Quan hệ hợp tác thương mại

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 60 - 67)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1Quan hệ hợp tác thương mại

3.2.1.1 Lợi thế so sánh (RCA)

Arập Xêut có lợi thế lớn hơn nhiều so với Việt Nam về sản phẩm khai khoáng (dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ). RCA nhóm ngành nhiên liệu của Arập Xêut đạt 4,68, trong khi Việt Nam đạt 0,47. Đây là loại hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Arập Xêut. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, Arập Xêut là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Sản lượng năm 2013 của Arập Xêut đạt mức 9,693 triệu thùng/ngày. Năm 2014, trữ lượng dầu mỏ của Arập Xêut được chính quyền Riyadh công bố chính thức là 268,35 tỷ thùng. Arập Xêut có vai trò quan trọng trên thị trường năng lượng quốc tế thông qua cung cấp dầu cho nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, Mỹ nhập khẩu 15% tổng sản lượng dầu xuất khẩu của Arập Xêut, các nước châu Âu chiếm 15%, các nước Địa Trung Hải chiếm 16% và các nước Viễn Đông chiếm 54%. Bên cạnh đó, Arập Xêut còn là một quốc gia giữ vai trò then chốt trong việc bình ổn giá dầu thế giới. Vai trò này được thể hiện thông qua mỗi lần Arập Xêut tuyên bố tăng hoặc giảm sản lượng sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường thế giới.

Bảng 3.1: Lợi thế so sánh (RCA) của Arập Xêut và Việt Nam năm 2012 phân theo nhóm hàng hóa

Nhóm hàng hóa Arập Xêut Việt Nam

Nhiên liệu 4,68 0,47

Động vật và các sản phẩm từ động vật 0,08 2,07

Rau xanh 0,03 2,63

Thực phẩm 0,07 0,63

Sản phẩm khai khoáng 0,1 0,59

Hóa chất và công nghiệp ứng dụng 0,62 0,17

Da sống, da bì, da thuộc, lông thú 0,04 2,93 Gỗ và sản phẩm gỗ 0,09 0,89 Dệt may 0,03 4,3 Giày dép 0,01 11,93 Đá, thủy tinh 0,06 0,36 Kim loại 0,09 0,46 Máy móc, điện tử 0,01 1,3 Thiết bị vận tải 0,01 0,13 Hàng chế tạo hỗn hợp 0,01 1,07

Nguồn: Revealed comparative advantage data, World Bank (viết tắt là WB)

Ngoài dầu mỏ, Arập Xêut có lợi thế so sánh về chất dẻo và cao su (RCA = 1,13). Ngành hàng này thực chất cũng xuất phát từ lợi thế về dầu mỏ của Arập Xêut. Do sở hữu một địa hình gồm chủ yếu là sa mạc, núi và ốc đảo, nên việc phát triển các ngành nông nghiệp và công nghiệp của Arập Xêut hầu hết đều bị hạn chế. Sự phụ thuộc gần của nền kinh tế vào khai thác dầu mỏ và chế biến những sản phẩm liên quan đến dầu mỏ gần như chiếm trọn nền kinh tế.

So với Việt Nam, Arập Xêut gần như chỉ có lợi thế trong hai nhóm ngành nhiên liệu, chất dẻo và cao su. Các ngành hàng còn lại hầu như đều có chỉ số RCA thấp hơn Việt Nam. Đặc biệt, là ở các mặt hàng Việt Nam có chỉ số RCA > 1 như: động vật và sản phẩm từ động vật (RCA = 2,07); rau xanh (RCA = 2,63); da sống, da bì, da thuộc, lông thú (RCA = 2,93); dệt may (RCA = 4,3); giày dép (RCA = 11,93); máy móc điện tử (RCA = 1,3) và hàng chế tạo hỗn hợp (RCA = 1,07). Phân theo mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất (theo Phân loại hàng hóa quốc tế tiêu chuẩn, SITC), Việt Nam đang có lợi thế so sánh tuyệt đối trong các mặt hàng gạo (RCA=41,6), cao su tự nhiên (RCA = 21,2), nhuyễn thể giáp xác (RCA = 21,1), gia vị (RCA=17,6), cà phê (RCA=14,5), giày dép (RCA=15), gỗ và sản phẩm gỗ (RCA=10,3), chè (RCA=8,6) . Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế so sánh tương đối trong các sản phẩm khác như thủy sản, hàng may mặc, rau quả, phụ kiện may mặc, dầu khí... (xem bảng 3.1).

