Nhóm yếu tố bên trong thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 83)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Nhóm yếu tố bên trong thuộc về ngân hàng

- Qua điều tra ý kiến đánh giá của các bộ ngân hàng cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong môi trường kinh doanh của ngân hàng Techcombank Chương Dương là chính cơ chế, chính sách của ngân hàng đó, có đến 41,5% số người được hỏi trả lời yếu tố trên, sau đó đến mức độ cạnh tranh là 35,7% và các cơ chế chính sách của nhà nước là 35,6% cho là rất quan trọng, và đó cũng chính là yếu tố quan trọng nhất.

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng cơ chế chính sách của nhà nước cũng không quan trọng đến nợ quá hạn từ môi trường kinh doanh của ngân hàng chiếm tỷ lệ 15,7%.

Yếu tố pháp lý được đánh giá là bình thưởng chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,7% có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

Ngoài các yếu tố trên, yếu tố về công tác thẩm định cho vay vốn được đánh giá rất cao với 72,8% ý kiến cho là rất quan trọng và đây là yếu tố được đánh giá quan trong nhất trong các yếu tổ ảnh hưởng đến nợ quá hạn từ môi trường kinh doanh.

- Ngoài ra, yếu tố về kiểm tra, giám sát trong quá trình vay vốn cũng được đánh giá cao với tỷ lệ 52,4% cho là rất quan trọng.

Như vậy, ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh đến nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương Dương có rất nhiều yếu tố từ khách quan, chủ quan nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu thẩm định dự án, khách hàng trước khi cho vốn và trong quá trình cho vay cần phải có sự giám, sát kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

thường xuyên việc sử dụng đồng vốn vay đó.

Bảng 4.8. Tỷ lệ cán bộ trả lời về mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh đến công tác quản trị nợ quá hạn (n=168)

Đơn vị tính: % Yếu tố Rất quan trọng Quan trọng Quan trọng bình thường Không quan trọng

Các yếu tố của ngân hàng

Công tác tổ chức quản trị nợ quá hạn 32,1 36,8 26,3 4,8

Công tác thẩm định 72,8 18,6 8,6 0

Sự hiểu biết trong lĩnh vực thẩm định 43,2 36,8 12,3 7,7 Đánh giá về phương án vay vốn 54,7 36,8 6,4 2,1 Công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng 52,4 38,7 6,8 2,1 Đánh giá khả năng thực hiện dự án của

khách hàng 35,7 42,6 12,9 8,8

Các yếu tố bên ngoài

Địa bàn, điều kiện tự nhiên 16,7 45,3 31,3 6,7 Mức độ cạnh tranh 35,7 31,6 28,6 4,1 Cơ chế, chính sách của nhà nước 35,6 31,8 16,9 15,7 Cơ chế, chính sách của ngân hàng 41,5 31,6 18,3 8,6 Khả năng tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo 46,9 39,7 11,3 2,1 Nguồn: Số liệu điều tra 4.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng vay vốn

Ngoài yếu tố từ môi trường kinh doanh, yếu tố khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương trong khâu thẩm định, đánh giá hay phân tích… Có nhiều trường hợp nợ quá hạn phát sinh chủ yếu từ phía khách hàng vay vốn, có những khách hàng không đủ khả năng trả nợ vay cho ngân hàng nên bị chuyển sang nhóm nợ quá hạn, khách hàng không đủ khả năng trả nợ, chây ỳ...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Trong thực tế, xuất phát từ vai trò quan trọng của khách hàng trong việc quản lý tiền vay nên trước khi cho vay ngân hàng cần đánh giá đúng năng lực của khách hàng trên mọi khía cạnh để hạn chế nợ quá hạn từ nguyên ngân của khách hàng bao gồm:

- Do sự đánh giá, phân tích khả năng tài chính của đơn vị vay vốn chưa thật sự chính xác, chưa đúng đắn dẫn đến phân kỳ trả nợ chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng bị động lớn trong khâu trả nợ cho ngân hàng chính là điều làm cho nợ quá hạn phát sinh.

4.2.3.1. Phương án sản xuất của khách hàng

- Phương án vay vốn của khách hàng bị chính khách hàng lạm dụng, phương án với nhu cầu vốn thực là một số nhỏ hơn nhu cầu vay, nhưng do trình độ thẩm định còn một số hạn chế (như: chưa thật sự am hiểu hết trong lĩnh vực đầu tư đó) nên ngân hàng đã cho vay vượt nhu cầu theo yêu cầu của khách hàng từ đó có một phần vốn đem sử dụng sang mục đích khác.

