Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Vương

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 84 - 90)

5. Kết cấu luận văn

4.1.1Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Vương

4.1 Bối cảnh quốc tế và triển vọng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut quốc Arập Xêut

4.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Vương quốc Arập Xêut Vương quốc Arập Xêut

Bối cảnh quốc tế tính đến năm 2020 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến mới với những thay đổi sâu rộng có thể tác động đáng kể tới các hoạt động quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Arập Xêut trong tương lai. Có 7 biến chuyển nổi bật của tình hình thế giới có khả năng tác động tới mối quan hệ của hai nước. Trong đó, có 5 biển chuyển có tác động tích cực, 1 biến chuyển có tác động tiêu cực và 1 biến chuyển khó dự báo.

Thứ nhất, các chuyển biến chuyển có tác động tích cực:

- Trọng tâm phát triển của nền kinh tế thế giới đang và sẽ tiếp tục chuyển dịch sang phía Đông. Trong thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới thể hiện sự chuyển hướng của các hoạt động sản xuất và thương mại sang các nước công nghiệp hóa mới nổi thay vì chỉ tập trung ở các nền kinh tế phương Tây. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 với các tác động kéo dài đến tận năm 2012 đã chứng minh cho sự thay đổi mô hình cung, cầu của thế giới. Nếu như thế kỷ 18 và 19, quyền lực kinh tế và tăng trưởng kinh tế thuộc về các nước phương Tây thì trong thế kỷ XX đã tập trung nhiều hơn vào các nước Đông Á và kể từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, tăng trưởng và sức mạnh kinh tế thế giới đang dịch chuyển nhanh sang các nền

kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Đối với khối các nước phát triển, mặc dù đang trong tình trạng khủng hoảng và phải đương đầu với rất nhiều khó khăn nhưng về trung hạn, Mỹ và EU dự báo vẫn sẽ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, hai nền kinh tế hàng đầu này sẽ giảm dần tỷ trọng của mình trong GDP toàn cầu. Nếu không tính EU như một nền kinh tế thống nhất mà coi đó là tập hợp của các nền kinh tế riêng lẻ của 27 thành viên thì Trung Quốc đã có quy mô kinh tế vượt qua tất cả các nước EU và kể từ năm 2011, Trung Quốc thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Theo The Economist Intelligence Unit Limited 2009, dự báo vào năm 2020, Trung Quốc sẽ chiếm tới 13,8% GDP của thế giới, trong khi Mỹ chiếm 19,7%, Ấn Độ chiếm 4%, Nga chiếm 3,2%, Brazil chiếm 2,6%. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm qua, cộng thêm những vấn đề về khủng hoảng cơ cấu kinh tế Mỹ, khó khăn của EU đã khiến cho xu hướng dịch chuyển quyền lực kinh tế từ Tây sang Đông trở nên rõ nét (Jodie,2011).

Chính sự dịch trọng tâm phát triển kinh tế này sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư có hướng chuyển dịch dần sang hướng Đông, nhằm gia tăng lợi nhuận. Những nước có lượng vốn lớn như Arập Xêut chắc chắn cũng sẽ quan tâm tới quy luật chung đó. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay đang nổi lên mà một thị trường châu Á đầy tiềm năng, mới mẻ và đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, khả năng mở rộng đầu tư của Arập Xêut vào Việt Nam là tương đối cao. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không tận dụng tốt cơ hội này bằng việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, thì dòng vốn đầu tư từ Arập Xêut cũng khó có thể tăng trưởng trong thời gian tới.

- Từ nay đến năm 2020 châu Á vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và ổn định nhất trên thế giới. Bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu và nỗi lo ngại về sự trì trệ của kinh tế Mỹ và Nhật Bản, những nền kinh tế đang nổi của châu Á đã hoạt động hiệu quả trong năm những năm gần đây, mặc dù mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với dự báo. ADB cho rằng, tuy tốc độ tăng

trưởng nhìn chung có sụt giảm nhưng châu Á vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế.

Theo dự báo của Economist Intelligence Unit, GDP của châu Á vào năm 2020 có thể đạt 43,270 nghìn tỷ, chiếm 48% GDP của toàn thế giới (GDP toàn thế giới có khả năng đạt 100,283 nghìn tỷ vào năm 2020). Còn theo dự báo của DBS Group Research (2011), vào năm 2020, 10 nước lớn nhất châu Á sẽ là Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines với tổng GDP năm 2020 sẽ đạt khoảng 22,4 nghìn tỷ USD, vượt qua GDP của nước Mỹ cùng thời điểm năm 2020. Nhờ có những chính sách phát triển kinh tế năng động và tập trung nhiều nền kinh tế công nghiệp hóa và mới nổi, châu Á sẽ là thị trường tiêu dùng rất lớn trong thập niên tới, có tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và 70% mức tăng tiêu dùng của thế giới vào năm 2020 sẽ xuất phát từ châu Á. Theo báo cáo của The Wealth Report 2012, trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 sẽ có mặt 4 nước châu Á, đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Trong số 10 nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới từ năm 2010 đến năm 2050 sẽ có mặt 7 nước châu Á, đó là Ấn Độ, Việt Nam, Philippin, Indonesia, Mongolia và Bangladesh (The Wealth Report, 2012).

