4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2.7. Giải pháp của bộ phận thẩm định tín dụng
Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng Techcombank Chương Dương về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó có chính sách đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ nhân viên làm việc.
Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, trình độ... phù hợp với công tác tín dụng để thực hiện công tác tín dụng thì mới mong giảm thiếu được những rủi ro trong thẩm định cho vaỵ
Nâng cao chức trách cán bộ lãnh đạo, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí làm công việc khác. Thường xuyên quản lý giám sát cán bộ trong công việc và sinh hoạt để chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đối với công tác tuyển dụng đầu vào cần tuân thủ các quy định, quy trình để tổ chức thi tuyển được đội ngũ cán bộ mới có kiến thức cơ bản tốt và thu hút được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm từ TCTD khác, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ có trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ). Sẵn sàng xem xét bổ nhiệm, quy hoạch những cán bộ trẻ tuổi có năng lực vào vị trí chủ chốt của Ngân hàng.
Quán triệt và thường xuyên giáo dục cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, nhận thức rõ hậu quả nghiêm trọng của việc vi phạm pháp luật cũng như việc không chấp hành các quy trình nghiệp vụ của ngành, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ.
Có chính sách thưởng phạt nghiêm minh mới khuyến khích, động viên được người lao động tích cực trong công tác, ý thức về nghề nghiệp cũng như sự phát triển của ngân hàng.
Công tác thi đua khen thưởng cần gắn với mức khoán cụ thể mức dư nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng, từ đó công tác quản trị nợ quá hạn sẽ có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
định hướng cụ thể hơn.