Phương án sản xuất kinh doanh thể hiện qua chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tìm phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của những sản phẩm đó trên thị trường, biết được sự phù hợp của dự án với nhu cầu của xã hội và xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như biết được năng lực tài chính của khách hàng và năng lực quản lý. Trên cơ sở đó, ngân hàng tiến hàng giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng.

Theo ý kiến đánh giá có 49,8% số ý kiến cho rằng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là rất quan trọng, 39,9% cho là quan trọng và 2,4% số ý kiến cho rằng không quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

4.2.3.2. Mục đích vay vốn

- Mục đích sử dụng vay vốn bị chuyển hướng cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương.

Mục đích vay vốn là yếu tố không thể thiếu đối với khách hàng, ngân hàng rất quan tâm đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng, trong quá trình sử dụng vốn, ngân hàng luôn có cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn làm sao để đúng mục đích, đủ số lượng vốn vaỵ Qua yếu tố mục đích vay vốn cho thấy có 54,7% ý kiến cho rằng mục đích vay vốn rất quan trọng, 39,8% ý kiến cho rằng là quan trọng chỉ có 2,1% ý kiến cho rằng là không quan trọng do những yếu tố khách quan.

4.2.3.3. Tài sản đảm bảo

Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt. Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu lớn thì khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ ngân hàng. Nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách hàng phải lấy tài sản thế chấp vay vốn của họ để trả nợ hay đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là mối ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thế chấp. Yếu tố tài sản đảm bảo có tỷ lệ đánh giá rất quan trọng cao nhất với 35,7% và quan trọng là 32,6%

4.2.3.4. Uy tín của khách hàng, tính hợp tác của khách hàng

Ngân hàng có thể xem xét qua nhiều năm về quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác để có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng. Do đó, có 42,1% ý kiến cho rằng yếu tố trên là rất quan trọng trong khi đó chỉ có 6,7% cho rằng không quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

Bảng 4.9. Đánh giá ảnh hưởng từ khách hàng đến quản trị nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương Dương (n=168)

Đơn vị tính: % Yếu tố Rấtrt quan ọng Quan trọng Quan trọng bình thường Không quan trọng Tính trung thực của số liệu khách hàng cung cấp 53,4 42,3 3,1 1,2

Phương án sản xuất kinh doanh 49,8 39,9 7,9 2,4

Nhân cách của khách hàng 39,5 46,8 11,4 2,3

Mục đích vay vốn 54,7 39,8 3,4 2,1

Tài sản đảm bảo 35,7 32,6 25,6 6,1

Tính hợp tác của khách hàng 42,1 24,8 26,4 6,7

Nguồn: Số liệu điều tra

4.3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG

4.3.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng Techcombank Chương Dương Dương

Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, ngân hàng ngân hàng Techcombank Việt Nam và ngân hàng Techcombank Chương Dương nói riêng định hướng trở thành người cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng có chất lượng và uy tín hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “ chăm lo cho bạn thành công”.

Với phương châm đó, mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng vào khách hàng: mọi cán bộ, nhân viên của ngân hàng Techcombank Chương Dương ở mọi cương vị luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu và luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại Techcombank nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Ngân hàng định hướng cung cấp đầy đủ nhân lực và vật lực để thực hiện các chính sách và hoạt động hướng vào khách hàng. Đồng thời, toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng cam kết thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống chất lượng tại ngân hàng Techcombank Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng, quy trình sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Qua đó từng bước nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống.

Công nghệ ngân hàng tiếp tục là một ưu tiên trong định hướng phát triển của Techcombank nhằm đem đến cho các khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến…Trên cơ sở những cải tiến đã được thực hiện trong năm 2013, trong những năm tới Ban IT của ngân hàng Techcombank Chương Dương sẽ hoàn tất việc triển khai hệ thống lưu trữ nhằm thống nhất về mặt công nghệ với toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng tiếp tục phát triển ứng dụng phần mềm quản trị ngân hàng lõi (core- banking) phiên bản T24 và hoàn thiện quy trình sản phẩm của Treasury, Module All in One Account…Nền tảng công nghệ hiện đại trên sẽ là cơ sở để ngân hàng Techcombank Chương Dương bứt phá trong những năm tới hướng tới khách hàng cá nhân, phục vụ chiến lược phát triển ngân hàng.

