5. Bố cục luận văn
3.5.3 Nguyên nhân hạn chế
69
Thứ nhất, việc nhận thức về chiến lược marketing cạnh tranh của Ban lãnh
đạo Công ty còn chung chung dẫn đến xây dựng một chiến lược marketing thiếu chặt chẽ. Việc tổ chức triển khai chiến lược marketing, cũng như tổ chức thực hiện các giải pháp marketing chưa được đồng bộ, sự phối hợp các bộ phận khác như tài chính, sản xuất chưa có sự ăn khớp.
Thứ hai, việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing,
phân tích cơ hội Marketing của các sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác thị trường còn sơ sài, hoạt động hiệu quả chưa cao, các thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện pháp đối phó lâu dài chưa có. Công ty chưa coi việc quảng cáo là một công cụ khuyếch trương thực sự. Việc cạnh tranh của công ty chỉ nhằm mục đích tiêu thụ chứ chưa nhằm xây dựng một hình ảnh thực sự về mình, lựa chọn thiết kế thông điệp truyền thông chưa phát huy hết tác dụng.
Thứ ba, Công ty chưa chủ động trong khâu khai thác nguyên phụ liệu, nguồn
nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu là chủ yếu đặc biệt là đối với những nguyên phụ liệu cao cấp. Các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu hiện có chưa thật sự ổn định về chất lượng và mẫu mã theo yêu cầu và giá cả còn cao. Vấn đề này phần nào phụ thuộc vào sự hạn chế của ngành Dệt trong nước. Công ty cần tính toán để có biện pháp xử lý hài hoà các mâu thuẫn: Sự thoả mãn người tiêu dùng - giá cả hàng hoá - chất lượng nguyên phụ liệu trong nước - uy tín doanh nghiệp.
Thứ tư, giáo dục ý thức chất lượng cho các nhân viên phân phối và bán hàng
chưa triệt để dẫn đến nhận thức của nhân viên phân phối và bán hàng về chất lượng trong chính công việc của họ còn hạn chế, vai trò của lãnh đạo chưa phát huy mạnh mẽ tại khâu này.
Công tác chuẩn bị sản xuất còn yếu, hàng hoá sản xuất không kịp thời do: Trình độ năng lực quản lý của cán bộ phòng còn hạn chế kỹ thuật quản lý chưa tốt, làm việc thiếu phương pháp, thiếu sự quán xuyến; Kho hàng sắp xếp chưa hợp lý, không khoa học dẫn đến việc cấp phát hiệu quả thấp.
Công tác bảo quản, vận chuyển, sắp xếp các sản phẩm hàng hoá đang trong quá trình dự trữ hoặc hàng hoá tồn tại các cửa hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút.
70
Thứ năm, công ty chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ
xúc tiến thương mại nên còn hạn chế trong đầu tư. Sự quản lý chồng chéo giữa các cấp khiến nhân viên không biết nghe theo ai, làm theo yêu cầu gì.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện và kiểm tra Marketing thường không có kế hoạch
và bài bản. Hoạt động kiểm tra Marketing không rõ, mà chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kế hoạch quý, năm về một số chỉ tiêu như lợi nhuận, tiêu thụ. Công ty cũng tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng sinh lời thực tế của các nhóm sản phẩm, các kênh phân phối và quy mô đơn hàng, tuy nhiên hoạt động kiểm tra chiến lược Marketing xem có phù hợp với tình hình thị trường nữa không thì hiện tại là chưa triển khai được.
Các hoạt động quản lý chất lượng trong phân phối và bán hàng còn chưa rõ ràng, cụ thể, một số hoạt động chưa được quy định thành văn bản, chưa có kế hoạch cụ thể, không có tổ chức. Các hoạt động này thường không phải do nhân viên phòng QA đảm nhiệm mà là do tổ thanh tra được thành lập khi có kế hoạch thanh, kiểm tra, thường thì tổ kiểm tra này là do nhân viên phòng kinh doanh đảm nhiệm. Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của phòng QA trong hoạt động này sẽ không có, dễ dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
71
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX TẠI CÔNG TY TNHH SX, TM VÀ
ĐT TÂN PHÁT GIAI ĐOẠN 2015-2018