3.2.1.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

đến 2014 đã tăng lên gần 9 lần (xem bảng 3.2). Trong đó, năm 2008, năm 2009, năm 2011 và năm 2012 là những năm có mức tăng trưởng mạnh nhất, trên 30%. Sự tăng trưởng vào năm 2008 và năm 2009 là do Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật được ký kết từ năm 2006 giữa hai nước bắt đầu có hiệu quả. Sự tăng trưởng vào năm 2011 và 2012 là do Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp được ký kết từ năm 2010 giữa hai nước. Sự tăng trưởng này là biểu hiện rõ nét từ hiệu quả thực hiện chính sách hợp tác giữa hai nước.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ Việt Nam, và xem xét thêm cột Thâm hụt thương mại của Việt Nam, thì thực chất của sự tăng trưởng này là không hẳn có lợi cho Việt Nam. Chỉ số thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 2005 đến 2014 đã tăng lên hơn 26 lần. Tức là mỗi lần Tổng kim ngạch tăng lên gấp đôi thì Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng lên gấp 6 lần. Như vậy, về bản chất thì sự tăng trưởng kim ngạch XNK giữa hai nước là không bền vững và bất lợi cho Việt Nam.

Bảng 3.2: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Arập Xêut

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng KNXNK Tốc độ tăng của Tổng KNXNK (%) Xuất khẩu từ VN Nhập khẩu vào VN Thâm hụt thương mại của VN1 2005 209,5 89,5 120 30,5 2006 251,7 20 100,6 151,1 50,5 2007 313,4 25 131 182,4 51,4 2008 464 48 173 291 118

2009 806,2 74 351,4 454,8 103,4 2010 744 -8 143,7 600,3 456,6 2011 1.042,5 40 261,3 781,2 519,9 2012 1.430,8 37 545,8 884,9 339,1 2013 1.714,8 20 471,8 1.243,1 771,3 2014 1.872,7 9 534,8 1.337,9 803,1 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Như vậy, trong những năm đầu của quá trình hợp tác thương mại song phương, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng thảm len với khối lượng nhỏ sang Arập Xêut. Các doanh nghiệp Arập Xêut cũng đã có ý định nhập hàng hải sản của Việt nam nhưng do hàng của ta thời điểm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nên không thực hiện được.

Các doanh nghiệp của Arập Xêut khác tích cực trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Việt Nam bắt đầu nhập khẩu từ Arập Xêut từ năm 1994 với trị giá nhỏ; năm 1995 nhập khẩu đạt 5,9 triệu USD; năm 1996 đạt cao nhất 24,7 triệu USD; năm 1997 đạt 22 triệu USD; năm 1998 và 1999 đều đạt 17 triệu USD. Những mặt hàng mà ta nhập chủ yếu là phân urê, chất dẻo, vải may mặc, sắt thép và khung kho và khung nhà thép.

Ngày 25/5/2006, Việt Nam và Arập Xêut đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật. Chính vì vậy. kim ngạch buôn bán giữa hai nước luôn tăng trưởng trong tương đối ổn định dù cán cân thương mại luôn ở thế bất lợi cho ta. Đặc biệt năm 2009, kim ngạch trao đổi thương mại đã tăng mạnh đạt 454.7 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 103 triệu USD, nhập khẩu đạt 351 triệu USD tăng gấp đôi so với năm 2008 (Ban Quan hệ Quốc tế, 2015, trang 8-9).

