* Mô hình liên kết kinh tế “Hiệp hội mía đường Lam Sơn Thanh Hóa”
“Hiệp hội mía đường Lam Sơn” tỉnh Thanh Hóa là một trong những mô hình LKKT tiêu biểu giữa doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước với các hộ nông dân góp phần tích cực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên địa bàn khá rộng. Trung tâm của mô hình LKKT này là Công ty đường Lam Sơn, một doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. Tiền thân của Công ty là Nhà máy đường Lam Sơn thành lập năm 1986, công suất thiết kế 200 nghìn tấn mía cây/năm, sản xuất 2 vạn tấn đường thô. Nhà máy được xây dựng trên một vùng đất phía tây tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên khá rộng tới trên 7 vạn ha đất canh tác có khả năng thích hợp cho cây mía, nhưng nhiều năm trước đây hoạt động không hết công suất vì thiếu nguyên liệu. Từ năm 1992, với quyết tâm đổi mới, Công ty đường Lam Sơn đã chủ động thiết lập quan hệ thân thiết với 3 nông trường trồng mía, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, các hộ nông dân trồng mía thông qua đại diện là các hợp tác xã nông nghiệp và có sự bảo lãnh ủng hộ của chính quyền địa phương. Mô hình liên kết bởi doanh nghiệp công nghiệp chế biến
doanh dịch vụ thương mại đã ra đời và hoạt động tích cực đem lại hiệu quả đáng kể. Tháng 3 năm 1995 Chính phủ ra quyết định thành lập Hiệp hội mía đường Lam Sơn với các chức năng chủ yếu:
- Hỗ trợ, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của từng thành viên trong hiệp hội (người trồng mía, chế biến, người cung cấp và tiêu thụ sản phẩm).
- Bảo vệ và điều hòa lợi ích cộng đồng cũng như của từng thành viên. - Cùng nhau tìm biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro thiên tai, diễn biến bất lợi của thị trường.
Với chức năng nhiệm vụ rõ ràng, lợi ích của mỗi thành viên cả người nông dân, nhà máy đường được đảm bảo, sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ chặt chẽ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, nhờ đó hiểu quả và tác dụng của Hiệp hội ngày càng tăng. Hiệp hội thông qua công ty đường Lam Sơn đã đầu tư tới 50 tỷ đồng cho vay vốn hỗ trợ nông dân trồng mía. Xây dựng 6 trạm chuyển giao kỹ thuật ở các khu vực để huấn luyện kỹ thuật trồng mía cho nông dân. Công ty đã cho 40 kỹ sư xuống tận địa bàn các hợp tác xã, hộ nông dân trồng mía để trực tiếp hướng dẫn nông dân xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
Nhờ duy trì phát triển các mối quan hệ tác động đó, sau 10 năm đổi mới, diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng mía đều tăng, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường.
* Công ty lương thực Long An
Là một đơn vị quốc doanh thuộc ngành thương mại, thực hiện việc tổ chức liên kết giữa tiêu thu giữa công nghiệp chế biến và nông nghiệp, ở một địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của đồng bằng Nam Bộ. Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu lương thực, công ty đã quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của người nông dân qua nhiều hình thức LKKT khác nhau, nhờ bán phân bón nhưng có thể trả sau bằng thóc, vay lúa nông dân trả tiền sau (có lãi), nhất là khi thóc dôi dư, ứ đọng trong dân, nhận bán thóc cho nông dân theo hình thức ký gửi
nên được nông dân rất tín nhiệm… Một hoạt động khác là Công ty đầu tư phát triển nhà máy đánh bóng gạo xuất khẩu, nhà máy cơ khí sản xuất máy gặt đạp bán cho dân (có thể trả bằng thóc)… Công ty có dây chuyền chế biến gạo đạt tiêu chuẩn cao với 6 máy xay xát công suất lớn 20 tấn/giờ, 14 máy đánh bóng gạo công suất 28 tấn/giờ có thể chủ động cung ứng 80% sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty.
Bài học thành công trong LKKT của Công ty là đã ký kết hợp đồng phát huy vai trò của một đơn vị thương mại quốc doanh và của một nhà máy cơ khí hướng vào phục vụ nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển lên sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, coi trọng bảo đảm lợi ích chữ tín trong quan hệ với nông dân đê Công ty phát triển kinh doanh.