Môi trường kinh tế thế giới

Ngày nay, quá trình hội nhập đã trở nên sâu rộng và phổ biến trên toàn cầu. Sự liên kết của các nền kinh tế trở nên sâu sắc và có ảnh hưởng lẫn nhau ngày càng mạnh hơn. Chính vì vậy, sự tăng giảm của nền kinh tế thế giới, cụ thể là ở những nước lớn như Mỹ, Nhật, EU luôn tạo ra những tác động không nhỏ dến hoạt động kinh tế của các nước còn lại. Có thể ví dụ gần nhất là cuộc

Đại suy thoái toàn cầu 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ sự bùng nổ bong bóng bất động sản dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Sau đó, cuộc khủng hoảng dần lan sang EU và Nhật Bản. Và cuối cùng là mở rộng trên quy mô toàn cầu.

Do Mỹ, EU và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của các nước đang phát triển nên khi các quốc gia này gặp vấn đề thì sẽ xảy ra một phản ứng Domino cho các quốc gia còn lại (bao gồm cả mối quan hệ hợp kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut). Năm 2009, tổng kim ngạch XNK giữa hai nước 806,2 triệu USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2010, đà tăng trưởng trong tổng kim ngạch XNK giữa hai nước đã đột ngột đảo chiều, giảm 66,2 triệu USD, còn 744 triệu USD.

1.2.4.2 Vị trí địa lý và điều kiện địa hình

Về địa lý, vị trí địa lý của một quốc gia là một nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó. Các mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế quốc tế. Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Ví dụ như thị trường Trung Quốc, do gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý nên hiện đây vẫn là thị trường XNK chính của Việt Nam. Còn trong trường hợp Việt Nam và Arập Xêut, khoảng cách địa lý cũng là một trở ngại khá đáng kể giữa hai nước. Giá cả hàng hóa xuát nhập khẩu của hai nước chắc chắn phải chịu thêm chi phí vận chuyển khá dài. Bên cạnh đó, nếu vận chuyển bằng đường biển, hoạt động kinh tế giữa hai nước còn phải đối mặt với rủi ro từ hoạt động cướp biển ở eo biển Malacca, vịnh Aden (nếu hàng hóa từ Việt Nam chạy thẳng đến bờ tây của Arập Xêut hoặc ngược lại)…

Bên cạnh đó, yếu tố địa hình như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nước cũng góp phần dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xã hội, giữa các nước cũng như giữa các vùng trong một nước. Ví dụ, địa hình Việt Nam chủ yếu là đồng bằng, vùng núi và cao nguyên nên việc phát triển nông nghiệp ở nước ta khá thuận lợi. Trong khi, Arập Xêut diện tích chủ yếu được

bao phủ bởi sa mạc, ốc đảo và núi. Diện tích đất sử dụng được cho nông nghiệp chiếm chưa tới 2% thì phát triển nông nghiệp sẽ rất khó khăn. Chính yếu tố này giải thích vì sao sản phẩm nông nghiệp và trợ giúp về phát triển nông nghiệp sẽ là một trong những hướng hợp tác của cả hai nước trong thời gian tới.

1.2.4.3 Môi trường văn hóa và con người

Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý khi thiết lập quạn hệ hợp tác và hoạt động kinh tế với một quốc gia khác. Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính, thị hiếu tiêu dùng ... ở nhiều nơi trên thế giới.

Riêng nói về thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Điển hình như văn hóa Hồi giáo của Arập Xêut được cả thế giới biết đến là một nền văn hóa khá khắt khe và cực đoan trong nhiều vấn đề. Chính vì vậy nó hình thành nên những quy định và tập quán tiêu dùng cho người dân nơi đây. Ví dụ, những quy định nghiêm ngặt cấm đoán về rượu, bia, thịt lợn,… hay những quy định về ăn mặc đối với mỗi công dân nữ...

Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.

Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm... Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Và điều này càng cần phải chú trọng hơn đối với một đất nước mang nặng màu sắc tôn giáo như Arập Xêut.

1.2.4.4 Sự hình thành các liên minh kinh tế

Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh, buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm tỷ lệ mậu dịch với các nước không thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia thành viên trong khối thường tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thỏa ước để từng bước nới lỏng hàng rào vô hình tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển.

Arập Xêut hiện đang là thành viên của các tổ chức hợp tác kinh tế như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); Liên đoàn các nước Hồi giáo (OIC); Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC); … và đặc biệt là WTO, tổ chức mà hiện Việt Nam cũng đã là thành viên từ năm 2007. Nắm bắt được những hạn chế trong cách tiếp cận đa phương trong vấn đề hợp tác kinh tế, Việt Nam và Arập Xêut đã chủ động thiết lập một mối quan hệ song phương từ năm 2006 thông qua Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật.

1.2.4.5 Chính sách và luật pháp của mỗi nước

Một môi trường quan trọng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế chính là luật pháp. Môi trường luật pháp có khả năng tác động đến hoạt động kinh tế quốc tế gồm 3 nhóm:

Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nước mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước, nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành.

Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập quán thương mại.

Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:

- Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...), bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.

- Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn.

- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.

- Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế, lợi nhuận...

