Nhằm đưa vụ đông trở thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm và là vụ chủ yếu để sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vụ đông 2009 – 2010, Yên Phong xây dựng kế hoạch triển khai 1.113 ha rau màu các loại, tập trung mở rộng diện tích các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, có thị trường tiêu thụ ổn định. Trong đó, khoai tây được huyện xác định là cây có hiệu quả kinh tế cao và là cây chủ lực để mở rộng diện tích trong vụ đông năm nay.
Để khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và yên tâm sản xuất khoai tây ngoài các chính sách hỗ trợ của nhà nước, từ vụ đông 2008 – 2009 UBND huyện Yên Phong đã giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT làm việc với Viện Sinh Học Nông nghiệp - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH thực Phẩm ORION Việt Nam - tại khu CN Yên Phong để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp sản xuất giống khoai tây chế biến Atlantic có quy mô tập trung từ 5ha trở lên. Và để giảm bớt chi phí đầu tư và khuyến khích nông dân mở rộng diện tích Công ty ORION sẽ ứng giống trước cho bà con nông dân theo phương thức “nhận 1kg giống trả 3 kg thương phẩm", sau khi đối trừ sản lượng còn lại Công ty sẽ mua với giá thấp nhất là 3.500đ/kg. Với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đảm bảo:
+ Đường kính củ 4,5cm đến 9cm
+ Củ không bị nứt quá 2 đường/củ, vết nứt không sâu quá 0.3cm, không rỗng ruột, không mọc mầm
+ Vỏ củ không bị xanh, không bị sứt sẹo, không sâu bệnh, không thối hỏng Và cung cấp tài liệu, tập huấn quy trình kỹ thật cho nông dân trước khi trồng, cử
Atlantic là giống khoai tây chế biến có nguồn gốc từ Mỹ, là giống có các tiêu chuẩn phù hợp với công nghiệp chế biến. Có nhiều đặc tính nông học tốt như tiềm năng năng suất cao, chín sớm, chịu nhiệt, chất lượng tốt. Có đặc điểm thân cao trung bình ( 60 – 70cm), thân đứng lá xanh sáng, củ dạng hình tròn, vỏ màu vàng nhạt, thịt củ màu trắng, mắt củ nông. Thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày, năng suất chính vụ đạt bình quân 25tấn/ha, tỷ lệ củ thương phẩm cao( >70%), hàm lượng chất khô cao ( 21 -22%), hàm lượng tinh bột 15%.
Vụ đông năm 2008 – 2009, Huyện yên Phong ký hợp đồng với Công ty Orion triển khai sản xuất 50ha khoai tây chế biến Atlantic nhưng do ảnh hưởng của trận mưa lớn cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008 diện tích thực tế chỉ triển khai trồng được gần 20ha tại HTX Nguyệt Cầu, Như Nguyệt ( xã Tam Giang), Trần Xá ( xã Yên Trung) năng suất bình quân đạt 800kg/sào, nhiều hộ nông dân làm tốt năng suất đạt từ 1.100 - 1.200kg/sào. Và đã cân cho nhà máy được 230 tấn khoai thương phẩm với giá thu mua tại ruộng là 3.600 đ/kg, trong khi giá khoai thương phẩm giống Trung Quốc tại thị trường cùng thời điểm là 1.800 đ/kg như vậy một sào khoai tây Atlantic sau khi trả giống và trừ chi phí bà con nông dân lãi từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng.
Từ kết quả đạt đựơc từ vụ đông 2008 – 2009, vụ đông năm nay huyện Yên Phong mở rộng diện tích khoai tây chế biến Atlantic lên 150ha, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến cho Công ty Orion, diện tích trồng tập trung tại các xã Hoà Tiến, Tam Giang, Yên Trung, Dũng Liệt và Thuỵ Hoà. Ngoài ra Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Công ty Orion, Viện Sinh Học Nông Nghiệp tiến hành khảo nghiệm các giống khoai tây chế biến mới nhập nội từ Hàn Quốc và thí nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng khoai tây chế biến.
