Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 90 - 95)

5. Kết cấu luận văn

4.1.2. Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm

là vấn đề biển Đông. Nhiều đánh giá, phân tích của quốc tế đều đã cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề “Palestine của châu Á”, làm gia tăng xung đột, gây chia rẽ các nước và gây bất ổn trong toàn khu vực. Mâu thuẫn, tranh chấp ở Biển Đông đang có xu hướng quốc tế hóa, kéo theo sự can dự của nhiều bên liên quan như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, v.v… và khiến cho khu vực Đông Á trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Nếu sự bất ổn này duy trì ở những giới hạn cho phép thì những nước như Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ sự quan tâm của các nước lớn trên thế giới. Ngược lại, nếu tình hình bất ổn tiếp tục gia tăng thì cơ hội sẽ trở thành thách thức, lợi ích sẽ trở thành thiệt hại đối với các nhà đầu tư quốc tế. Vì vậy, nếu muốn duy trì những lợi ích kinh tế lâu dài, chính phủ Việt Nam cần phải có những đối sách hợp lý để ổn định và đối phó với tình hình bất ổn trong khu vực.

4.1.2. Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với Vương quốc Arập Xêut đến năm 2020 đến năm 2020

4.1.2.1. Dự báo triển vọng phát triển của Arập Xêut đến năm 2020

Mặc dù, Arập Xêut đang phải đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng giá dầu bắt đầu từ cuối năm 2014 và kéo dài sang năm 2015 (đã có những thời điểm, giá dầu chạm đáy ở mức dưới 40 USD/thùng). Song nếu xét trên khía cạnh lịch sử, sự thần kỳ kinh tế cũng có thể xảy ra, đặc biệt đúng trong trường

hợp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II hay Đông Á những thập niên 1960 – 1970 thì tương lai phát triển của Arập Xêut có thể dự đoán thông qua một số khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, chính sách phát triển kinh tế Arập Xêut sẽ có nhiều thay đổi tích cực. Có thể dự báo về ba nội dung cơ bản của cuộc cải cách kinh tế chính mà Arập tại Xêut trong thời gian tới: (1) Tăng cường mở cửa kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Arập Xêut (Năm 2015 vừa qua, Arập Xêut đã mở cửa thị chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chắc chắn sẽ là một khởi đầu cho một công cuộc cải cách kinh tế sâu rộng hơn nữa ở Arập Xêut); (2) Phải tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Arập Xêut (Theo IMF, tỉ lệ thất nghiệp của Arập Xêut hiện nay là 12%, riêng thanh thiếu niên chiếm 30% và phụ nữ chiếm 35%); (3) Mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác, các khu vực nước ngoài để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ tại thị trường nội địa.

Từ những cải cách đó, có thể đánh giá được một số xu hướng tác động của cuộc cải cách này đến tình hình mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Arập Xêut như sau:

- Tác động tích cực: Cơ hội đầu tư vào Arập Xêut sẽ mở ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam ; Cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với Arập Xêut trong các lĩnh vực phi dầu mỏ được mở rộng.

- Tác động tiêu cực: Ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam tại thị trường Arập Xêut sẽ phải đối mặt với một số chính sách thắt chặt hơn trong việc tiếp nhận lao động của chính quyền Arập Xêut; Sự mở cửa môi trường đầu tư tại Arập Xêut trong các lĩnh vực phi dầu mỏ sẽ là một thách thức đối với hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Thứ hai, giá dầu thế giới sẽ sớm được phục hồi và kéo nền kinh tế Arập Xêut nhanh chóng lấy lại đà phục hồi. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng giá dầu trong nửa đầu thập niên 1980, các nước thành viên OPEC (Arập Xêut hiện là thành viên) có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng giá

dầu. Kể từ năm 1986 đến nay, các cuộc khủng hoảng về sụt giá dầu chỉ kéo dài trong khoảng 2 năm. Do đó, dự báo năm 2016, giá dầu sẽ phục hồi và đem lại cơ hội mới cho nền kinh tế Arập Xêut. Sự phục hồi của nền kinh tế Arập Xêut sẽ là một tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và Arập Xêut trong giai đoạn từ nay đến 2020.

