Cơ sở của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương Quốc Arập

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 27 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2Cơ sở của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương Quốc Arập

Quốc Arập Xêut

1.2.2.1 Cơ sở lý luận

Đã có rất nhiều nghiên cứu lý luận về tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Nổi bật trong số các công trình đó là: lý thuyết trọng thương, lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết lợi nhuận cận biên.

Theo lý thuyết của trường phái trọng thương, một quốc gia muốn gia tăng khối lượng tiền tệ thì con đường chủ yếu là phải phát triển ngoại thương và trong hoạt động ngoại thương thì phải thực hiện chính sách xuất siêu. Để làm được như vậy, thì vai trò của Nhà nước trong việc điều khiển kinh tế là hết sức cần thiết. Học thuyết này chỉ rõ, việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi ích chung của 2 phía mà chỉ có lợi ích của quốc gia mình. Họ cho rằng mậu dịch quốc tế là 1 trò chơi có tổng bằng 0 (VAPEC, 1994, trang 38-39).

Dựa trên quan niệm về bàn tay vô hình (The invisible hand), lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tư doanh. Vì vậy, Chính phủ không cần can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế. Lý thuyết này lấy căn cứ cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có chi phí lao động mà thôi). Chẳng hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm A nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B. Trong khi đó quốc gia II có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế về sản phẩm A. Khi đó, cả 2 quốc gia đều có lợi nếu quốc gia I chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm

A, quốc gia II chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm B và trao đổi cho nhau. (Triết, 2011, trang 9-10)

Nếu Adam Smith đề cập lợi thế so sánh tuyệt đối, thì David Ricardo lại đưa ra lý thuyết so sánh tương đối. Paul (1996, trang 35-36) viết về lý thuyết này như sau: “Ngay cả 1 quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả 2 sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với 1 quốc gia khác được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả 2 sản phẩm). Quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất cao hơn (lợi thế so sánh) và nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất thấp hơn (không có lợi thế so sánh).”

Có hai mô hình của lý thuyết này: mô hình hai quốc gia, hai sản phẩm và mô hình nhiều quốc gia, nhiều sản phẩm. Do sự hạn chế trong tìm kiếm số liệu đối với mô hình hai quốc gia, hai sản phẩm, nên luận văn sẽ sử dụng công thức của mô hình nhiều quốc gia, nhiều sản phẩm để sử dụng.

Mac. Dougall đưa ra lý thuyết về lợi nhuận cận biên, ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư.

Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1950 dường như phù hợp với lý thuyết. Nhưng sau đó, tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ suất đầu tư của Mỹ ở nước ngoài giảm đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra; không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI. Do đó, lý thuyết lợi ích cận biên được xem là một khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu FDI (Thu, 2012, trang 15).

1.2.2.2 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, lợi thế về vị trí địa kinh tế của Việt Nam và Vương quốc Arập Xêut

Về phía Arập Xêut, là nước có diện tích lớn nhất Trung Đông, chiếm 4/5 diện tích toàn khu vực. Phía Tây tiếp giáp với biển Đỏ (tuyến hàng hải Á – Âu – Bắc Phi quan trọng), phía Đông là vịnh Arập. Phía Nam tiếp giáp với đất nước Yemen. Phía Bắc là đường biên giới chung với Kuwait, Iraq và Jordan. Nhờ nằm ở vị trí trung tâm của Bán đảo Arập, lại có hai mặt tiếp giáp với biển, nên đây là vị trí địa chính trị, địa - kinh tế rất quan trọng giúp Arập Xêut kết nối các luồng giao thương, dịch chuyển thương mại, đầu tư của cả một khu vực rộng lớn Á – Âu – Phi. Vị trí đắc địa của Arập Xêut trong khu vực khiến quốc gia này không chỉ có lợi thế trên khía cạnh kinh tế và cả trên khía cạnh chính trị. Và đây là một trong những lợi thế để Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Arập Xêut trên nhiều lĩnh vực.

Trên khía cạnh kinh tế, Arập Xêut được đánh giá là nước có thị trường khá đông dân, có nền ngoại thương lớn nhất khu vực Trung Đông. Đất nước này

luôn có chính sách đối ngoại tích cực, là đối tác quan trọng của EU, Mỹ, các nước Arập, các nước châu Phi trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, viện trợ. Xét về mặt lịch sử, Arập Xêut đã tạo dựng được ảnh hưởng đáng kể trong khu vực, trong thế giới Hồi giáo cũng như ở mặt bằng quốc tế nói chung. Trên khía cạnh chính trị Hồi giáo, Arập Xêut được coi là quốc gia có vai trò lớn nhất trong các quốc gia Hồi giáo theo dòng Sunni. Cho đến nay, Arập Xêut là nước có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh của thế giới Arập, luôn có tiếng nói trọng yếu trên các diễn đàn đa phương về các vấn đề của thế giới Arập – Hồi giáo. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đều có những chiến lược nhất định trong thúc đẩy quan hệ với Arập Xêut nhằm khai thác những lợi thế địa chính trị - kinh tế của đất nước này, xây dựng ảnh hưởng ở Arập Xêut nói riêng và rộng hơn là trên toàn khu vực châu Phi – Trung Đông.

