5. Kết cấu luận văn
3.1.2 Các chính sách cụ thể
3.1.2.1 Về quan hệ hợp tác thương mại với Arập Xêut
Từ năm 2006 đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và thúc đẩy tích cực mối quan hệ hợp tác thương mại với Arập Xêut. Hàng loạt các chuyến viếng
thăm giữa lãnh đạo các bộ, cấp Nhà nước giữa hai nước đã được tiến hành. Cùng với đó, là hai hiệp định và một thỏa thuận liên quan trực tiếp tới hợp tác thương mại song phương giữa hai nước đã được ký kết: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật (5/2006); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (4/2010); Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp (4/2010). Đặc biệt, năm 2011, hai nước đã chính thức thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Arập Xêut. Hiện nay, Ủy ban này đã có hai phiên họp chính thức diễn ra: vào tháng 5 năm 2011, tại Riyadh và vào tháng 3 năm 2014, tại Hà Nội.
Nhờ sự thúc đẩy về mặt chính sách giữa Nhà nước hai bên, thương mại hai chiều của Việt Nam và Arập Xêut đã gia tăng cả về tổng kim ngạch XNK và các mặt hàng XNK. Điều này được minh chứng rõ nét nhất trong phần 3.2.1 Hợp tác thương mại giữa hai nước. Nhìn vào các bảng thống kê số liệu ở mục này, ta sẽ thấy được hiệu ứng cụ thể của các chính sách thương mại giữa hai nước có tác động mạnh mẽ ra sao đối với thực tiễn hợp tác thương mại giữa đôi bên. Hiện nay, Arập Xêut đang trở thành một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Đông. Còn Việt Nam đang là đối tác nhập khẩu đứng thứ 26 và là đối tác xuất khẩu đứng thứ 32 của Arập Xêut. Điều này là hoàn toàn phù hợp chung đối với chiến lược chung của Việt Nam là thoát khỏi sự phụ thuộc của các thị trường Châu Á truyền thống.
3.1.2.2 Về quan hệ hợp tác đầu tư với Arập Xêut
Thông qua quá trình tìm hiểu về chính sách của Nhà nước Việt Nam về hợp tác đầu tư, có thể thấy chính sách đầu tư của Việt Nam hiện nay chỉ chủ yếu chỉ tập trung vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Và với trường hợp của Arập Xêut cũng không phải là một ngoại lệ. Nguyên nhân của vấn đề này là: thông tin về thị trường Arập Xêut đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn, lượng vốn của Việt Nam còn eo hẹp và chưa đủ sức để vươn tới những địa bàn xa xôi như khu vực Trung Đông…
Hiện nay, với đối tác Arập Xêut, Nhà nước Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc thu hút các nguồn vốn từ phía nước bạn vào Việt Nam. Trong suốt thời gian từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã ký với Arập Xêut 3 Hiệp định và 1 Thỏa thuận liên quan trực tiếp tới lĩnh vực đầu tư: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật (5/2006); Hiệp định về Hợp tác nông nghiệp (4/2010); Nghị định thư về Hợp tác dầu khí (4/2010); Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp (4/2010).
Các Hiệp định và Thỏa thuận liên quan tới hợp tác đầu tư được ký giữa hai nước, đã được cả quốc gia triển khai nhanh chóng và đúng với lộ trình đề ra. Thực tiễn của quá trình hợp tác đầu tư sẽ được trình bày chi tiết và chủ yếu trong mục 3.2.2.
3.1.2.3 Về quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động
Qua chính sách của Nhà nước Việt Nam về hợp tác xuất khẩu lao động, có thể thấy hiện nay Nhà nước Việt Nam đang thực sự rất quan tâm và muốn mở rộng thị trường này. Và hiện nay, Arập Xêut đang nổi lên như một đối tác đầy lớn và vẫn còn đầy tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Tính đến thời điểm năm 2015, Arập Xêut đang là thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông.
Để có được thành quả hiện nay, Nhà nước hai bên đã tích cực thúc đẩy lĩnh vực hợp tác lao động thông qua các cam kết từ hai phía. Tính từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Arập Xêut đã ký một Bản Ghi nhớ và một thỏa thuận liên quan trực tiếp tới vấn đề xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Arập Xêut: Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động (1/2006); Thỏa thuận về Tuyển dụng lao động giúp việc gia đình Việt Nam làm việc tại Arập Xêut (9/2014).
Nhờ những cam kết trên, thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Arập Xêut đang được mở rộng và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Phần thực tiễn của hợp tác lao động giữa Việt Nam và Arập Xêut sẽ được trình bày chi tiết hơn ở mục 3.2.3.