4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.2.3 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp
Những khóa đào tạo của công ty hiện tại là những khóa học ngắn hạn, có nội dung nghiêng về chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn là nâng cao trình độ quản lý trong khi các cán bộ lãnh đạo chủ yếu tốt nghiệp từ các trường Ngoại thương, Marketing… cho nên kiến thức về quản trị còn hạn chế. Công ty chưa thật sự chú trọng đến việc đào tạo bộ phận được chọn làm quản lý trong tương lai và chưa có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Đội ngũ quản trị viên còn yếu
kém về mảng kiến thức quản lý, cần được đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thị trường một cách có hiệu quả. Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của nhân viên còn thấp, nhiều nhân viên thậm chí là cán bộ quản lý vẫn chưa có khả năng giao tiếp bằng tiếp bằng tiếng Anh với khách hàng.
3.2.3.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
Thứ nhất, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên của
công ty.
Tổ chức các lớp học quản lý cho các cán bộ quản lý của các phòng, ban. Các cán bộ quản lý khi được học các khóa quản lý cần bổ sung thêm trình độ ngoại ngữ của mình để hội nhập nhanh hơn và nắm bắt được các xu thế quản lý tốt nhất để áp dụng cho doanh nghiệp.
Công ty sẽ tổ chức cho các cán bộ công nhân viên thường xuyên tham gia vào các hội thảo, chương trình tập huấn chung về kỹ thuật, khả năng quản lý, các hình thức kinh doanh dịch vụ ẩm thực, giải trí tốt nhất… với các công ty khác nhằm nâng cao năng lực nhìn nhận, khả năng quản lý, kinh doanh… đối với các cán bộ công nhân viên; đồng thời việc giao lưu học hỏi này sẽ là cách rèn luyện tốt nhất cũng như nhanh nhất cho việc nhân viên ngày càng hiểu thêm về ngành nghề mà mình đang làm và có tâm huyết hơn trong việc đóng góp xây dựng công ty ngày càng vững mạnh, phát triển hơn.
Công ty cũng nên gửi các nhân viên của mình vào các trường đại học như: Đại học Kinh tế, các trường có chương trình dạy về chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn… nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên, giúp nhân viên hiểu thêm về các kỹ năng quản trị kinh doanh, quản trị chất lượng, hoạch toán định mức, quản trị nhà hàng, quản trị dịch vụ ăn uống, xây dựng thực đơn và tổ chức hội nghị, hội thảo, yến tiệc, cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế; trang bị kiến thức chuyên môn về tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ đa dạng, phong phú, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự… Các khóa học này sẽ kéo dài trong một năm và không hạn chế nhân viên, nhân viên nào có nhu cầu nâng cao kiến thức của mình luôn được công ty hoan nghênh và đáp ứng một cách tốt nhất.
Thứ hai, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng mà người lao
động cần phải có. Và Phú Việt là công ty kinh doanh trong lĩnh vực Nhà hàng, nơi mà các du khách nước ngoài thường xuyên lui tới thì yêu cầu đó càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh phải được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu trong quá trình tuyển chọn nhân viên mới và phải được trang bị đầy đủ cho toàn bộ nhân viên hiện tại trong công ty.
Công ty cần gửi các nhân viên có trình độ ngoại ngữ thấp đến các trường học, trung tâm, lớp học ngoại ngữ trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tùy theo chức vụ và tính chất công việc của nhân viên. Nội dung của các khóa học phải chú trọng về các tình huống thường được sử dụng trong mảng Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn như: Cách giao tiếp trong quá trình phục vụ khách hàng, các từ vựng chuyên ngành thường được sử dụng trong nhà hàng…
Khi gửi nhân viên đến học tại các trường, công ty cần phải lưu ý sắp xếp lịch trình học tập – làm việc hợp lý để đạt hiệu quả cao; tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường để có thể nắm bắt thường xuyên, đầy đủ tình hình, kết quả học tập của nhân viên; có chính sách khen thưởng đối với những nhân viên đạt kết quả cao sau khi được đào tạo nhằm khuyến khích họ hoàn thành tốt khóa học.
