Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất các công trình xây lắp điện tại công ty cổ phần xây lắp điện bắc giang (Trang 29)

Các phương pháp được sử dụng để phân tích gồm. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Vận dụng phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải nắm các vấn đề sau: - Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Có các loại gốc so sánh như sau: số kỳ trước, số kế hoạch (dự toán, định mức), số trung bình ngành.

- Điều kiện so sánh: điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phản ánh cùng một nội dung kinh tế + Phải có cùng phương pháp tính toán + Phải có cùng đơn vị tính toán

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh trong các trường hợp sau:

- Sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh giá trị thực tế của một khoản mục chi phí từng công trình, hạng mục công trình với dự toán nhằm đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí hay bội chi chi phí.

Cụ thể:

∆CPi = CPti- CPdi

I∆CPi = ∆CP /CPdi

Trong đó:

∆CPi: Chênh lệch chi phí giữa thực tế với dự toán

CPti:: Khoản chi phí thực tế CPdi: Chi phí theo dự toán ∆CPi>0, I∆CPi >0: Bội chi phí

∆CPi<0, I∆CPi <0: Tiết kiệm chi phí ∆CP =0, I∆CPi: Không thay đổi so với dự toán

Ngoài ra trong phân tích chi phí nhân công trực tiếp còn so sánh tốc độ tăng của tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân công nhân để đánh giá trình độ quản lý, sử dụng lao động, quản lý chi phí của đơn vị.

Căn cứ vào kết quả so sánh ta có thể đánh giá được sự biến động về quy mô, kết cấu chi phí của doanh nghiệp trong kỳ, trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp so với dự kiến.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu.

Khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần phải xác định được phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau:

- Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau. Tuy nhiên trong doanh nghiệp xây lắp nhân tố số lượng luôn cố định vì trong doanh nghiệp xây lắp tiêu thụ sản phẩm trước khi tiến hành quá trình thi công.

Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng.

- Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đăc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó với nhân tố khác đã cố định.

- Cụ thể trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí. Trong doanh nghiệp xây lắp, khi tiến hành phân tích người ta phải cố định nhân tố khối lượng sản phẩm xây lắp ở kỳ thực tế, đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp xây lắp và doanh nghiệp công nghiệp.

Chi phí NVLTT

Sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của chi phí vật liệu (V)

+ Do ảnh hưởng của khối lượng xây lắp: V (S) = ∑ = n i 1 (Sti – Sdi) x ∑ = n j 1 mdj x gdj

Do ảnh hưởng của mức tiêu hao vật liệu cho từng khối lượng xây lắp thay đổi. V (Mj) = ∑ = n i 1 Sti x ∑ = m j 1 mdj x gdj

+ Do đơn giá vật liệu xuất dùng thay đổi V (gj) = ∑ = n i 1 Sti x ∑ = m j 1 (gtj x g dj) Tổng hợp lại: - V(Si) + V(mi) + V(gj) = ∆V Chi phí SDMTC(M) Ta có: M = ∑ = n i 1 Si x Ci x gi

Do ảnh hưởng của khối lượng thi công bằng máy từng loại công việc thay đổi M (Si) = ∑

=

n

i 1 ( Sti – Sdi) x Cdi x gdi

Do ảnh hưởng của số ca máy bình quân để hoàn thành một đơn vị khối lượng xây lắp

M (Ci) =

=

n

i 1 Sti x (Cti – Cdi) x gdi

+ Do ảnh hưởng của đơn giá ca máy M (Gi) = ∑

=

n

i 1 Sti x Cti x (gti – gdi)

Tổng hợp: M (Si) + M (Ci) + M (gi) = M

2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các bộ phận như doanh thu – chi phí, tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán…Sử dụng phương pháp này để xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Phương pháp này sử dụng được sử dụng trong đề tài để đánh giá khát quát về biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty thông qua bảng cân đối kế toán.

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang Giang

Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo quyết định số 178/QĐ - CT ngày 12 tháng 11 năm 2003 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tiền thân là công ty xây lắp đường dây và trạm Hà Bắc được thành lập từ năm 1966. Hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo điều lệ tổ chức của công ty do đại hội cổ đông sáng lập ngày 5 tháng 12 năm 2003.

Để có được công ty cổ phần xây lắp Bắc Giang hôm nay các thế hệ cán bộ công nhân viên công ty phải trải qua chặng đường 44 năm đầy khó khăn gian khổ. Cán bộ công nhân viên đã sống và làm việc hết mình cho sự nghiệp tồn tại và phát triển của công ty. Chặng đường 44 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã trải qua 4 lần đổi tên.