Trong tháng 4 năm 2010, Việt Nam và Arập Xêut tiếp tục ký thêm hai văn bản: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp nhằm nâng tầm hợp tác quan hệ thương mại.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Từ sau năm 2010 đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Arập Xêut tăng trưởng bền vững cả về quy mô lẫn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Số lượng mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng từ 20 mặt hàng năm 2010 lên tới 60 mặt hàng, trong 11 nhóm mặt hàng khác nhau, vào năm 2014 (xem bảng 3.2). Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu khá phong phú và cân bằng nếu xét về tính chất sử dụng các loại hàng hóa. Cụ thể như,máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ô tô, máy tính và linh kiện điện tử chiếm khoảng 55% và hàng tiêu dùng các loại chiếm khoảng 45%. Trong nhóm các mặt hàng tiêu dùng có các sản phẩm như: thủy sản, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, gạo, chè, rau quả, hạt tiêu, dược phẩm, giầy dép, bánh kẹo, v.v… (Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, 2015) Bộ Công Thương Việt Nam cũng đang nỗ lực mở thị trường Arập Xêut cho những mặt hàng mới như đồ điện gia dụng, điện tử, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, cáp điện, gốm sứ, điện thoại di động…

Như vậy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ Arập Xêut phục vụ cho sản xuất trong nước. Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là các loại hạt nhựa với kim ngạch nhập khẩu lên đến gần 1,2 tỉ Nhóm các mặt hàng VN xuất khẩu Đơn vị USD Nhóm các mặt hàng VN nhập khẩu Đơn vị USD Hàng thủy sản 66.259.012 Phân bón các loại 106.723 Chè 5.954.441 Khí đốt hóa lỏng 57.636.934 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2.223.354 Chất dẻo nguyên liệu 1.180.830.409 Gỗ và Sản phẩm từ Gỗ 19.372.281 Hóa chất 22.906.113 Hàng dệt may 53.933.824 Sản phẩm hóa chất 22.012.844 Sắt thép các lọai 3.253.281 Các sản phẩm từ sắt thép 15.033.709 Máy móc, thiết bị, các phụ tùng khác 173.030.253 Các sản phẩm từ cao su 1.764.128 Điện thoại các loại và linh kiện 75.307.677 Sản phẩm nội thất từ chất liệu

khác gỗ

326.687

khác như khí đốt, sản phẩm hóa chất, nguyên liệu thức ăn gia súc, quặng, v.v…Tuy nhiên, các doanh nghiệp Arập Xêut còn biết rất ít về thị trường cũng như các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng để đẩy mạnh trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Arập Xêut còn rất lớn do đây là nước có sức mua cao nhất khu vực vùng Vịnh, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng có chất lượng tốt ngày càng tăng. Ngược lại, Việt Nam cũng cần nhập khẩu nhiều loại nguyên nhiên liệu từ Arập Xêut phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động giao thương, nắm bắt các cơ hội sẵn có nhằm tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi trong thương mại mà tính bổ sung của hai nên kinh tế mang lại.

3.2.1.3 Chất lượng hàng hóa

Hàng hóa nhập từ Arập Xêut vào Việt Nam chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ với chất lượng khá đảm bảo. Nhưng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Arập Xêut, đang có những dấu hiệu đi xuống và đáng báo động do chất lượng kém. Kết thúc năm 2014 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêut và Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã có những báo động đối với tình trạng sản xuất hàng kém chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Arập Xêut bằng những số liệu rất rõ ràng. Hàng loạt các sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường Arập Xêut trong một vài năm gần đây, đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp về chất lượng (nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất, sai quy cách sản phẩm, sai quy định nhãn dán) và bị Arập Xêut từ chối nhập (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4: Một số sản phẩm nông nghiệp bị từ chối nhập khẩu vào Arập Xêut năm 2014

Đơn vị: kg Mặt hàng Nhiễm khuẩn Nhiễm hóa chất Sai quy cách sản phẩm Sai quy định dán nhãn Hải sản 71.424 / / / Chè, cà phê / 16.800 / /

Các loại hạt / / 15.000 /

Bột mì / / / 71.880

Phụ gia thực phẩm

/ / / 11.404

Nguồn: Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á.