Về cơ bản, mối quan hệ của luật pháp với hoạt động kinh tế quốc tế luôn tồn tại 2 dạng tác động: tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, luật pháp tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế quốc tế được phát triển một cách lành mạnh. Về mặt tiêu cực, thì trong nhiều trường hợp, luật pháp lại là sự hạn chế hoạt động giao thương ở một số ngành nghề nhất định. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, hệ thống luật pháp không theo kịp sự phát triển của hoạt động kinh tế quốc tế. Điều này dẫn đến một số hệ lụy như: ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư và thương mại; mất niềm tin của các đối tác vào thị trường…

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trên con đường Hội nhập quốc tế và một trong số đó không thể không nhắc đến đấy là việc xây dựng một hệ thống luật pháp hoàn thiện. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế trong khuôn khổ luật pháp (đặc biệt là trong khu vực hành pháp, chủ yếu về thủ tục giấy tờ), nhưng không thể không thừa nhận những nỗ lực đổi mới của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn cần được tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa để tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh tốt. Từ đó, tăng khả năng hội nhập và tạo động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

1.2.4.6 Vai trò của Nhà nước

Về cơ bản, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế là một nhân tố cấu thành trong nền kinh tế thị trường hiện đại của mỗi quốc gia. Trong khi đó, vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến nay đã được khẳng định rất rõ ràng trong lý thuyết “bàn tay hữu hình” của Keynes cũng như thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, vai trò quyết định của nhà nước là không thể phủ nhận. Một nhà nước có tầm nhìn, có quyết tâm năm bắt thời cuộc (hoặc ngược lại) sẽ dễ thúc đẩy (hay ngăn chặn) mối quan hệ giữa hai nước. Ví dụ, nếu nhà nước quan tâm đến chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa thì thị phần sẽ mở rộng; Ngược lại, nếu nhà nước ngăn chặn hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì thị phần hàng hóa sẽ bị co hẹp và triệt tiêu… Nói chính xác hơn, sự tồn tại các mối quan hệ kinh tế của một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò quyết định của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có những trường hợp đặc biệt, nhất là đối với những loại hàng hóa đem lại lợi nhuận kinh tế cao, bất chấp sự quản lý chặt chẽ và cấm đoán của nhà nước, hoạt động thương mại vẫn được tiến hành. Những hoạt động này được gọi là hoạt động buôn lậu, buôn bán trốn thuế hay buôn bán hàng quốc cấm.

Thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý như: chiến lược, chính sách, pháp luật, tài chính, công an, quân đội, tòa án, doanh nghiệp nhà nước, thuế…, nhà nước có vai trò quản lý nhất định trong phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế của một quốc gia. Cũng giống như đối với các lĩnh vực quản lý khác, công tác quản lý Nhà nước đối với quan hệ hợp tác kinh tế chủ yếu gồm những bước cơ bản như: hoạch định chiến lược, chính sách; triển khai chiến lược, chính sách; kiểm tra và giám sát việc thực hiện; điều chỉnh chính sách và phương thức triển khai. Việc thông qua các công cụ quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước, sẽ góp phần ảnh hướng quyết định đến sự thành công của các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Những điều trên lý giải tại sao mối quan hệ giữa Việt Nam và Arập Xêut, mối quan hệ này chính thức bắt đầu vào năm 1999, nhưng phải đến thời điểm 2006 và 2010, mối quan hệ này mới nhận được sự quan tâm từ chính phủ hai phía. Và cũng chỉ từ đó, hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước mới đạt được những bước phát triển mạnh mẽ và có bước đột phá vào những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận

2.1.1 Phương pháp luận

Phương pháp duy vật biện chứng: Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.

Khi xem xét mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut, thông qua phương pháp duy vật biện chứng, luận văn chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề hợp tác kinh tế Việt Nam và Arập Xêut với những nhân tố bên ngoài có khả năng tác động đến vấn đề này. Cụ thể như ở mục 1.2.4, luận văn đã chỉ ra những nhân tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut. Hay ở mục 4.1, luận văn cũng đã làm sáng tỏ được sự phát triển của mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đồng thời khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể. Mặt khác, theo cách tiếp cận này nghiên cứu sẽ nhìn nhận quan hệ theo logic phát triển. Trong việc nghiên cứu Arập Xêut và mối quan hệ Việt Nam – Arập Xêut, giai đoạn kể từ năm 2010 đến nay sẽ được chú trọng nghiên cứu. Tuy nhiên, để hàm lượng phân tích sâu và mang tính chất khoa học, các giai đoạn lịch sử trước năm 2010 cũng sẽ được nghiên cứu đối chiếu khi cần thiết.

- Tiếp cận hệ thống: Xem xét, đánh giá mối quan hệ Việt Nam – Arập Xêut cần phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra được những đánh giá toàn diện nhất.

- Tiếp cận liên ngành: Xem xét, nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung hiện nay, cụ thể nghiên cứu mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau và bằng sự phối hợp của nhiều ngành khoa học

xã hội nhân văn như khoa học lịch sử, kinh tế, xã hội học, chính trị học, kinh tế quốc tế … và đặc biệt là quản lý kinh tế.

- Tiếp cận các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp từ các đối tác của Viện NC Châu Phi và Trung Đông tại Arập Xêut và từ các tổ chức quốc tế như WB, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên đoàn Arập, Đại sứ quán Arập Xêut tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêut, các chuyên đề nghiên cứu của các chuyên gia Arập Xêut và chuyên gia các nước khác, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu quan của Arập Xêut và Việt Nam trên tất cả các khía cạnh liên quan đến quan hệ Việt Nam – Arập Xêut.

2.2 Phương pháp cụ thể

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố liên quan tới Arập Xêut, nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành về Châu Phi và Trung Đông, nguồn tư liệu sẵn có trong

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)