- Giai đoạn I: Từ tháng 5/1966 - 5/1984 được gọi là công ty điện lực Hà Bắc. Đây là thời kỳ công ty hoạt động trong cơ chế nền kinh tế tập trung bao cấp. Mọi hoạt động đều do cấp trên giao kế hoạch và công ty tổ chức thực hiện. Trong thời kỳ này nhiệm vụ của công ty là xây lắp, sửa chữa các đường dây điện trong phạm vi tỉnh Hà Bắc.

- Giai đoạn II: Từ tháng 6/1984 - 12/1996: Thực hiện chủ trương của Đảng, công ty chuyển đổi tên thành Công ty xây lắp đường dây và trạm Hà Bắc

- Giai đoạn III: Từ tháng 1/1997 - 12/2003: Công ty đổi tên là Công ty xây đường dây và trạm Bắc Giang.

- Giai đoạn IV: Từ tháng 12/2003 đến 4/2009 đổi tên là Công ty xây lắp Bắc Giang.

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh, nhiệm vụ kinh doanh

Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giangcó đăng kí ngành nghề kinh doanh sau:

- Xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện. - Xây dựng, sửa chữa công trình công nghiệp và dân dụng.

Nhiệm vụ của công ty là khảo sát thiết kế và xây dựng các đường trục, đường lưới điện để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cho người dân.

- Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi.

- Xây lắp các kết cấu công trình, thi công móng công trình - Sửa chữa lắp đặt đường dây và trạm 110KV

- Gia công, lắp đặt các kết cấu kim loại hòm tủ, bảng điện, cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đường dây cao, hạ thế và trạm biến áp đến 35KV

- Lắp đặt các thiết bị cơ điện công trình

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang được tổ chức như sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Hội đồng quản trị

Phó giám đốc kỹ thuật

Giám đốc điều hành

Phòng tài chính kế toán

Phó giám đốc kinh tế kỹ thuật

Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng tổ chức hành chính

Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 9

Đội xây lắp số 1 ………

3.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm có:

- Các đội xây lắp điện

Do đặc tính của công tác xây lắp, Công ty tổ chức thành 9 đội, mỗi đội có từ 5 đến 15 người, bao gồm một đội trưởng, một đội phó, một kĩ thuật viên, các công nhân. Các đội điện có nhiệm vụ chủ yếu là:

Tổ chức, quản lí và thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Công ty kí kết và theo thiết kế được duyệt.

Làm thủ tục quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.

- Đội bê tông, cơ khí: Chuyên gia công chế biến xà sắt, hộp bảo vệ công tơ, hòm compozit phục vụ cho các công trình điện trong xí nghiệp

Các bước công việc trong thi công xây lắp công trình Công ty

Các bước công việc trong thi công xây lắp công trình Công ty được thể hiện qua sơ đồ 3.2. Để thực hiện và hoàn thành một công trình xây lắp cần phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Phòng kinh tế kế hoạch: Ký kết hợp đồng với bên A; lập dự toán bảng phân giao vật tư; giao nhiệm vụ cho đội điện thi công bằng lệnh điều động; tổ chức giao tuyến thi công, giải phóng mặt bằng thi công.

Tổ chức giao tuyến thi công, giải phóng mặt bằng thi công.

- Phòng kỹ thuật chất lượng: Chuẩn bị tài liệu thiết kế giao cho đơn vị thi công; giao bản vẽ gia công cơ khí

- Phòng kinh tế kế hoạch

Căn cứ vào bảng phân giao vật tư, tuỳ theo tiến độ thi công phòng vật tư xuất kho các loại vật tư xí nghiệp có, đối với những loại mặt hàng không có trong kho của Công ty, phòng vật tư sẽ tìm nguồn hàng cung cấp cho đội thi công theo đúng chủng loại.

Căn cứ bảng dự toán, bảng phân giao vật tư phòng kế toán chuẩn bị kinh phí tạm ứng cho đội thi công theo từng khoản mục

- Đơn vị thi công:

Giao nhận tuyến chuẩn bị tập kết công nhân, chuẩn bị lán, trại, kho, bãi tập kết vật tư, lập kế hoạch tiến độ thi công, phân công công việc cụ thể từng nhóm, cá nhân. Quán triệt vấn đề kỹ thuật an toàn lao động trong thi công. Đội căn cứ dự toán làm giấy tạm ứng chuẩn bị kinh phí cho việc thi công.