3.2.1.4 Vị thế đối tác xuất nhập khẩu

Arập Xêut hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông.Còn với Arập Xêut, Việt Nam đã được xếp hạng thứ 26 trong số hơn 50 nước nhập khẩu và đứng thứ 32 trong số 50 nước xuất khẩu của Arập Xêut, năm 2013. Xét trong số 50 đối tác nhập khẩu chủ yếu vào Arập Xêut, năm 2013, thị phần của Việt Nam chiếm 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Arập Xêut, đứng sau 25 nước, trong đó có một số nước láng giềng của Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Singapore (xem bảng 3.5). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Arập Xêut nói riêng và kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Arập Xêut nói chung còn quá ít ỏi so với các đối tác thương mại chủ yếu của hai nước, cũng như so với các đối tác thương mại láng giềng của Arập Xêut cũng như của Việt Nam, nhưng đã có một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã chiếm giữ được thị phần quan trọng trên thị trường Arập Xêut như hải sản, cà phê, vải, chè, dệt may, gỗ, rau quả, hạt tiêu.

Bảng 3.5: Vị trí của Việt Nam trong số 50 đối tác thương mại chủ yếu chính của Arập Xêut năm 2013

Vị trí của Việt Nam trong 50 đối tác nhập khẩu chủ yếu của Arập Xêut Vị trí của Việt Nam trong 50 đối tác xuất khẩu chủ yếu của Arập Xêut STT Đối tác Thị phần (%) STT Đối tác Thị phần (%) 1 Trung Quốc 11,93 1 Đài Loan 31,6 2 Mỹ 11,15 2 Trung Quốc 7,58 3 Đức 7,30 3 Mỹ 7,51 4 Hàn Quốc 5,76 4 Nhật 7,02 5 Ấn Độ 5,09 5 Hàn Quốc 5,40 6 UAE 5,06 6 Ấn Độ 5,34 7 Nhật 4,73 7 Singapore 1,95 8 Ý 3,62 8 Nam Phi 1,29 9 Thụy Sĩ 3,22 9 Thái Lan 1,20 10 Anh 3,19 10 Pháp 1,16

13 Tây Ban Nha 2,01 13 Indonesia 0,93

14 Thái Lan 2,00 14 Hà Lan 0,74

15 Thổ Nhĩ Kỳ 1,90 15 Jordan 0,65 16 Hà Lan 1,56 16 Pakistan 0,55 17 Úc 1,38 17 Ai Cập 0,51 18 Ai Cập 1,36 18 Anh 0,51 19 Thụy Điển 1,33 19 Brazil 0,45 20 Bỉ 1,30 20 Morocco 0,41 21 Indonesia 1,26 21 Philipines 0,41 22 Singapore 1,12 22 Canada 0,37 23 Đài Loan 1,04 23 Bỉ 0,36 24 Oman 1,04 24 Đức 0,34 25 Bahrain 1,01 25 Thổ Nhĩ Kỳ 0,33 26 Việt Nam 1,00 26 Malaysia 0,30 27 Ireland 0,89 27 Kuwait 0,25 28 Malaysia 0,80 28 Bahrain 0,25 29 Mexico 0,77 29 Hy Lạp 0,22 30 Argentina 0,74 30 Qatar 0,22 31 Áo 0,70 31 Ethiopia 0,18 32 Jordan 0,64 32 Việt Nam 0,18 33 Nga 0,62 33 Yemen 0,15 34 Canada 0,59 34 BồĐào Nha 0,14 35 Kuwait 0,53 35 New Zealand 0,11

36 Ukraine 0,52 36 Algeria 0,11

37 Nam Phi 0,43 37 Hồng Kông 0,10 38 Phần Lan 0,41 38 Lebanon 0,09 39 Đan Mạch 0,40 39 Iraq 0,08 40 CHDC Congo 0,39 40 Sudan 0,08 41 Ba Lan 0,38 41 Mexico 0,07 42 Qatar 0,37 42 Áo 0,07 43 Romania 0,36 43 Bangladesh 0,06 44 Hy Lạp 0,35 44 Úc 0,05 45 Pakistan 0,35 45 Nigeria 0,05

46 New Zealand 0,31 46 Kenya 0,05

47 Sudan 0,31 47 Tunisia 0,05

48 CH Séc 0,29 48 Nga 0,05

49 Lebanon 0,25 49 Thụy Sĩ 0,04 50 Ethiopia 0,24 50 Sri Lanka 0,04

Nguồn: The Atlas of economic complexity

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 60 - 67)