Nền kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020 chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ bối cảnh này. Lợi thế này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có đà để tăng trưởng. Nếu nền kinh tế Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội này, thì chắc chắn trong thời gian tới Việt Nam sẽ thành một thị trường đầu tư đầy tiềm năng và thu hút được nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư lớn như Arập Xêut.

- Châu Á từ nay đến năm 2020 sẽ là mục tiêu tìm đến của nhiều nước lớn và các đối tác quan trọng trên thế giới. Nhìn từ góc độ địa - chính trị, khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc chạy đua Mỹ - Trung, vì đây là địa bàn mà Trung Quốc sử dụng để vươn ra thế giới, là nơi thể hiện rõ nét nhất cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

Chính vì vậy, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự báo Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI và đang trở thành động lực chính của nền chính trị toàn cầu. Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á Thái Bình Dương và đang tăng cường trở lại khu vực này, nhất là từ đầu năm 2012 đến nay. Các nước lớn khác như Nga, EU, Ấn Độ, Trung Quốc cũng giành những ưu tiên đặc biệt đến khu vực này.

Sự tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á của các nước lớn chắn chắn sẽ kéo theo những cơ hội tốt để phát triển kinh tế. Vì nếu muốn mở rộng tầm ảnh hưởng, thì hợp tác và thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ là một vấn đề tiên quyết mà các nước lớn cần phải làm. Với vị thế địa kinh tế, địa chính trị quan trọng trong khu vực, Việt Nam sẽ trở thành một tiêu điểm quan trọng của vấn đề này. Nếu quá trình hợp tác giữa Việt Nam và Arập Xêut tiếp tục được đẩy mạnh, thì đây sẽ chính là cơ hội để Arập Xêut có một chỗ đứng tốt trong khu vực Đông Nam Á.

- Bắc Phi - Trung Đông sẽ trở nên khan hiếm lương thực. Vào năm 2020, dự báo dân số của thế giới Arập sẽ lên tới 450 triệu người, trong đó hầu hết là những người đang trong độ tuổi lao động (UNDP, 2012). Tình trạng này cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về an ninh lương thực và nguồn nước cho cả khu vực bởi hầu hết các nước Arập những năm gần đây phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm để đáp ứng tới 60 - 80% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Với tốc độ tăng trưởng dân số khoảng 3,5%/năm trong thập kỷ tới, dự báo chi phí để nhập khẩu lương thực của các nước Arập có thể lên tới 115 tỷ USD vào năm 2020 (Abrahim Saif, 2012). Những dự báo này được dựa trên cơ sở các nước Arập tiếp tục khan hiếm nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, ngành nông nghiệp của các nước này tiếp tục phát triển không đồng bộ, có năng suất thấp, nhiều nước tiếp tục thu mua lương thực từ bên ngoài để trợ cấp lương thực cho người dân trong nước (điển hình là các nước vùng Vịnh). Tăng trưởng dân số nhanh cũng đang gây ra

những thách thức về an ninh nguồn nước, đặc biệt là các nước như Arập Xêut, Ma rốc nếu không có phương thức bảo vệ nguồn nước hiệu quả rất có thể chuyển từ nước đang có nguồn nước đầy đủ trở thành nước khan hiếm nước ngọt. Theo đánh giá của WB, với tốc độ tăng dân số như hiện nay, sản xuất lương thực của thế giới sẽ phải tăng khoảng 50% vào năm 2030 mới đáp ứng được nhu cầu.

Mặc dù đây là một thách thức lớn đối với hầu hết các nước trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông, nhưng với Việt Nam đây chính là một cơ hội lớn để mở rộng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và trao đổi thương mại tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp. Thắt chặt quan hệ kinh tế với Arập Xêut trong thời gian tới, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa để Việt Nam có thể tiến sâu vào thị trường Bắc Phi – Trung Đông với những lợi thế sẵn có về nông nghiệp.