3.2.3.3 Kết quả đạt được từ giải pháp
- Nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, trình độ ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên từ đó làm tăng hiệu quả công việc, năng suất lao động của nhân viên trong công ty.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.4 Hoàn thiện chế độ lƣơng bổng, đãi ngộ tại công ty
3.2.4.1 Cơ sở của giải pháp
Công ty chưa có chế độ khuyến khích xứng đáng đối với người lao động khiến người lao động không phát huy hết khả năng của mình (mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp để khuyến khích người lao động nhưng không hiệu quả). Chính sách đãi ngộ nhân sự còn kém và thiếu công bằng. Công ty chưa chú ý đến các yếu tố nhân viên có thâm niên, có học vấn cao, đạt thành tích cao trong công việc… Do đó, một số nhân viên giỏi rời khỏi công ty vì lý do lương thấp. Công ty cần có biện pháp khắc phục chính sách lương, đại ngộ, khen thưởng của mình nhằm khuyến khích, động viên nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
3.2.4.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
Thứ nhất, công ty nên đề ra các chính sách ưu đãi về lương đối với cán bộ nhân viên như sau:
Đối với cán bộ quản lý
Nâng mức lương hằng năm từ 10 đến 15 triệu cho cán bộ quản lý cấp cao như: Giám đốc, từ 5 đến 10 triệu đối với Phó Giám đốc và các Trưởng phòng nếu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch mà công ty đã đề ra. Tăng chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước nếu như doanh thu trong năm tăng 200% cũng như tạo điều kiện cho việc tập huấn nâng cao trình độ của các cấp quản lý.
Đối với nhân viên
Hỗ trợ về mặt tài chính cho việc học nâng cao của nhân viên, nhất là đối với các nhân viên có trình độ trung cấp, phổ thông trung học. Các nhân viên sẽ được giữ lại công ty và phải cam kết làm việc cho công ty nếu như học xong. Công ty sẽ tăng mức lương cho nhân viên đó từ 2 - 5 triệu tùy theo khả năng làm việc và sẽ được cân nhắc đến các vị trí cao hơn trong tương lai.
Thứ hai, công ty nên đưa ra chính sách thưởng cụ thể, rõ ràng để khuyến
khích nhân viên phấn đấu làm việc. Tôi xin đề xuất một số chính sách thưởng như sau:
Thưởng tỏa sáng cùng Phú Việt.
- Tiêu chí đánh giá:
Nhân viên làm việc chính thức đủ 6 tháng trở lên. Nhân viên không vi phạm nội quy công ty.
Kết quả 6 tháng đạt 120% doanh thu. Áp dụng đối với nhân viên khối KDTT.
- Mức thưởng:
Bảng 3.3: Bảng mức thưởng tỏa sáng cùng Phú Việt (đề xuất)
Chức vụ PGĐ Quản lý Nhân viên
Tiền thưởng 1.000.000 700.000 500.000
Thưởng theo lợi nhuận của công ty.
Thưởng khi lợi nhuận của công ty vượt mức chỉ tiêu đề ra của năm. Tùy theo chức vụ và đóng góp của nhân viên sẽ có những mức thưởng khác nhau.
Thưởng thâm niên
- Tiêu chí đánh giá: 5 năm làm việc tại Phú Việt. - Mức thưởng: 2.000.000 đồng.
Thưởng mừng sinh nhật Phú Việt
- Mức thưởng:
Bảng 3.4: Bảng mức thưởng mừng sinh nhật Phú Việt (đề xuất)
Chức vụ GĐ, PGĐ Trƣởng, phó phòng Quản lý Nhân viên
Tiền thƣởng 1.000.000 700.000 500.000 300.000
Thứ ba, công ty nên có chính sách tặng quà thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia
buồn tới nhân viên nhằm thể hiện sự quan tâm đến đời sống cá nhân của cán bộ nhân viên trong những dịp đặc biệt như: cưới hỏi, tang ma, người lao động đau bệnh dài ngày… cũng như tăng thêm 20% phần trăm thưởng dựa trên mức lương cơ bản của nhân viên vào các dịp lễ, tết.
3.2.4.3 Kết quả đạt được từ giải pháp
Khuyến khích nhân viên làm việc đạt năng suất cao, hiệu quả; tạo môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái giúp cho nhân viên có được tâm lý làm việc phấn khởi từ đó họ sẽ thêm yêu công việc, trung thành với công ty và đem hết khả năng của mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vì vậy, qua việc thực hiện những biện pháp đãi ngộ, khuyến khích trên sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với công ty
- Không ngừng cải thiện bộ máy tổ chức, tập trung xây dựng một bộ máy tổ chức tinh gọn, nhanh nhạy, có thể thực hiện hầu hết các yêu cầu của công việc.
