4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng
Cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trước khi cho vaỵ Cán bộ tín dụng cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của nhà nước; dự kiến năng lực sản xuất kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn của dự án…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn phải có xác nhận của kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập vì hiện nay các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp gửi cho ngân hàng không đảm bảo độ tin cậy, không thông qua kiểm toán, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định.
Tuy nhiên, cán bộ tín dụng không phải hoàn toàn tin tưởng vào các báo cáo tài chính có kiểm toán mà nên dựa trên kinh nghiệm bản thân khả năng phân tích phán đoán tình hình qua việc tìm hiểu doanh nghiệp bằng các chuyến đi thực tế, bằng giác quan “ thứ 6” của mình để có thể phân tích doanh nghiệp một cách tốt hơn, chính xác hơn.
4.3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng
Kiểm tra trước trong và sau khi cho vay
Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cơ cấu dư nợ với nguồn vốn, những biện pháp để tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế trên địa bàn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra về hồ sơ cho vay: cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cho vaỵ Đặc biệt cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh,…Đối với đơn xin vay, cầnl àm rõ mục đích và lý do vay tiền.
Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ: việc đối chiếu dư nợ vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vaỵ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
nhằm hạn chế nợ quá hạn tới mức tối đạ
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế nợ quá hạn thì cần tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra; thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; có quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát; không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào tuỳ từng thời đirm, từng đối tượng và mục đích kiểm trạ