5. Bố cục luận văn
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
*) Bên trong Công ty:
- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo bán hàng tuần- tháng tổng hợp của từng cửa hàng thuộc hệ thống của Hãng.
- Tài liệu nội bộ khác
*) Bên ngoài Công ty
- Các bài viết đăng trên Internet, trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành, ấn phẩm thời trang và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.
- Tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các bài báo cáo hay luận văn của các học viên khóa trước có vấn đề nghiên cứu liên quan.
35
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, tài chính, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại và chọn lọc dữ liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu của mình, đồng thời so sánh kiểm tra dữ liệu với dữ liệu gốc.
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Để đánh giá hoạt động Marketing- Mix thời trang công sở tại công ty TNHH SX, TM & ĐT Tân Phát, tác giả tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu.
Nội dung bảng hỏi được thiết kế thành 3 phần: phần giới thiệu thông tin tác giả, mục đích thực hiện; phần các câu hỏi phục vụ cho mục đích nghiên cứu của tác giả; phần cảm ơn, hỏi thông tin cá nhân của người được hỏi. Tác giả tiến hành thử tính sát thực và khả thi của bảng hỏi đối với mẫu ngẫu nhiên là 5 khách mua hàng tại một cửa hàng thuộc Hệ thống của Hãng trong thời gian chờ thanh toán và qua đó đưa ra những đánh giá khách quan đối với mức độ hợp lý của câu hỏi, sự phù hợp của bảng hỏi, độ dài của câu hỏi, nội dung bảng câu hỏi từ đó tác giả đã có những chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng của cuộc điều tra.
Trong bảng hỏi dành cho khách hàng vãng lai (Phụ lục 1), tác giả thiết kế các câu hỏi xoay quanh các nội dung về hoạt động Marketing- mix sản phẩm thời trang công sở như:
+ Chất lượng sản phẩm + Giá bán
+ Hệ thống phân phối, địa điểm mua hàng + Thói quen, tần suất mua sắm
+ Hình thức khuyến mại + Phương tiện quảng cáo
Còn trong bảng hỏi dành cho khách hàng VIP và khách hàng tiềm năng (Phụ lục 2), người được hỏi thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề được hỏi thông qua các câu trả lời được định sẵn với 5 phương án lựa chọn và được mã hóa theo các mức điểm từ thấp đến cao như sau:
36
Câu trả lời Điểm
Rất không hài lòng/ Rất không đúng 1
Không hài lòng/ Không đúng 2
Bình thường 3
Hài lòng/ Đúng 4
Rất hài lòng/ Rất đúng 5
Tác giả lựa chọn số lượng mẫu cần khảo sát dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó kết hợp việc lấy ý kiến chuyên gia là thầy/ cô hướng dẫn, các thầy cô đã giảng dạy trong khóa học. Số lượng đối tượng khách hàng sẽ được điều tra thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Thống kê số người lấy mẫu/ số phiếu phát ra
Đối tượng Số phiếu phát ra
Khách hàng sở hữu VIP Card 75
Khách hàng tiềm năng 125
Khách hàng vãng lai 150
Tổng (N) 350
(Nguồn: Tác giả)
b. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Trong nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với Ban giám đốc Công ty, cán bộ quản lý các phòng ban, đặc biệt là cán bộ phụ trách hoạt động Kinh doanh- PR để thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ trong đề tài nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc bao gồm các câu hỏi sơ thảo (Phụ lục 2).Trong quá trình phỏng vấn, tùy thuộc vào vị trí, trình độ chuyên môn, lĩnh vực phụ trách của người được quản lý, các câu hỏi có thể biến đổi linh hoạt dựa trên nền các câu hỏi đã chuẩn bị.
Tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn từ 5 đến 8 người, các cuộc phỏng vấn được xếp lịch trước, người phỏng vấn liên lạc với người được phỏng vấn và thống nhất thời điểm phỏng vấn.
37
Thời lượng phỏng vấn kéo dài tùy theo điều kiện từng cuộc, tùy từng đối tượng phỏng vấn, không khí trong khi phỏng vấn, thời gian phỏng vấn có thể được điều chỉnh cho phù hợp.
Địa điểm phỏng vấn được thực hiện tại trụ sở chính Công ty TNHH SX, TM & ĐT Tân Phát- 8/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
c. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội. Qua những ý kiến đóng góp của các thầy cô đã giúp tác giả rút ngắn thời gian làm luận văn, tiết kiệm chi phí và đạt kết quả tốt.
Ngoài các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu, phương pháp chuyên gia, tác giả còn sử phương pháp hệ thống- khái quát hóa, phương pháp quan sát, thống kê mô tả, thống kê phân tích, phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp … nhằm phản ánh tính khách quan, trung thực, tin cậy đối với kết quả nghiên cứu của tác giả, giúp nâng cao giá trị thực tiễn của nghiên cứu, đưa nghiên cứu vào ứng dụng thực tế.