Phòng ngừa nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 73 - 76)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.5. Phòng ngừa nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương

Chỉ tiêu Đơtính n vị 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 - Số lượng khách hàng đã giải ngân khách hàng 947 1.134 1.057 119,8 93,2 - Tổng số tiền đã giải ngân tỷ đồng 3.659 4.102 4.256 112,1 103,8 - Số lượng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích tỷ đồng 14 11 6 78,6 54,6

- Doanh số cho vay sai mục đích

tỷ

đồng 14,7 12,4 9,6 84,4 77,4

Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank Chương Dương năm 2011- 2013

Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn tồn tại những vấn đề sau: - Công tác giám sát và sử dụng vốn vay chưa bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, vẫn còn sự cả nể, làm việc mang tính chất tương đối, cho có.

- Chưa khách quan trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay để từ đó có những phản ánh trung thực, cần thiết đối với món vay đó.

4.1.5. Phòng ngừa nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương Dương Dương

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn luôn gắn liền với rủi rọ Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là vấn đề bức xúc và nóng bỏng mà Ngân hàng cần xem xét giải quyết. Kinh doanh trong một môi trường chưa ổn định và nhiều rủi ro, ngân hàng Techcombank Chương Dương đã nghiên cứu tìm kiếm những loại hình đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa hạn chế được rủi ro như kết hợp đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp, giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

dần dư nợ với khách hàng có mức dư nợ cao để đảm bảo an toàn vốn, đẩy mạnh bán buôn cho các tổ chức tín dụng, tăng cường cho vay các dự án có đảm bảo của chính phủ.

Nợ quá hạn hình thành từ các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn. Theo quy định nợ quá hạn trên 6 tháng được coi là nợ khó đòị Nhưng trong điều kiện các doanh nghiệp tự hạch toán kinh tế, không được bao cấp bất kỳ khoản nào của các bộ, các ngành và nhà nước nên việc thanh toán nợ quá hạn hay nợ khó đòi cho ngân hàng là một điều nan giảị Đặc biệt là các doanh nghiệp chỉ gây ra nợ quá hạn đối với ngân hàng khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và gặp khó khăn trong quá trình tái sản xuất tiếp theo vì thiếu vốn. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm vừa thu hồi được vốn, vừa giúp đỡ cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Điều chỉnh quan hệ tín dụng khi có dấu hiệu rủi ro tín dụng là hợp lý, nhưng ngân hàng nên xem xét ảnh hưởng của điều chỉnh đó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi ngân hàng sát sao quá trong việc thu hồi vốn tín dụng, ngay lập tức dẫn đến tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn hơn và có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

Từ quan điểm đó, ngân hàng Techcombank Chương Dương đã vừa là người cho vay, vừa là người giúp đỡ các doanh nghiệp lúc khó khăn, ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ những doanh nghiệp có nợ quá hạn nhưng là những doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh và có triển vọng. Nhờ đó ngân hàng Techcombank Chương Dương đã có cách xử lý linh hoạt và mang lại hiệu quả cao các khoản nợ quá hạn phát sinh.

Như vậy, công tác phòng ngừa nợ quá hạn là một công việc hết sức khó khăn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Techcombank Chương Dương nói riêng. Đây là một công việc hết sức nhạy cảm, thiết thực với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có phòng ngừa được tốt nợ quá hạn mới mong có được kết quả tài chính tốt, mới mong có được kết quả kinh doanh kế hoạch...

- Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh qua các năm từ 3,7% trong năm 2011 xuống còn 2,5% trong năm 2012 và tỷ lệ này là 1,8% trong năm 2013. Điều này chứng tỏ ngân hàng Techcombank Chương Dương ngày càng chú trọng khâu kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bảng 4.4. Trích lập phòng ngừa nợ quá hạn của ngân hàng Techcombank Chương Dương đối với khách hàng vay vốn Chỉ tiêu vĐơị tính n 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng dư nợ đồtỷng 2.034 2.781 3.256 136,7 117,1 Trong đó: - Dư nợ quá hạn tỷ đồng 74,6 68,7 57,2 92,1 83,3 Tỷ lệ % 3,7 2,5 1,8 - Trích lập dự phòng rủi ro đồtỷng 12,92 12,05 9,77 93,3 81,1 Tỷ lệ % 0,6 0,4 0,3

Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank Chương Dương năm 2011- 2013

Số tiền trích lập dự phòng rủi ro được trích lập theo tỷ lệ sau khi phân loại nợ, ngân hàng Techcombank Chương Dương trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Qua đó, số tiền trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần từ 12,92 tỷ đồng năm 2011, năm 2012 là 12,05 tỷ đồng (giảm 6,7% so với năm 2011) và giảm xuống còn 9,77 tỷ đồng năm 2013 (giảm 18,9% so với năm 2012), cùng với đó dư nợ quá hạn giảm dần quá các năm và số tiền trích lập dự phòng rủi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

to giảm xuống, điều này cho thấy tính an toàn trong kinh doanh của ngân hàng Techcombank Chương Dương rất được chú trọng, an tâm trong điều hành kinh doanh, ổn định trong phát triển lâu dàị

74,6 12,92 68,7 12,05 57,2 9,77 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T đ n g

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

Dư nợ quá hạn Số tiền trích lập dự phòng rủi ro

Đồ thị 4.2. Nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng Techcombank Chương Dương

Như vậy, tuy tổng dự nợ tăng lên đều đặn quá các năm và dư nợ quá hạn có giảm xuống những vẫn còn khá cao với 57,2 tỷ đồng năm 2013, do đó việc trích lập dự phòng rủi ro cũng phải giảm xuống theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng techcombank chương dương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)