Về phía Việt Nam, Việt Nam hiện có các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và qui mô dân số. Với vị trí trung tâm châu Á và bờ biển dài, Việt Nam có tiềm năng phát triển du dịch biển, nông nghiệp và kinh tế biển. Nhưng cho đến nay, việc khai thác các lợi thế này chỉ đạt hiệu quả thấp, nhất là các dịch vụ hải cảng. Việt Nam cũng chưa khai thác tương xứng với tiềm năng của lợi thế vị trí địa lý để trở thành trung tâm Đông Dương và cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông – một vị trí địa lý chiến lược trong khu vực. Việt Nam đang nằm cạnh những trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực và thế giới như Trung Quốc, ASEAN, NIEs, Nhật Bản..., trong đó biển Đông là khu vực quan trọng cho cả nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Biển Đông của Việt Nam được nhìn nhận như đường hàng hải quan trọng, là nơi lưu thông trên một nửa trọng tải tàu hàng hóa của thế giới. Tuyến đường đi qua Biển Đông cung cấp hơn 80% dầu thô cho Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Ngoài ra đối với Nhật Bản 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu là qua Biển Đông. Đối với Trung Quốc, 29/39 tuyến đường hàng hải chủ yếu của Trung Quốc đi qua Biển Đông với 60% khối lượng hàng

hóa XNK và 70% dầu mỏ nhập khẩu. Hàng năm hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới qua vùng biển này. Như vậy, có thể nói rằng Biển Đông là một trong các trung tâm hàng hải quan trọng nhất của thế giới và gắn với nền kinh tế không những của các nước Đông Nam Á, mà cả Đông Bắc Á, Nam Á, châu Âu, Úc, và Châu Mỹ. Với vị trí chiến lược này, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng đầu tư nước ngoài trên thế giới, là đầu mối giao thương trong khu vực. Thúc đẩy hợp tác với Việt Nam sẽ giúp Arập Xêut có thêm điều kiện để mở rộng ảnh hưởng cũng như hợp tác phát triển kinh tế - thương mại với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ hai, lợi thế so sánh của mỗi quốc gia

Tiềm năng và lợi thế hợp tác kinh tế của hai quốc gia chủ yếu được dựa trên lợi thế so sánh của mỗi nước. Lợi thế so sánh (được tính bằng RCA), cho thấy nếu RCA của 1 nước lớn hơn 1, hàng hóa xuất khẩu của nước đó được coi là có lợi thế so sánh so với thế giới. Lợi thế so sánh được dựa vào các nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên và vốn. Tuy nhiên, lý thuyết thương mại quốc tế cho thấy một nước không thể cạnh tranh mãi trên thị trường thế giới dựa vào nguồn lao động rẻ, tài nguyên phong phú, mà phải từng bước đi lên các bậc thang chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa ngày càng có chất lượng cao hơn, đó là lợi thế cạnh tranh.

Xét về lợi thế so sánh, theo tư liệu Revealed comparative advantage data, của World Bank (WB), có thể khẳng định RCA của Việt Nam và Arập Xêut có sự khác biệt cơ bản về ngành hàng. Thế mạnh của Việt Nam (RCA >1) trong một số ngành hàng (động vật và các sản phẩm từ động vật; rau xanh; da sống, da bì, da thuộc, lông thú; dệt may; giày dép; máy móc, điện tử ) đều là những mặt hàng mà Arập Xêut không có thế mạnh (RCA <1). Ngược lại, những mặt hàng mà Arập Xêut có RCA > 1 (nhiên liệu; chất dẻo và cao su) thì với Việt Nam lại là những mặt hàng có RCA < 1. Chính vì vậy, về cơ bản, hai nước hoàn toàn có điều kiện để triển khai hợp tác thương mại quốc tế căn cứ theo lợi thế so sánh của mỗi nước.

Đánh giá chung của OECD năm 2014 cho thấy, Arập Xêut có RCA trung bình cho tất cả các loại hàng hóa là 0,44, trong khi Việt Nam là 0,57. Vào năm 2009, Arập Xêut có khoảng 25 chủng loại hàng hóa có RCA > 1, chiếm khoảng 71,4% hàng hóa xuất khẩu của đất nước này. Tương tự, Việt Nam có khoảng 45 chủng loại hàng hóa có RCA>1, chiếm 75,12% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với Arập Xêut, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa là rất lớn và ngày càng gia tăng về thiết bị kỹ thuật, hóa chất, phương tiện cơ giới, dệt may, hàng tiêu dùng, lương thực và thực phẩm. Đặc biệt, Arập Xêut là một trong những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu hàng thực phẩm, nông sản lớn nhất trên thế giới,trong khi đây lại là thế mạnh của Việt Nam. Như vậy, lợi thế so sánh của nước này là sự bất lợi của nước kia và ngược lại. Sự khác biệt về RCA cho thấy hai nước hoàn toàn có những cơ hội thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư.