- Biến động chính trị, xã hội Mùa xuân Arập diễn ra ở nhiều quốc gia Bắc Phi – Trung Đông đã tạo ra diện mạo mới của toàn khu vực. Tuy đến nay phong trào Mùa xuân Arập đã phần nào lắng dịu nhưng tác động của nó dự báo còn kéo dài trong suốt thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI và đang gây ra thay đổi lớn trong toàn thế giới Arập. Có nhiều xu hướng chuyển đổi trái ngược nhau đang diễn ra trong đó xu hướng hình thành một thể chế chính trị mới tự do, dân chủ hơn để thay thế chế độ cũ đang trở nên nổi trội. Mặc dù vậy, nguy cơ của các diễn biến trái ngược vẫn đang tồn tại trong thế giới Arập có thể tiếp tục chìm trong lạc hậu và trì trệ, tự do và dân chủ dễ bị chết yểu do trong nội tại các nước này vẫn còn nhiều bất công và sai lầm chính sách. Tác động của Mùa xuân Arập đã được thấy rõ ở nhiều quốc gia như Ma rốc, Arập Xêut, Oman khiến cho chính phủ các quốc gia này phải tiến hành nhiều biện pháp cải cách khác nhau để bảo vệ chính phủ và nới lỏng vai trò kiểm soát của nhà nước. Nhìn chung, đây là các xu hướng khá tích cực.

Đứng ở góc độ của mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Arập Xêut, thì Mùa xuân Arập đã tạo nên cải cách tích cực của chính quyền Arập Xêut, điều này gián tiếp tạo nên những thuận lợi cho mối quan hệ kinh tế Việt Nam –

Arập Xêut. Các chính sách cởi mở của Arập Xêut trong thời gian vừa qua đã có tác động không nhỏ đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trao đổi thương mại hai chiều ngày một ra tăng. Cơ hội đầu tư cho Việt Nam tại Arập Xêut cũng đang được mở rộng bởi những chính sách cải cách của chính quyền Arập Xêut.

Thứ hai, chuyển biến có tác động tiêu cực:

- Chủ nghĩa khu vực sẽ có nhiều thay đổi. Vào năm 2020, chủ nghĩa khu vực được dự báo là sẽ có chuyển đổi sang một hình thức phát triển mới. Các tổ chức quốc tế truyền thống như UN, WTO, IMF, WB sẽ giảm dần vai trò của mình, nhường chỗ cho các khối khu vực. Các ngân hàng phát triển khu vực sẽ dần thay thế chức năng của IMF và WB. Các khối liên kết khu vực có mức độ hợp tác khác nhau, cơ cấu khác nhau, thể thức khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử của từng khu vực và những khác biệt kinh tế giữa các nước, nhưng sẽ có vai trò ngày càng tăng trên toàn cầu. Dự báo vào năm 2020 sẽ có 7 khối khu vực có vị trí quan trọng trên thế giới, đó là : 1) Liên minh châu Âu (dự báo có thể lên tới 40 thành viên với đồng tiền chủ đạo là đồng Euro) ; 2) Khối Bắc Mỹ với vai trò chủ đạo là Mỹ và đồng USD ; 3) Khối Đông Á, với vai trò chủ đạo là Trung Quốc và đồng nhân dân tệ ; 4) Khối Nam Á, với vai trò chủ đạo là Ấn Độ và đồng rupee ; 5) Khối Nam Mỹ, với vai trò chủ đạo là Brazil và đồng Real Brazil ; 6) Khối Trung Á với vai trò chủ đạo là Nga ; 7) Khối ASEAN với sự hình thành Cộng đồng ASEAN và khả năng sử dụng một đồng tiền chung trong khu vực.

Ngoài các khối khu vực trên, sẽ nổi lên vai trò của một số nước khác do có vị trí địa chiến lược đặc biệt như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi hoặc một số nước có nguồn năng lượng dồi dào như Iran, Arập Xêut. Các nước này không có xu hướng hình thành nên chủ nghĩa khu vực mới ở khu vực Bắc Phi – Trung Đông, nhưng cũng cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng nhất định do sức mạnh về tài nguyên và vị trí địa lý. Các khối khu vực này sẽ tiếp tục cạnh tranh với nhau không chỉ trên thị trường thương mại, đầu tư, như trong thế kỷ XX, mà sẽ còn cạnh tranh trong các lĩnh vực khác như năng lượng quốc tế, nguồn nước, v.v...

Sự hình thành nên các khối liên kết khu vực sẽ có những tác động tiêu cực đến hầu hết các mối quan hệ hợp tác kinh tế song phương, bao gồm cả mối quan hệ của Việt Nam và Arập Xêut. Các mối quan hệ song phương sẽ bị chi phối và hạn chế bởi những quy định của các mối quan hệ đa phương. Vì vậy, để duy trì và gia tăng nền tảng của mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Arập Xêut, cả hai phía cần đẩy nhanh và mạnh hơn nữa các tiềm năng hợp tác đôi bên. Điều này, chắc chắn sẽ làm giảm thiểu những tác động không nhỏ từ sự hình thành của các liên minh trong khu vực.

Thứ ba, những chuyển biến khó lường, không rõ sẽ tác động theo hướng nào

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 84 - 90)