Quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3Quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động

Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động nước ngoài của thực tế của Arập Xêut và giải quyết vấn đề thất nghiệp cho Việt Nam, cả hai nước đã bắt đầu tiến hành hợp tác đưa lao động sang làm việc Arập Xêut từ năm 2003. Đến năm 2006, hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác lao động. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), số lượng người lao động tại Arập Xêut có xu hướng tăng mạnh kể từ sau năm 2010. Năm 2010, số lượng người Việt Nam sang Arập Xêut lao động chỉ có khoảng 5.000 người. Đến năm 2014, con số này đã tăng lên gần 20.000 (xem bảng 3.8). Trong đó, lao động chuyên gia là khoảng 300 người, lao động giúp việc gia đình chiểm khoảng 5.000 người, còn lại là lao động phổ thông phân bố trong các ngành nghề khác.

Bảng 3.8: Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Arập Xêut, giai đoạn 2010 – 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số lao động ≈5000 ≈8.500 ≈12.700 ≈15.800 ≈20.000 % Tăng / 70% 49% 24% 26% % lao động trình độ cao 6 % 3,5% 2,3% 1,8% 0,5% % lao động trình độ thấp 94% 96,5% 97,7% 98,2% 99,5%

Nguồn: Tổng hợp từ internet và Cục Quản lý lao động ngoài nước

Bên cạnh đó, số lượng các công ty Việt Nam đưa lao động sang Arập Xêut cũng đang có xu hướng tăng. Năm 2012 và 2013, có 10 công ty đưa lao động sang Arập Xêút, năm 2014 đã có 15 công ty.

Trong những năm gần đây, Arập Xêut đang trở thành một thị trường trọng điểm của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam tại Trung Đông. Nhận thức được vấn đề đó, tháng 9/2014, Việt Nam và Arập Xêut tiếp tục ký thêm một Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giúp việc gia định người Việt Nam làm việc tại Arập Xêut. Điều này càng mở thêm cơ hội cho lao động phổ thông, đặc biệt là lao động từ các khu vực nông nghiệp của Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường lao động tại Arập Xêut. Bên cạnh việc mở rộng khung pháp lý về quá trình hợp tác lao động giữa hai bên, Việt Nam và Arập Xêut còn tiếp tục nâng cao khả năng hợp tác lao động thông qua một số chương trình như: Đánh giá thực trạng lao động và hoàn thiện mô hình quản lý đối với lao động Việt Nam ở Arập Xêut; Dự án “Trung tâm dạy nghề tỉnh Ninh Thuận” vay vốn Quỹ Phát triển Arập Xêut để đầu tư cho Trung tâm đào tạo nghề của tỉnh Ninh Thuận…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, thì lĩnh vực xuất khẩu lao động hiện nay giữa Việt Nam với Arập Xêut cũng đang đối mặt với một số nguy cơ. Theo một nghiên cứu của ILO, thì các lao động nữ giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài rất dễ bị bóc lột và lạm dụng là bởi môi trường làm việc dễ bị rủi ro, cô lập và bị lạm dụng, bị chủ nhà thu hoặc khấu trừ một khoản đáng kể từ tiền lương cho chi phí ăn, ở, bị từ chối quyền riêng tư và hạn chế tiếp xúc với gia đình. Và một trong những trường hợp điển hình nghiên cứu của ILO là

các nữ lao động Việt Nam tại Arập Xêut. Sở dĩ tình trạng này ngày một diễn ra mạnh mẽ là vì người giúp việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thường không được luật lao động của quốc gia tiếp nhận bảo vệ. Điều này khiến họ bị xem là tầng lớp lao động thấp kém dẫn tới càng dễ bị lạm dụng. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong số 20.000 lao động Việt Nam đang làm việt tại Arập Xêut, có khoảng 5.000 lao động là giúp việc gia đình. Số liệu của đơn vị này cho thấy, trong năm 2014 đã có 60 trường hợp lao động Việt Nam làm việc tại Arập Xêut khiếu nại. Trong thời gian gần đây, số lao động làm việc tại thị trường này có khiếu nại ngày càng tăng lên. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2015, đã có 50 trường hợp lao động làm việc tại đây khiếu nại. 80% trong số các khiếu nại là từ lao động giúp việc gia đình. Theo đánh giá của ILO, số liệu này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh đã có hàng loạt báo cáo về điều kiện làm việc tồi và các vụ việc lạm dụng lao động giúp việc gia đình tại Arập Xêut. Theo ILO, thực tế này cho thấy cần phải đặc biệt lưu ý đến việc quản lý hoạt động tuyển dụng trong khuôn khổ Bản ghi nhớ đã ký kết (Hoạt, 2015).

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế của việt nam với vương quốc arập xêut (Trang 72 - 74)