Để xác định ro nguyên nhân của việc tăng hay giảm CPSX cũng như đánh giá công tác quản lý CPSX tại Công ty chúng tôi tiến hành chọn ra 2 công trình để tiến hành phân tích:
- Công trình điện chiếu sáng Quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc - Công trình xây lắp lưới điện trung áp Yên Dũng
3.4.2.1 Phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí công trình công trình điện chiếu sáng Quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc.
Phân tích tình hình thực hiện dự toán CPSX theo khoản mục chi phí
Qua bảng 3.7 ta thấy: CPSX thực tế của công trình Điện chiếu sáng đã giảm so với dự toán hơn 66 triệu đồng tương ứng giảm 1,2% so với chi phí dự toán. Để đánh giá cụ thể ta sẽ đi sâu xem xét từng khoản mục chi phí.
- Đối với khoản mục chi phí NVLTT:
Đây là khoản mục chiếm cơ cấu cao nhất trong CPSX, cụ thể là thực tế chiếm 78,67% tổng CPSX của công trình.
Xét về lượng: Chi phí thực tế đã giảm so với dự toán là 76 triệu đồng tương ứng giảm 1,75% so với chi phí NVLTT dự toán.
Xét về tỷ trọng: Tỷ trọng nguyên vật liệu thực tế giảm so với dự toán là 0,44%.
Đây là công trình có quy mô vừa cho nên việc tiết kiệm được một khoản chi phí như vậy là rất đáng kể.
Nguyên nhân: Khoản mục chi phí này giảm là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do công tác quản lý và bảo quản vật liệu của Công ty thực hiện tốt nên tránh được tình trạng lãng phí, thất thoát vật liệu. Bên cạnh đó, sự năng động của các cán bộ vật tư cũng nhân viên kinh tế ở các đội thi công đã tìm ra được nguồn cung cấp vật tư ổn định, giá cả phải chăng góp phần làm giảm khoản mục chi phí này so với dự toán. Do
công ty đã tìm được nhà cung cấp gần nơi thi công nên giảm được chi phí vận chuyển trong đơn giá vật liệu là nhân tố làm giảm chi phí NVLTT.
- Đối với chi phí NCTT
Xét về lượng: Chi phí NCTT thực tế tăng so với dự toán là 11,2 triệu đồng tương ứng tăng 1,51% so với CPSX dự toán.
Xét về tỷ trọng: Tỷ trọng chi phí NCTT tăng so với dự toán là 0.27%
Nguyên nhân: Chi phí NCTT của công trình tăng là do số lượng lao động thuê ngoài để thi công công trình tăng lên. Do là lao động thuê ngoài nên trách nhiệm và năng suất lao động không cao. Tổ chức lao động tại nơi thi công không được thực hiện chặt chẽ. Thêm vào đó địa điểm thi công công trình quá xa, thời gian thi công dài, điều kiện sinh hoạt của công nhân gặp phải một số khó khăn nên xí nghiệp buộc phải tăng thêm một khoản chi phí cho họ.
- Đối với khoản chi phí SDMTC
Xét về lượng: Chi phí SDMTC thực tế giảm so với dự toán khoảng hơn 6 triệu đồng.
Xét về tỷ trọng: Tỷ trọng chi phí SDMTC thực tế giảm so với dự toán là 0.12%.
So với ngành sản xuất xây lắp nói chung, hoạt động xây lắp Điện của xí nghiệp có một điểm rất khác, đó là nhu cầu sử dụng máy thi công trong sản xuất là rất ít. Do vậy, khoản mục chi phí thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành ổn định so với dự toán.
- Đối với khoản chi phí SXC
Xét về lượng: Chi phí sản xuất chung thực tế tăng so với dự toán là 5,3 triệu đồng tương ứng tăng 1,87% so với chi phí SXC dự toán.
Xét về tỷ trọng: Tỷ trọng chi phí SXC thực tế tăng so với dự toán là 0.55%
Bảng 3.8: Phân tích chi phí sản xuất của công trình theo khoản mục
Công trình điện chiếu sáng Quốc lộ 2 (Vĩnh Phúc) Chi tiết: Điện chiếu sáng
Thời gian thi công (từ 31/05/2010 đến 06/08/2010)
Khoản mục Dự toán Thực tế So sánh Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) TT (%) CL Tốc độ tăng (%) Chi phí NVLTT 4.362.184.882 79,37 4.285.825.078 78,93 -76.359.804 1,75 Chi phí NCTT 743.764.039 13,53 755.023.007 13,90 11.258.968 1,51 Chi phí SDMTC 103.657.095 1,89 97.280.827 1,79 -6.376.268 6,15 Chi phí SXC 286.531.287 5,21 291.875.644 5,38 5.344.357 1,87 Tổng CPSX 5.496.137.303 100,00 5.430.004.556 100,00 -66.132.747 1,20
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Phân tích tình hình thực hiện dự toán CPSX theo từng phần việc trong công trình
Trong công trình điện chiếu sáng Quốc lộ 2 – Vĩnh Yên có nhiều công việc. Qua bảng 3.9 ta thấy chi phí thực tế của phần việc Cột thép bát giác liền cần cánh én 2 cao 11m (cột 9m + cần 2m) giảm so với dự toán nhiều nhất so với các công việc khác cụ thể là giảm hơn 21 triệu đồng tương ứng với 1,14% so với chi phí dự toán. Công việc Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC/4x35mm2 có chí phí thực tế tăng so với dự toán lớn nhất khoảng 10 triệu đồng.