Tuy nhiên hiện nay nguồn giống khoai tây chế biến Atlantic phục vụ sản xuất của huyện do Công ty Orion đưa từ Hàn Quốc sang nên giá giống còn cao ( >10.500đ/kg), việc mở rộng diện tích gặp khó khăn. Để chủ động nguồn khoai
tây giống Atlantic phục vụ kế hoạch mở rộng diện tích trong những năm tới thay vì phụ thuộc vào nguồn giống phải nhập nội từ Hàn Quốc, với giá thành cao. UBND huyện Yên Phong đã giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông phối hợp với Viện Sinh Học Nông Nghiệp - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất giống từ củ siêu nguyên chủng đảm bảo chủ động nguồn giống cho những năm tới.
Đây là cây trồng vụ đông có hiệu quả kinh tế cao, có đầu ra thuận lợi và ổn định. Huyện Yên Phong sẽ tiếp tục triển khai mở rộng diện tích khoai tây chế biến trong những vụ đông tới để nâng cao giá trị/ha canh tác và hình thành vùng sản xuất hàng hoá. Tình hình tiêu thụ khoai tây của huyện được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 4.1Tổng hợp tình hình tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện năm 2010 TT Xã, TT Tên Hợp Tác Xã Số lượng giống đã nhận (kg) Trả giống (kg) Sản lượng thanh toán (kg) Tổng số lượng (kg) 1 Yên Trung Xuân Cai 12000 36000 10770 46770 2 Chính Trung 20000 60000 98370 158370 3 Ấp Đồn 4000 12000 6000 18000 4 Yên Lãng 3540 10620 7270 17890 5 Trung Lạc 4640 13920 4830 18750 6 Vọng Đông 6900 20700 29490 50190 7 Thân Thượng 3280 9840 9960 19800 8 Lương Tân 3000 9000 5760 14760 9 Xuân Cai 10200 30600 17370 47970 10 Dũng Liệt Chân Lạc 6460 19380 8580 27960 11 Phù Cầm 1760 5280 -120 5160 12 Phù Yên 7100 21300 22680 43980 13
Đông Tiến Đồng Thôn 6400 19200 16230 35430
14 Đông Xuyên 350 1050 -402 648
15 Ô Cách 6000 18000 13860 31860
16 Tam Giang Như Nguyệt 5300 15900 26220 42120
17 Nguyệt Cầu 9320 27960 45385 73345
18 TT Chờ Trác Bút 7100 21300 10950 32250
19 Hòa Tiến Diên Lộc 7850 23550 8670 32220
20 Thụy Hòa Lạc Nhuế 7500 22500 14820 7680
21 Đông Tảo 500 1500 -1500 0
Tổng Cộng 133200 399600 16842 725153
(nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Phong)
Qua bảng 4.1 ta có thể nhận thấy toàn huyện có 7 xã, thị trấn tham gia vào liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây. Trong đó có các xã tham gia sản xuất nhiều như Yên Trung, Dũng Liệt và Tam Giang, điển hình là xã Yên Trung với 9/9 hợp tác xã tham gia vào liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây với công
ty TNHH TP Orion. Đây là một xã nghèo trong huyện nên cây vụ đông đối với các hộ vẫn rất được chú trọng. Là xã đi đầu về số lượng các hợp tác xã tham gia trong phong trào sản xuất khoai tây trong huyện, nhưng Yên Trung cũng là xã gây nhiều khó khăn nhất trong quá trình liên kết của huyện với công ty Orion. Nói như vậy là vì Yên Trung là xã có rất nhiều thương lái, nên khi vào vụ khoai các thương lái thường trả giá khoai cao hơn so với giá ký kết của nhà máy với các hộ nông dân. Chính vì vậy mà ngoài số khoai thương phẩm mà các hộ phải trả công ty thì số sản phẩm còn lại hầu hết các hộ đều bán lại cho thương lái để thu được lợi nhuận cao nhất. Chính vì lý do đó mà công ty đã rất vất vả trong việc tìm kiếm khoai thương phẩm để làm nguyên liệu đầu vào.