Theo UN Comtrade & UN Service Trade 2015, Arập Xêut có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các nhóm ngành hàng máy móc thiết bị vận tải (chiếm 43,2% kim ngạch nhập khẩu năm 2015 của Arập Xêut), hàng hóa chế tạo phân loại theo nguyên liệu thiết kế (19,5%), lương thực, thực phẩm, rau quả (12,8%), hàng hóa chế tạo hỗn hợp (8,2%). Đây là nhóm hàng hóa Việt Nam đang có lợi thế nhất định trên thị trường thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Arập Xêut luôn lớn hơn rất nhiều so với xuất khẩu hàng hóa của đất nước này, được giải thích bởi lý do Arập Xêut chủ yếu phát triển các ngành khai thác dầu mỏ và các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP và đang có xu hướng suy giảm tỷ trọng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù Arập Xêut đang cố gắng đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng điều kiện khí hậu, đất đai và an ninh nguồn nước sinh hoạt không cho phép đất nước này mở rộng phát triển nông nghiệp, vì vậy đất nước này đã phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ bên ngoài. Nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp đang đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam, một nước có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp.

Cũng trong cơ cấu nhập khẩu của Arập Xêut, hàng hóa thiết bị vận tải, công nghiệp chế tạo tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nhóm hàng Việt Nam đang có khả năng phát triển xuất khẩu, đặc biệt là hàng may mặc, giày dép, mũ và khăn choàng đầu, đồ gỗ, vi tính và linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng, máy móc thiết bị vận tải... Mặc dù không có những lợi thế so sánh về nông nghiệp và hàng chế tạo, sản phẩm xây dựng, nhưng Arập Xêut đang có những lợi thế trong lĩnh vực dầu mỏ. Trong bảng xếp hạng về khai thác dầu mỏ, Arập Xêut luôn đứng top đầu của thế giới, trong khi Việt Nam có thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng. Đây là những lợi thế riêng có của Arập Xêut, tạo điều kiện cho Việt Nam có thể mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với đất nước này.

Thứ ba, lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia

Xét về lợi thế cạnh tranh, sau khi biến động Mùa xuân Arập nổ ra trên toàn khu vực Bắc Phi - Trung Đông, Arập Xêut vẫn đươc xếp hạng cao trong khu vực về mức độ ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, có quy mô thị trường lớn, có nhiều cơ hội thuận lợi cho kinh doanh, cơ sở hạ tầng sẵn có và chất lượng tương đối. Arập Xêut là nơi có thu nhập đầu người thuộc nhóm nước thu nhập cao, có sức mua lớn, có nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nước ngoài bởi nền kinh tế không mang tính chất đa dạng, đã tạo dựng được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Những điểm mạnhcó thể kể đến của nền kinh tế Arập Xêut hiện nay là:

- Quy mô thị trường Arập Xêut tương đối lớn. Theo WB, so với Việt Nam, quy

mô dân số của Arập Xêut chỉ bằng 1/3 (Arập Xêut có khoảng 28,83 triệu người). Nhưng nhờ sở hữu một trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới và khả năng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới nên Arập Xêut có một nguồn thu rất lớn từ xuất khẩu dầu mỏ. Theo EIA, năm 2014 vừa qua, trữ lượng dầu mỏ mà Arập Xêut sở hữu là khoảng 268,35 tỷ thùng. Sản lượng sản xuất dầu mỏ luôn giữa quanh mốc 9,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu mỏ xuất khẩu cũng ở quanh mốc 7,3 triệu

thùng/ngày. Điều này dẫn tới GDP và GDP bình quân đầu người của Arập Xêut khá cao. GDP năm 2013 của Arập Xêut là 748,4 tỷ USD, gấp 4,3 lần Việt Nam. GDP bình quân đầu người của Arập Xêut khoảng 25.961,81 USD/người/năm (2013), gấp 13 lần Việt Nam.

- Cơ sở hạ tầng Arập Xêut được đánh giá cao về độ sẵn có và chất lượng. Do

có một thu nhập khổng lồ từ nguồn dầu mỏ nên việc đầu tư cho hạ tầng của Arập Xêut gần như không phải chịu áp lực về vốn. Trong các khu vực hạ tầng thì hạ tầng dầu mỏ được coi trọng và đầu tư hơn cả (ông dẫn dầu, kho tàng dầu khi, khu vực chế biến các sản phẩm từ dầu…). Hạ tầng ngành dầu mỏ của Arập Xêut luôn đảm bảo khả năng sản xuất được trên 10 triệu thùng dầu/ngày. Về ngành điện, Arập Xêut có 53.000 dặm đường dây truyền tải và phân phối điện, đủ sức cung cấp điện cho cả nước. Về nước, do là một vùng đất khan hiếm nước ngọt, nên hạ tầng cung cấp nước cũng được nhà nước quan tâm và đầu tư mạnh với 200 đập thủy điện và 27 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Về vận tải, hiện Arập Xêut có hơn 100.000 dặm đường nhựa, 24 sân bay, 220 bến tàu và 12.000 tàu thủy. Về hạ tầng xây dựng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 27 - 36)