Như vậy để phân tích chi tiết ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động chi phí của từng phần việc chúng tôi tiến hành phân tích các khoản mục chi phí trong công việc Cột thép bát giác liền cần cánh én 2 cao 11m để thấy được công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty với công trình này. Đồng thời trong công trình này khoản mục chi phí NVLTT giảm lớn nhất góp phần làm giảm CPSX của công trình. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân công ty tiết kiệm được CPNVLTT ở công trình này.
Bảng 3.9 Tình hình thực hiện CPSX từng phần việc trong công trình Điện chiếu sáng
ĐVT: Tr.đ
Tên công việc Dự toán Thực tế
So sánh
CL Tốc độ
tăng (%)
Cột thép bát giác liền cần 9m 34.783.448 33.835.455 -947.993 2,73
Cột thép đa giác côn ĐGC 14m + giá bắt 4 đèn 126.816.684 123.568.224 -3.248.460 2,56 Cột thép bát giác liền cần cánh én 2 cao 11m (cột 9m + cần 2m) 1.883.060.460 1.861.504.785 -21.555.675 1,14
Dây đồng bọc Cu/PVC/PVC 2x2,5 78.479.690 79.885.202 +1.405.512 1,79 Cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC/4x25mm2 (cáp ngầm) 1.130.585.710 1.118.452.368 -12.133.342 1,07 Cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC/4x35mm2 (cáp ngầm) 1.105.000.260 1.115.256.438 +10.256.178 0,93 Ống nhựa xoắn D65/20 356.952.540 350.562.445 -6.390.095 1,79
Ống thép luồn cáp qua đường mạ kẽm D76 81.632.400 82.865.555 +1.233.155 1,51
Măng sông ống thép D76 1.619.100 1.619.100 0 0,00
Đầu cốt đồng M150 31.010.292 32.754.532 +1.744.240 5,62
Dây đồng trần M10 187.344.176 180.265.850 -7.078.326 3,78
Đào rãnh cáp trên nền đường bê tông 63.369.936 64.444.734 +1.074.798 1,70
Đào rãnh cáp trên hè nền đất 324.607.605 310.550.846 -14.056.759 4,33
Hoàn trả vỉa hè, nền, mặt đường 15.410.976 16.558.204 +1.147.228 7,44
Lấp đất rãnh cát 75.456.475 57.880.818 -17.575.657 23,29
Tổng CPSX 5.496.137.303 5430004556 - 66.132.747 1,20
3.4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí công trình lưới điện trung áp huyện Yên Dũng
Phân tích tình hình thực hiện dự toán CPSX theo khoản mục chi phí
Qua bảng 3.10 ta thấy, CPSX thực tế của công trình tăng so với dự toán là 60 triệu. CPSX thực tế của tất cả các khoản mục chi phí đều tăng. Trong đó chi phí SXC tăng lớn nhất là 25,93 triệu đồng tương ứng với 6,21%, sau đó là chi phí NCTT tăng 12,24 triệu đồng tương ứng với 1,93%. Sự bội chi CPSX chứng tỏ trong công trình này công ty đã không quản lý tốt CPSX. Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các khoản mục chi phí để thấy ro nguyên nhân làm tăng CPSX của công trình đặc biệt là chi phí NCTT và chi phí SXC.
Bảng 3.10: Tình hình thực hiện chi phí của công trình theo khoản mục chi phí
Công trình: lưới điện trung áp huyện Yên Dũng
Khoản mục Dự toán Thực tế So sánh Số tiền (tr.đ) TT(%) Số tiền (tr.đ) TT (%) CL Tỷ lệ tăng Chi phí NVLTT 3841,11 78,47 3851,03 77,72 9,92 0,26 Chi phí NCTT 634,88 12,97 647,12 13,06 12,24 1,93 Chi phí SDMTC 53,85 1,1 59,46 1,2 5,62 10,43 Chi phí SXC 417,54 8,53 443,47 8,95 25,93 6,21 Tổng CPSX 4.895 100 4.955 100 60 1,23