Tổ chức lại các yếu tố trong chi phí SXC

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất các công trình xây lắp điện tại công ty cổ phần xây lắp điện bắc giang (Trang 83 - 88)

Công ty cần phân chia chi phí SXC thành bốn phân tổ để thuận lợi cho việc quản lý và theo doi:

- Chi phí quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất như: tiền lương, phụ cấp lương, lương phụ và các khoản trích theo lương của cán bộ trong bộ máy chỉ đạo sản xuất, chi phí về điện nước làm việc, nước uống, chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm…

- Chi phí phục vụ nhân công: bao gồm các khoản chi phục vụ trực tiếp người lao động như các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nước uống tại công trình, chi phí phòng bệnh...

- Chi phí phục vụ thi công: bao gồm chi phí khấu hao, sửa chữa công cụ thi công, chi phí về biện pháp an toàn, bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp xây lắp, chi phí về công trình tạm, lán trại...

- Chi phí khác: các khoản chi phí khác ngoài ba loại trên, cần chú ý đến các khoản chi phí phi sản xuất vì các chi phí này không được lập dự toán nhưng trong

bảo kỹ thuật phải phá đi làm lại và những thiệt hại về ngừng sản xuất, đặc biệt là chi phí công tác rất khó kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Cụ thể:

+ Chi phí điện thoại: với quy mô kinh doanh như hiện nay, chi phí này cần được cắt giảm bằng cách khoán chi phí này cho đội một cách cụ thể dựa trên mức độ tiêu dùng của các cá nhân, các đội, mối quan hệ với công việc như thế nào, đồng thời hạn chế các cuộc gọi không vì mục đích công việc.

+ Chi phí khác bằng tiền: như chi phí hội họp, tiếp khách,…. cần tiết kiệm, hạn chế đến mức tối thiểu, nếu không quản lý sẽ phát sinh tăng mà không mang lại lợi ích thiết thực cho công ty.

+ Đối với các khoản chi phí nhạy cảm như công tác phí, giao dịch phí...thì ban quản lý cần kiểm soát chặt chẽ, kế toán cần xem xét sự hợp lý hoá của chứng từ để có sự kiểm tra đối chiếu, xem xét những khoản chi phí phát sinh có thực sự đúng không.

PHẦN IV

KẾT LUẬN

Phân tích CPSX trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phân tích chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có hợp lý không, trình độ quản lý chi phí của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận quản lý đối với từng loại chi phí cụ thể như thế nào, công tác lập dự toán, quản lý giá thành sản phẩm xây lắp… đề xuất các biện pháp thi công, quản lý chi phí tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng tích lũy cho doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SDMTC, chi phí SXC. Dựa trên các chỉ tiêu như: tổng chi phí, mức tiết kiệm hay vượt CPSX, tỷ suất chi phí, tỷ trọng chi phí kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liện hoàn, chúng tôi tiến hành phân tích thực trạng CPSX tại công ty để thấy được sự biến động chi phí, cơ cấu chi phí và các nhân tố ảnh hưởng tới CPSX của công ty.

Qua quá trình nghiên cứu CPSX tại công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang chúng tôi đã đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm của công tác quản lý chi phí:

- Chi phí NVLTT:Quá trinh quản lý chi phí NVLTT tai công ty có nhiều ưu điểm như: Giảm tối đa chi phí lưu kho lưu bãi, linh động trong khâu cung ứng nguyên vật liệu, tìm được nhà cung ứng gần địa điểm vì vậy đã tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên trong một số công trình công tác quản lý vật tư không chặt chẽ gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát vật liệu làm chi phí tăng.

- Chi phí NCTT: Để tiết kiệm chi phí công ty đã chủ động thuê nhân công ngoài tuy nhiên quá trinh quản lý tuy nhiên trách nhiệm và ý thức kỷ luật của lực lượng lao động thuê ngoài kém ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Việc tổ chức chấm công ở các đội cũng như ở các phòng ban chỉ mang tính hình thức, chưa thực hiện chặt chẽ nhất là các nhân viên đội.

- Chi phí SDMTC: Do trong ngành xây lắp điện chi phí SDMTC thường chiếm tỷ lệ nhỏ để tiết kiệm chi phí SDMTC công ty tiến hành thuê máy thi công. Tuy nhiên cũng nảy sinh vấn đề bất cập là không chủ động được về các loại máy và bị phụ thuộc vào nhà cho thuê làm phát sinh giờ máy ngừng nghỉ từ đó dẫn đến chi phí tăng.

- Chi phí SXC: Đây là khoản chi phí phức tạp và khó kiểm soát trên thực tế. Chi phí SXC của các công trình tại công ty tăng do khâu lập dự toán chưa sát sao, quản lý không chặt chẽ. Các chi phí điện thoại di động, chi phí tiếp khách, công tác phí...của ban quản lý đội rất khó kiểm soát, việc kiểm tra, kiểm soát chỉ dừng lại ở việc hợp lý hoá chứng từ, chưa kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh.

Trên cơ sở phân tích thực trạng chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty như: hoàn thiên cơ cấu tổ chức xây lắp, kiểm soát chặt chẽ chi phí NVLTT, tăng cường kiểm soát với lực lượng lao động thuê ngoài, chủ động tìm kiếm nơi cho thuê máy thi công, tổ chức lại các yếu tố sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Mỹ Dung – Bùi Bằng Đoàn, Phân tích kinh doanh, NXB Nông Nghiệp, 2003

2. Phạm Văn Dược, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004.

3. Nguyễn Đình Đỗ, Kế toán chi phí và phân tích chi phí giá thành trong doanh nghiệp (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam), NXB Tài chính, 2006

4. Đặng Thị Loan, Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2004

5. Phạm Văn Nhị, Kế toán doanh nghiệp xây lắp, NXB Giao thông vận tải, 2008 6. Đồng Thị Thanh Phương, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê,

2004

7. Bùi Ngọc Toàn (2006), Tổ chức quản lí thực hiện dự án xây dựng công trình.

Nhà xuất bản giao thông vận tải.

8. Trịnh Thị Chung, Phân tích chi phí tại văn phòng Tổng công ty muối Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2005

9. Phạm Thị Hà, Quản lý chi phí đối với các công trình xây dựng tại Công ty CP Xây dựng và Vận tải Thăng Long, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008

10. Lê Thị Vân, Tìm hiểu công tác quản lý chi phí theo dự toán đối với công trình xây dựng tại công ty cổ phần LICOGI 13 - nền móng xây dựng, Báo cáo tốt nghiệp khóa 50, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008

11. Bùi Hoàng Anh, Chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp, http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-hoat-dong-xay-lap/chi-phi-san-xuat- trong-nganh-kinh-doanh-xa.html

12. Vo Hoàng Anh (2006), Lập và quản lý chi phí xây dựng - Những vấn đề cần quan tâm, http://my.opera.com/ngoc2012/blog/2007/07/04/lap-va-quan-ly-chi-phi- xay-dung-nhung-van-de-can-quan-tam

13. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Vận dụng phương pháp Phân loại chi phí nhằm góp phần kiểm soát hoạt động trong các DN

http://hua.edu.vn/khoa/ketoan/default.asp?

option=news_detail&id=1848FB021AA7B1DB2EF4AD937C559043&aid=2AF71 1362F79B9E158EA8D73829919B3

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất các công trình xây lắp điện tại công ty cổ phần xây lắp điện bắc giang (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w