4.1.2.2. Dự báo những lĩnh vực và vấn đề quan trọng Việt Nam và Arập Xêut có nhu cầu hợp tác kinh tế song phương đến năm 2020 và xa hơn

Những phân tích ở trên cho thấy Việt Nam và Arập Xêut đang có nhiều khả năng và điều kiện để nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế song phương. Hai phía đều có những thế mạnh nhất định trong quan hệ quốc tế và có nhiều lĩnh vực có thể bổ sung cho nhau để phát triển quan hệ hợp tác. Nhiều vấn đề ngoại giao trong khu vực đòi hỏi hai bên cùng phải đánh giá lại tầm quan trọng của quan hệ song phương và tìm hướng giải quyết có hiệu quả trong tương lai. Có thể dự báo một số lĩnh vực và vấn đề quan trọng Việt Nam và Arập Xêut có nhu cầu hợp tác từ nay đến năm 2020 và xa hơn là như sau:

Thứ nhất, khả năng hợp tác về thương mại: dựa trên cơ cấu hàng hóa XNK của hai nước và dựa trên so sánh về Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA), Việt Nam và Arập Xêut có những lợi thế khác nhau về các loại hàng hóa. Điều đó đặt ra nhu cầu bổ sung lợi thế so sánh giữa hai nước. Nhìn vào bảng 3.1 và bảng 3.2, có thể thấy trao đổi thương mại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Những hàng hóa đang có lợi thế lớn của Việt Nam như thủy sản, hạt tiêu, cà phê, cao su, hạt điều, dệt may, giày da, hàng tiêu dùng... đã bắt đầu hiện diện nhiều hơn và một số mặt hàng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Arập Xêut. Tuy nhiên, nhưng kim ngạch thương mại đối với các hàng hóa này chưa cao, đồng thời còn có rất nhiều mặt hàng khác Việt Nam vẫn có khả năng xuất khẩu sang Arập Xêut nhưng còn bị hạn chế vì nhiều lý do khác nhau. Trong tương lai, ngoài các mặt hàng đã có mặt trên thị trường Arập Xêut, chúng ta còn có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo, ngô, rau quả, hàng dệt may, giày dép, khăn mũ choàng đầu, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, vi tinh và linh kiện điện tử, vật liệu

xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng, máy móc thiết bị vận tải... Arập Xêut là thị trường có dân số vừa phải, tương đối khó tính, có sức tiêu thụ lớn, đòi hỏi mặt hàng chất lượng cao, nhưng vẫn phải đạt các yêu cầu về giá cả và đúng quy định của người Hồi giáo. Vì vậy, muốn tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng, tăng chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang Arập Xêut, chúng ta cần chú trọng đến các vấn đề trên.

Thứ hai, khả năng hợp tác về đầu tư: Những đoàn khảo sát thực tế môi trường đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Arập Xêut cho thấy hai nước có khả năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực sau đây:

- Đầu tư hợp tác nông nghiệp. Arập Xêut đang có nhu cầu rất lớn trong hợp tác nông nghiệp với Việt Nam. Điểm đặc trưng của đất đai, khí hậu Arập Xêut là: đất đai hạn chế, thiếu nước tưới tiêu, thời tiết sa mạc khiến Arập Xêut có lợi thế trong việc trồng các loại cây trồng mùa đông ở xứ ấm như các loại đậu, cà chua, củ cải đường, cam, chanh, chuối, bông v.v… Thực tế cho thấy Việt Nam có những lợi thế về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng vụ đông xuân, có nhiều giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thể hợp tác với Arập Xêut trong lĩnh vực trao đổi gen - giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, trao đổi chuyên gia nông nghiệp. Ngoài các loại cây trồng vụ đông xuân thích hợp với đất đai và khí hậu Arập Xêut, Việt Nam và Arập Xêut có thể hợp tác trồng ngô, sắn và nhiều loại cây lương thực cần ít nước khác.