- Quan tâm hơn nữa việc tạo bầu không khí hợp tác, thân thiện giữa ban quản trị và nhân viên và giữa các nhân viên với nhau bằng các hình thức như: hội họp, liên hoan, văn nghệ…
- Chăm lo cho đời sống của nhân viên, có các chương trình thăm hỏi, động viên nhân viên kịp thời, nâng mức lương cho nhân viên để đảm bảo ổn định đời sống của nhân viên.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên thông qua các cuộc sát hạch, kiểm tra.
- Tập trung mở rộng thị trường đến các tỉnh thành lân cận và rộng hơn là cả nước nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cũng như góp phần xây dựng hình ảnh của công ty phổ biến một cách rộng rãi hơn.
3.3.2 Đối với Nhà nƣớc
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc hổ trợ giá điện, nước nhằm giúp công ty giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- Hầu hết các doanh nghiệp nước ta vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu là nhờ vào vốn vay, vì thế, nhà nước cần có chính sách giảm lãi suất cho vay đối với các công ty cần vốn để duy trì hoạt động kinh doanh. Hệ thống ngân hàng phải tích cực hỗ trợ cho các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh vì chính các công ty này trực tiếp đem về tiền tệ cho đất nước.
- Nhà nước có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến uy tín công ty nói riêng và ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nói chung.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển tại những vùng không có tài nguyên du lịch, có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với những địa bàn du lịch trọng điểm. Khuyến khích lưu trữ và phát triển các làng nghề truyền thống.
- Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn du lịch, chuyên ngành phục vụ trong Nhà hàng - Khách sạn một cách chuyên nghiệp như: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học, trên đại học về Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia cho ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu các ứng dụng khoa học tiên tiến nhằm phát triển ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn bền vững.
- Tăng cường mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có kinh nghiệm phát triển du lịch, phát triển kinh doanh nhà hàng. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp với nước ngoài vào kinh doanh Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn ra nước ngoài. Tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... từ các nước khác. Tiếp tục lập và nâng cao chất lượng hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Vận dụng những kiến thức được trình bày ở chương 1 và dựa trên những vấn đề còn tồn tại của công ty được phân tích trong chương 2 để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTNNL tại công ty TNHH Phú Việt theo đúng định hướng phát triển của công ty. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình hoạch định.
- Đa dạng hóa nguồn ứng viên, đề xuất một vài mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn để hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng.
- Chú trọng nâng cao năng lực quản lý cho ban quản trị của công ty.
- Xây dựng và đề ra một vài chính sách đãi ngộ, khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn nhằm tăng năng suất lao động từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tùy theo từng thời điểm, tình hình kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty tại thời điểm đó mà các nhà quản trị sẽ tiến hành thực thi các giải pháp trên cho phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Bên cạnh các giải pháp đề ra, tôi còn nêu ra một số kiến nghị đối với công ty,
Nhà nước để góp phần tạo điều thuận lợi khi thực thi các giải pháp trên và hoàn thiện công tác QTNNL của công ty.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phú Việt, tôi đã có cơ hội nghiên cứu về tình hình quản trị nhân sự của công ty. Qua đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá được toàn bộ quá trình cũng như cách thức tổ chức nhân sự của công ty từ năm 2012 - 2015, đồng thời đưa ra những nhận xét, kiến nghị, biện pháp nhằm đóng góp cho công ty hoàn thiện hơn về công tác quản trị nguồn nhân lực của mình.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, du lịch nước ta cũng có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua. Song song với sự phát triển của ngành du lịch là sự ra đời hàng loạt các nhà hàng khách sạn, tạo ra một môi trường cạnh tranh gây gắt.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiếng sản phẩm – dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết của khách hàng. Đứng trước đòi hỏi đó, công ty phải tập trung hoàn thiện công tác quản trị nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng. Đầu tư cho con người là một hình thức đầu tư quan trọng nhất của doanh nghiệp vì nguồn nhân lực giỏi góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gây gắt hiện tại. Vì vậy, công ty phải chú trọng đến việc tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng, đào tạo nhân sự một cách hiệu quả.
Nhìn chung công tác quản trị nhân sự của công ty đã mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty, mặc dù còn một vài thiếu sót trong công tác hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ. Tuy nhiên công ty cũng đã và đang cố gắng kịp thời sửa chữa để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Trong quá trình thực hiện luận văn này đã phần nào đã giúp tôi hiểu thêm về ngành Nhà hàng – Khách sạn mà