Nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 62 - 65)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

- Tại ngân hàng Techcombank Chương Dương luôn được xác định để đưa ra những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ hơn nữạ Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách chủ động

Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương tuy thấp so với tỷ lệ cho phép của ngân hàng Techcombank Việt Nam nhưng chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt trong lĩnh vực về kinh doanh bất động sản (chiếm trên 25% tổng dư nợ), dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 55% tổng số khách hàng và chiếm 31% tổng dư nợ). Bên cạnh đó công tác giám sát, quản lý nợ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể kiểm soát tốt được.

Bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương tuy có thấp hơn tỷ lệ cho phép của ngân hàng Techcombank Việt Nam nhưng vẫn cần thận trọng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đốc thúc thu hồi nợ đúng kế hoạch nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cần chú trọng đến những ngành nghề có hiệu quả đầu tư cao, hạn chế đầu tư vào những ngành nhiều tiềm ẩn rủi ro như: kinh doanh sắt thép xây dựng, kinh doanh bất động sản...

Đặc biệt, trong những năm 2009, 2010 chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước chịu tác động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2013 là 57,2 tỷ đồng chiếm 1,8%/tổng dư nợ, so với đầu năm giảm 11,5 tỷ đồng.

Trong năm 2013 đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 9,77 tỷ đồng, xử lý rủi ro tín dụng 41,3 tỷ đồng, thu hồi nợ xử lý 28,7 tỷ đồng.

Bảng 4.1. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Techcombank Chương Dương Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng dư nợ 2.034 2.781 3.256 136,7 117,1 Trong đó: - Nợ quá hạn 74,6 3,7 68,7 2,5 57,2 1,8 92,1 83,3 - Trích lập DP 12,92 12,05 9,77 9,33 81,1 - XLRR 22,8 29,8 41,3 130,7 139,0 - Thu nợ XL 34,7 29,1 28,7 83,9 98,6

Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank Chương Dương năm 2011- 2013

Trong thời gian từ năm 2011- 2013 tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh là do nợ quá hạn đã được quan tâm triệt để và thu hồi quyết liệt, tuy nhiên ngân hàng Techcombank Chương Dương vẫn chủ động trích lập dự phòng cao để đối phó với diễn biến xấu của tình hình kinh tế trong thời gian tới, việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kế hoạch của ngân hàng Techcombank Chương Dương. Tuy nhiên, qua thực tế tỷ lệ nợ xấu giảm xuống do đó lợi nhuận kế hoạch của ngân hàng Techcombank Chương Dương đạt được theo kế hoạch là do đã thu được nguồn thu nợ quá hạn, từ đó tình hình tài chính của ngân hàng Techcombank Chương Dương khả quan hơn và luôn đạt được lợi nhuận như mục tiêu kế hoạch đã xây dựng từ trước, bên cạnh đó ngân hàng Techcombank Chương Dương cũng chỉ phải trích lập dự phòng ở mức 9,77 tỷ đồng cho năm 2013, giảm 2,28 tỷ đồng so với năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 74,6 12,92 22,8 34,7 68,7 12,05 29,8 29,1 57,2 9,77 41,3 28,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn Trích lập dự phòng Xử lý rủi ro Thu nợ xử lý

Đồ thị 4.1. Nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

Qua phân tích trên, tuy nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương được kiểm soát khá cẩn thận, nợ quá hạn phát sinh đều nằm trong kế hoạch cho phép. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn, xem xét các khoản nợ còn tiềm ẩn sẽ quá hạn trong tương lai đặc biệt là các dự án trung, dài hạn và có số dư nợ lớn. Một khi những món nợ trên xảy ra quá hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên rất cao, đến khi này chúng ta không thể kiểm soát được chúng bằng các biện pháp hiện có, mức độ rủi ro chưa thể đo lường hết được. Cho nên công tác quản trị nợ quá hạn phải hết sức thường xuyên, liên tục để có những phản hồi kịp thời nhằm xử lý chúng để không bị động, mất kiểm soát dẫn đến những bất ngờ trong kinh doanh, bị động trong xử lý là những điều rất đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.

Từ nhận thức đó, ngân hàng Techcombank Chương Dương rất chú trọng đến công tác quản trị nợ quá hạn, kiểm soát chặt chẽ từ các khâu cho vay, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp... Tuy nhiên, việc biến động nhanh của thị trường, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, thị phần ngày càng bị thu hẹp... là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị nợ quá hạn. Những tốn tại ấy chúng ta phải hiểu và đón nhận chúng một cách chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

động nhằm trách được những bất ngờ trong kinh doanh, chủ động tiếp nhận một cách có khoa học... có như vậy thì mới làm tốt được công tác quản trị nợ quá hạn, tốt được công việc kinh doanh của ngân hàng cùng với sự pháp triển bền vững và lợi nhuận đạt được như kế hoạch kinh doanh.

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)