Do đất đai hạn chế và an ninh nguồn nước, những lợi thế của Việt Nam trong việc trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản không thích hợp với điều kiện Arập Xêut. Tuy nhiên, Việt Nam và Arập Xêut vẫn có khả năng hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ bởi Arập Xêut sở hữu một bờ biển dài ở cả phía đông và phía tây của đất nước, có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, hai nước có thể mở rộng hợp tác thông qua liên doanh trong việc chế biến nông sản như: cà phê, hạt tiêu, thủy sản… cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người Hồi giáo.

Từ năm 2010, Việt Nam và Arập Xêut đã ký Hiệp định về Hợp tác nông nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2014, hoạt động hợp tác này chỉ chủ yếu nằm trong lĩnh vực gửi chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam sang Arập Xêut. Tuy nhiên, với áp lực về cải cách về kinh tế, trong thời gian tới thì hoạt động hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước chắc chắn sẽ được thúc đẩy.

- Đầu tư trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí. Hai nước đều có những thế mạnh khác nhau trong lĩnh vực dầu khí và có thể hợp tác trong các khâu thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí. Arập Xêut sở hữu một lượng vốn lớn và kinh nghiệm lâu năm trong khai thác dầu mỏ. Việt Nam cũng có nhiều mỏ dầu nhưng chưa có điều kiện để mở rộng khai thác do thiếu vốn và năng lực để tiến hành thăm dò. Hiện nay, hai nước cũng đã ký Nghị định thư về hợp tác dầu khí và dự kiến sẽ triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư dầu khí trong thời gian tới.

Thứ ba, khả năng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động: Mặc dù, trong thời gian tới, chính phủ Arập Xêut sẽ có thể đưa ra những chính sách thắt chặt hơn đối với lao động nước ngoài, nhưng nhu cầu về lao động chất lượng cao trong một số ngành sẽ có cơ hội gia tăng nhờ những chính sách cải cách kinh tế. Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội để điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động trong thời gian tới. Những chính sách này cần hướng tới nâng cao trình độ trong các lĩnh vực mà phía Arập Xêut như nông nghiệp và xây dựng.

Thứ tư, khả năng hợp tác về thị trường: Arập Xêut có một vị trí quan trọng ở Bắc Phi - Trung Đông. Phát triển quan hệ thương mại với Arập Xêut không chỉ là khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn của Arập Xêut mà còn là cánh cửa để Việt Nam vào thế giới Arập. Chính vì lẽ đó Arập Xêut được đánh giá là 1 trong 4 thị trường trọng điểm ở Trung Đông cùng với Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Trong khu vực Bắc Phi - Trung Đông, Arập Xêut là thị trường lớn thứ lớn nhất toàn khu vực. Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động Mùa xuân Arập gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Arập

Xêut, nhưng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của đất nước này luôn tăng cao, đặc biệt là hàng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Arập Xêut cũng có nhu cầu rất cao trong hợp tác với Việt nam để khai thác thị trường châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, ASEAN và các nước Đông Á khác. Với bờ biển dài hơn 3.200 km hướng ra biển Đông, có nhiều cảng nước sâu, thềm lục địa rộng lớn, Việt Nam ở vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và giao lưu với nước ngoài.

Thứ năm, khả năng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cải cách kinh tế: Sự chuyển đổi trong thể chế chính trị, cộng với những áp lực từ cuộc khủng hoảng giá dầu cuối năm 2014 tới đầu 2015 đang tạo nên áp lực cải cách kinh tế cho Arập Xêut trong giai đoạn từ 2015 – 2020. Do đó, Arập Xêut có nhu cầu lớn trong việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cải cách kinh tế trong thời gian tới. Và Việt Nam với nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt 30 năm cải cách kinh tế có thể đáp ứng được phần nào như cầu của Arập Xêut.

Ngược lại, đối với Việt Nam, biến động chính trị, xã hội Mùa xuân Arập diễn ra tại Arập Xêut cho thấy nhiều gợi ý chính sách đáng quan tâm, đòi hỏi phải phân tích rõ nguyên nhân, hậu quả và tham chiếu vào hoàn cảnh thực tại của đất nước để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)