Bước 2: Thực hiện

- Đối với đơn vị thi công:

Căn cứ tiến độ thi công đội làm phiếu lĩnh vật tư (nhu cầu vật tư đến đâu viết phiếu lĩnh đến đó). Đơn vị thi công phải thực hiện đúng tiến độ quy trình kỹ thuật cũng như bản vẽ thiết kế trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh phải phản ánh ngay về Công ty, tuỳ theo công việc cụ thể các phòng giải quyết theo chức năng của mình.

Hàng ngày đội phải ghi nhật kí công trình về khối lượng công việc cũng như số lượng vật tư đã sử dụng trong ngày. Hàng ngày đội trưởng phải báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện tiến độ thi công, khối lượng công việc hoàn thành, những đề nghị (nếu cần) hoặc những biện pháp dẩy mạnh tiến độ thi công công trình

- Đối với phòng kỹ thuật:

Cử cán bộ giám sát công trình, quản lý tiến độ, chất lượng công trình cán bộ kỹ thuật có quyền tạm dừng thi công đối với những hạng mục kém chất lượng.

- Đối với phòng kinh tế kế hoạch:

Căn cứ dự toán, nhu cầu thiết bị vật tư (phần Công ty cấp). Phòng kinh tế làm giấy đề nghị mua vật tư cho công trình (có giấy báo giá). Đối với các loại vật tư có trong kho, dựa vào bảng phân giao và phiếu lĩnh vật tư của đội thi công

- Đối với phòng tài chính kế toán:

Căn cứ giấy xin tạm ứng của đội thi công (tạm ứng theo khối lượng công việc thực hiện), phòng kế toán đối chiếu với dự toán, bảng phân giao vật tư

Bước 3: Kết thúc

- Đối với đơn vị thi công:

Khi công trình hoàn thành đơn vị thi công phải lập hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định, đối chiếu vật tư (theo mẫu). Xác nhận vật tư thu hồi, bản vẽ hoàn công gửi phòng kỹ thuật để kiểm tra trình giám đốc phối hợp với các phòng kỹ thuật kế hoạch nghiệm thu nội bộ. Nếu không có sai sót, không phải sửa chữa, phòng kế hoạch đăng kí mời bên A nghiệm thu công trình.

Phòng tài chính kế toán nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán công trình. Căn cứ hồ sơ quyết toán duyệt khối lượng vật tư nhân công cho đơn vị thi công. Việc bảo vệ quyết toán với bên A do Công ty chịu trách nhiệm.

Sơ đồ 3.2: Quy trình công việc trong thi công xây lắp tại Công ty CHUẨN BỊ LẬP DỰ TOÁN LÀM LỆNH ĐIỀU ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT KẾ CHUẨN BỊ VẬT TƯ CHUẨN BỊ LAO ĐỘNG CHUẨN BỊ TIỀN THỰC HIỆN CUNG CẤP VẬT TƯ TIỀN VỐN

KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH THI CÔNG

THEO TIẾN ĐỘ

KẾT THÚC

3.1.5 Tổ chức kế toán tại công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình trạng trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kế toán của đơn vị công ty tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ 3.3.

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Nhiệm vụ của từng người như sau:

Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động tại phòng kế toán – tài chính, thường xuyên theo doi, kiểm tra công việc của từng bộ phận. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ sổ sách, kiểm tra tình hình công nợ. Ngoài ra, trưởng phòng kế toán còn tham gia ký kết các hợp đồng, chịu trách nhiệm duyệt các hồ sơ, quyết toán công trình, thanh toán với các chủ đầu tư, lo cung cấp và kiểm soát vốn cho các công trường, các bộ phận trực thuộc. Tham gia kiểm tra và lập các báo cáo quyết toán vào cuối niên độ kế toán với các kế toán viên khác. Đồng thời, trưởng phòng kế toán là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ban lãnh đạo công ty về những vấn đề liên quan đến phòng kế toán.

Kế toán trưởng

- Kế toán viên số 1 kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ tính toán theo doi tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên như: Thanh toán lương, tạm ứng, BHXH, BHYT.

+ Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, khấu hao, sữa chữa, thanh lý, nhượng bán, tài sản cố định

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất các công trình xây lắp điện tại công ty cổ phần xây lắp điện bắc giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w