Kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank Chương Dương

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 57)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.6. Kết quả kinh doanh của ngân hàng Techcombank Chương Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

nhập là phương châm hoạt động của ngân hàng. Theo kết quả phân tích tài chính của ngân hàng Techcombank Chương Dương được thể hiện qua bảng 3.10 cho thấy, tổng thu nhập tăng đều đặn qua các năm từ 1.181 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 1.288 tỷ đồng năm 2013 (qua 3 năm tốc độ tăng bình quân 4,43%/năm), trong đó thu nhập từ thu điều chuyển vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thụ Sau đó là đến thu nhập từ lãi suất của các món cho vay và thu từ các khoản ngoài tín dụng có tỷ lệ và số tiền thấp nhất.

Về tổng chi tỷ lệ thuận với tổng thu, tổng chi và tăng đều qua các năm cùng với tổng thu, tốc độ tăng của tổng chi bình quân qua 3 năm là 4,5%/năm tương đương với tốc độ tăng của tổng thụ

Về chi phí cho hoạt động tín dụng trong đó chi trả lãi chiếm số lượng tiền và tỷ lệ cao nhất, các khoản chi khác chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Bảng 3.10. Kết quả tài chính của ngân hàng Techcombank Chương Dương STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (tỷđồng) Cơ cấu (%) Số tiền (tỷđồng) Cơ cấu (%) Số tiền (tỷđồng) Cơ cấu (%) I Tổng thu 1.181 100,0 1.205 100,0 1.288 100,0

1 Thu lãi cho vay 397 33,6 430 35,7 469 36,5 2 Thu điều chuyển vốn 752 63,7 725 60,6 739 57,4 3 Thu ngoài tín dụng 32 2,7 50 4,2 79 6,1 II Tổng chi 1.053 100,0 1.075 100,0 1.151 100,00 1 Chi trả lãi 638 60,6 701 65,2 778 67,6 2 Chi điều chuyển vốn 298 28,3 270 25,1 273 23,7 3 Chi khác 117 11,1 104 9,7 99 8,7

III Chênh lệch thu chi 128 130 137

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011, 2012, 2013

Theo đó quỹ thu nhập (chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi) cũng tăng đều đặn qua các năm (tăng bình quân 3,6%/năm). Điều đó cho thấy ngân hàng Techcombank Chương Dương đang phát triển rất ổn định và bền vững, kinh doanh rất có hiệu quả thể hiện tính năng động trong hoạt động tín dụng của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Để có được kết quả đáng kể đó, đặc biệt trong những năm qua môi trường kinh doanh có nhiều biến động, rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động kinh doanh, công thêm nữa với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nhưng với nỗ lực của mình ngân hàng Techcombank Chương Dương đã không ngừng khơi thông đầu vào, đi đối với việc mở rộng tín dụng đầu ra, đẩy mạnh sự gia tăng lợi nhuận hàng năm, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ được giao cũng như phương hướng kinh doanh đặt ra nhằm tạo cho mình một vị thế xứng đáng trên địa bàn hoạt động.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu, tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của phòng kế hoạch kinh doanh, xem lại các báo cáo tài chính, các bảng cân đối, chứng từ giao dịch... của ngân hàng Techcombank Chương Dương. Ngoài ra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, trên các phương tiện đại chúng, trên các website, các đề tài, chuyên đề, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứụ..

- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc 30 người, cán bộ phòng tín dụng 100 người và 38 cán bộ nhân viên các phòng/ban khác. Tổng số người được phỏng vấn là 168 người được thu thập bằng phương pháp trắc nghiệm và lấy ý kiến, câu hỏi điều tra mở của các cán bộ tại ngân hàng Techcombank Chương Dương toàn bộ vùng 3 với 19 chi nhánh. Trong nội dung phỏng vấn nhằm nắm bắt thêm thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của ngân hàng trong thời gian quạ Từ đó, có những phân tích, đánh giá sát thực với thực trạng, những khó khăn, nguyên nhân, giải pháp và định hướng trong những năm tới đối với nợ quá hạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 3.11. Số liệu mẫu điều tra STT Đối tượng điều tra Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) 1 Ban giám đốc 30 17,86 2 Cán bộ tín dụng 100 59,52 3 Bộ phân khác 38 22,62 Tổng số 168 100,0 3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ của đối tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... cho các chỉ tiêu phân tích như nguồn vốn huy động, nguồn vốn cho vay, tổng dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá hạn theo các đối tượng, theo thành phần kinh tế... Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra những kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứụ

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau về tình hình huy động và sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. So sánh giữa các năm, năm 2012 với năm 2011 và năm 2013 với năm 2012. So sánh nợ quá hạn với tổng dư nợ, so sánh dư nợ cho vay giữa các đối tượng vaỵ.. để thấy sự biến động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện được nợ quá hạn, chỉ ra nguyên nhân và đưa các giải pháp.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưạ Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Hệ số dư nợ: Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Tổng dư nợ

Hệ số dư nợ (lần) = Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này caọ

Công thức tính như sau:

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = × 100 Tổng dư nợ cho vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG TECHCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG

4.1.1. Nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

- Tại ngân hàng Techcombank Chương Dương luôn được xác định để đưa ra những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ hơn nữạ Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách chủ động

Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương tuy thấp so với tỷ lệ cho phép của ngân hàng Techcombank Việt Nam nhưng chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt trong lĩnh vực về kinh doanh bất động sản (chiếm trên 25% tổng dư nợ), dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 55% tổng số khách hàng và chiếm 31% tổng dư nợ). Bên cạnh đó công tác giám sát, quản lý nợ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể kiểm soát tốt được.

Bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương tuy có thấp hơn tỷ lệ cho phép của ngân hàng Techcombank Việt Nam nhưng vẫn cần thận trọng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đốc thúc thu hồi nợ đúng kế hoạch nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cần chú trọng đến những ngành nghề có hiệu quả đầu tư cao, hạn chế đầu tư vào những ngành nhiều tiềm ẩn rủi ro như: kinh doanh sắt thép xây dựng, kinh doanh bất động sản...

Đặc biệt, trong những năm 2009, 2010 chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước chịu tác động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2013 là 57,2 tỷ đồng chiếm 1,8%/tổng dư nợ, so với đầu năm giảm 11,5 tỷ đồng.

Trong năm 2013 đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 9,77 tỷ đồng, xử lý rủi ro tín dụng 41,3 tỷ đồng, thu hồi nợ xử lý 28,7 tỷ đồng.

Bảng 4.1. Thực trạng nợ quá hạn của Ngân hàng Techcombank Chương Dương Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng dư nợ 2.034 2.781 3.256 136,7 117,1 Trong đó: - Nợ quá hạn 74,6 3,7 68,7 2,5 57,2 1,8 92,1 83,3 - Trích lập DP 12,92 12,05 9,77 9,33 81,1 - XLRR 22,8 29,8 41,3 130,7 139,0 - Thu nợ XL 34,7 29,1 28,7 83,9 98,6

Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank Chương Dương năm 2011- 2013

Trong thời gian từ năm 2011- 2013 tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh là do nợ quá hạn đã được quan tâm triệt để và thu hồi quyết liệt, tuy nhiên ngân hàng Techcombank Chương Dương vẫn chủ động trích lập dự phòng cao để đối phó với diễn biến xấu của tình hình kinh tế trong thời gian tới, việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kế hoạch của ngân hàng Techcombank Chương Dương. Tuy nhiên, qua thực tế tỷ lệ nợ xấu giảm xuống do đó lợi nhuận kế hoạch của ngân hàng Techcombank Chương Dương đạt được theo kế hoạch là do đã thu được nguồn thu nợ quá hạn, từ đó tình hình tài chính của ngân hàng Techcombank Chương Dương khả quan hơn và luôn đạt được lợi nhuận như mục tiêu kế hoạch đã xây dựng từ trước, bên cạnh đó ngân hàng Techcombank Chương Dương cũng chỉ phải trích lập dự phòng ở mức 9,77 tỷ đồng cho năm 2013, giảm 2,28 tỷ đồng so với năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 74,6 12,92 22,8 34,7 68,7 12,05 29,8 29,1 57,2 9,77 41,3 28,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn Trích lập dự phòng Xử lý rủi ro Thu nợ xử lý

Đồ thị 4.1. Nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương

Qua phân tích trên, tuy nợ quá hạn tại ngân hàng Techcombank Chương Dương được kiểm soát khá cẩn thận, nợ quá hạn phát sinh đều nằm trong kế hoạch cho phép. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn, xem xét các khoản nợ còn tiềm ẩn sẽ quá hạn trong tương lai đặc biệt là các dự án trung, dài hạn và có số dư nợ lớn. Một khi những món nợ trên xảy ra quá hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên rất cao, đến khi này chúng ta không thể kiểm soát được chúng bằng các biện pháp hiện có, mức độ rủi ro chưa thể đo lường hết được. Cho nên công tác quản trị nợ quá hạn phải hết sức thường xuyên, liên tục để có những phản hồi kịp thời nhằm xử lý chúng để không bị động, mất kiểm soát dẫn đến những bất ngờ trong kinh doanh, bị động trong xử lý là những điều rất đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.

Từ nhận thức đó, ngân hàng Techcombank Chương Dương rất chú trọng đến công tác quản trị nợ quá hạn, kiểm soát chặt chẽ từ các khâu cho vay, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp... Tuy nhiên, việc biến động nhanh của thị trường, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, thị phần ngày càng bị thu hẹp... là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị nợ quá hạn. Những tốn tại ấy chúng ta phải hiểu và đón nhận chúng một cách chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

động nhằm trách được những bất ngờ trong kinh doanh, chủ động tiếp nhận một cách có khoa học... có như vậy thì mới làm tốt được công tác quản trị nợ quá hạn, tốt được công việc kinh doanh của ngân hàng cùng với sự pháp triển bền vững và lợi nhuận đạt được như kế hoạch kinh doanh.

4.1.2. Các quy chế cho vay của ngân hàng Techcombank Chương Dương

Trong công tác xây dựng về quy chế, quy định cho vay trước tiên ngân hàng Techcombank Chương Dương vẫn phải bám sát theo những quy định chung của ngân hàng Techcombank Việt Nam, của ngân hàng nhà nước, theo luật các Tổ chức tín dụng và theo Luật doanh nghiệp để từ đó có những định hướng cụ thể cho ngân hàng Techcombank Chương Dương.

Cụ thể, ngân hàng Techcombank Chương Dương căn cứ theo Quyết định 1627/2001-QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và hướng dẫn thực hiện số 49/QĐ-HĐQT ngày 31/05/2002 của ngân hàng Techcombank Việt Nam, Quyết định số 106/QĐ-HĐQT-NHTC ngày 20/08/2002 về việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Techcombank Việt Nam, phân tích đánh giá doanh nghiệp dưới giác độ tài chính - ngân hàng.

• Các quy định cho vay vốn gồm:

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng thực hiện đúng và đủ các quy định và điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)