- Duy trì và giảm tổng dự nợ quá hạn dưới 5% theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Tăng nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, đồng thời tiến hành trích lập quy dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

4.3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

4.3.2.1. Đối với các khoản cho vay mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

Tìm hiểu nắm bắt khách hàng là một trong những yếu tố tạo nên thành công của ngân hàng. Vì vậy trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, ngân hàng Techcombank Chương Dương phải nghiên cứu rõ về khách hàng của mình, đặc biệt khách hàng ở quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Trên cơ sở đó ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của khách hàng.

b. Phân tán rủi ro

Để tránh được rủi ro, ngân hàng Techcombank Chương Dương cần đa dạng hoá đối với tượng cho vay, tránh chỉ dồn vốn vào một số ngành nghề nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong thời điểm hiện tại hạn chế cho vay về bất động sản, thực hiện đồng tài trợ với các khoản vay lớn mà ngân hàng không thể kiểm soát nổị Ngoài ra ngân hàng Techcombank Chương Dương có thể tham gia bảo hiểm để tránh rủi rọ

c. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Đội ngũ cán bộ tín dụng là đội ngũ có quan hệ trực tiếp với khách hàng, trực tiếp làm công tác thẩm định khách hàng. Do vậy trình độ của cán bộ tín dụng luôn cần được phải nâng cao thông qua các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo đại học và trình độ sau đại học.

4.3.2.2. Đối với khoản nợ có dấu hiệu xấu

ạ Tăng cường tư vấn cho khách hàng

Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng Techcombank Chương Dương có thể tư vấn cho doanh nghiệp hướng giải quyết, từng bước củng cố thu nhập tạo nguồn thu trả ngân hàng. Ngoài ra có thể giúp khách hàng phân tích tài chính và dự đoán xu hướng phát triển, thậm chí mời chuyên gia để cho lời khuyên tư vấn

b. Khuyến khích người vay hợp nhất với người khác

Để tăng năng lực tài chính giúp cho việc phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên điều này chỉ được đề nghị sau khi nghiên cứu và định giá cẩn thận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

tốt các yếu tố có ảnh hưởng.

c. Yêu cầu giảm bớt kế hoạch mở rộng

Nếu khách hàng đang có kế hoạch mở rộng trong khi vấn đề tài chính đang gặp khó khăn thì ngân hàng Techcombank Chương Dương nên khuyến khích người vay loại bỏ ý định đó cho đến khi cải thiện tình hình tài chính do những kế hoạch có thể chiếm vốn từ hoạt đồng sản xuất kinh doanh.

ẹ Khuyến khích thu hồi các khoản phải thu chậm trả

Điều này có thể thực hiện bằng việc thúc đẩy một sự gia tăng trong chương trình thu ngân hoặc thêm nhân sự chuyên về lĩnh vực nàỵ Nó cũng có thể bao gồm một sự kiểm tra chính sách tín dụng của doanh nghiệp.

f. Nhận thêm vật thế chấp

Mặc dù người vay có thể nghi ngờ về biện pháp này nhưng nó có thể có lợi ích cho cả 2 bên. Ngân hàng Techcombank Chương Dương ít muốn đòi nợ và có thể ở vào vị trí tốt hơn để xếp loại khoản vay dễ trả nợ hơn. Nó cũng sẽ có lợi cho ngân hàng Techcombank Chương Dương vì tình hình tài chính của DN sẽ được tăng lên. Như vậy, ngân hàng sẽ cho vay với mức bằng 70% giá trị của vật thế chấp như quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc...

Khuyến khích khách hàng tự bán tài sản trong vòng từ 3 đến 6 tháng, nếu không thì ngân hàng sẽ buộc khách hàng uỷ quyền lại quyền bán và tài sản thế chấp này sẽ được giao bán tại chợ hay tại trung tâm đấu giá.

g. Cơ cấu lại khoản nợ

Ngân hàng Techcombank Chương Dương có thể cơ cấu lại khoản cho vay bằng việc kéo dài kỳ hạn và rút bớt mức chi trả hàng tháng hay thậm chí huỷ bỏ sự trả vốn gốc trong một thời gian. Cũng có thể kết hợp một người cho vay dài hạn hơn hay cộng tác với một người cho vay khác và như vậy giảm bớt rủi rọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

4.3.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động tín dụng rõ ràng với các chỉ tiêu cụ thể, có kế hoạch và có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn.

- Thực hiện tốt chính sách khách hàng.

- Có những đánh giá đúng mức độ rủi ro của khách hàng để áp dụng biện pháp quản trị rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp.

- Phân nhóm khách hàng bao gồm: các doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình... nhằm xác định điều kiện của từng khách hàng để tiếp cận và có phương pháp, chính sách để phục vụ phù hợp hơn, sâu sát hơn.

- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để có chính sách khách hàng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tiếp cận của từng nhóm khách hàng. Đồng thời thường xuyên có kế hoạch đánh giá định kỳ nhằm chỉnh sửa, bổ

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)