Đánh giá phía công ty TNHH TP Orion Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)

làm cả hai bên chưa nắm bắt được hết nhu cầu của nhau. Công ty muốn thu mua tất cả số khoai thương phẩm của các hộ nhưng trong hợp đồng lại không quy định điều đó nên không thể ép buộn các hộ nông dân. Khi tiêu thụ sản phẩm, nếu các hộ bán lại khoai thương phẩm cho công ty thì lại phải đợi thời gian thanh toán tiền khá lâu, nhưng cũng không biết làm cách nào để phản ánh với công ty nên đành chờ đợi. Người nông dân quanh năm làm ruộng, cả tháng trời trông chờ vào thành quả mình làm được nên khi bán sản phẩm rất muốn nhìn thấy tiền mặt. Như vậy sẽ khích lệ họ bán sản phẩm hơn. Nhưng để làm được như vậy thì lại gây khó khăn cho công ty. Đó là bất cập mà công ty cần nhanh chóng giải quyết để thu hút được người dân. Khi đã khắc phục được những vướng mắc đó thì việc liên kết với các hộ nông dân sẽ đem lại hiệu quả cho việc quy hoạch vùng nguyên liệu của công ty.

Bảng 4.7 Tổng hợp lợi ích của công TNHH TP Orion Việt Nam

Lợi ích

- Ổn định nguồn nguyên liệu

- Thu mua vùng nguyên liệu tập trung

- Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục

- Phát triển vùng nguyên liệu gần nhà máy nên không mất công vận chuyển

Mâu thuẫn

- Hợp đồng còn chưa thực sự chặt chẽ - Phải cạnh tranh với các lái buôn về giá cả

- Nhận thức về làm việc theo hợp đồng của nông dân còn hạn chế

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2011)

Theo bảng trên, Công ty còn rất nhiều việc cần phải điều trỉnh để việc liên kết với các hộ nông dân được chặt chẽ, tránh tình trạng như năm 2010 là khi vào vụ thì bị các thương lái cạnh tranh giá.

4.2.2.4 Từ các yêu tố khách quan khác

Ngoài các yếu tố từ phía các tác nhân tham gia vào liên kết, các yếu tố khách quan từ bên ngoài mối quan hệ liên kết cũng có những tác động đáng kể tới hiệu quả của hoạt động liên kết có thể kể đến như giá cả các yêu tố đầu vào ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ khi tham gia vào sản xuất. Hay như việc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây nói riêng.

4.3 Lợi ích của người sản xuất khoai tây khi tham gia liên kết 4.3.1 Đặc điểm của các hộ sản xuất khoai tây

Để đánh giá chính xác lợi ích của việc tham gia liên kết kinh tế với các hộ nông dân trong quá trình tham gia sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện. Chúng tôi tiến hành phân tổ điều tra thành hai nhóm hộ là nhóm hộ than gia liên kết kinh tế và nhóm hộ không tham gia liên kết kinh tế. Sản xuất khoai

nhưng kinh nhiệm là yếu tố rất quan trọng để quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Sau đây là bảng tổng hợp tình hình lao động trong nhóm hộ điều tra.

Bảng 4.8 Tình hình lao động trong nhóm hộ điều tra

TT Chỉ tiêu Hộ tham gia LK Hộ không tham gia LK 1 Chủ hộ 1.1 Trình độ (BQ số năm đi học) 7,26 9,65 1.2 Tuổi bình quân 42,7 35,15 2 Nhân khẩu và LĐ 2.1 Tổng nhân khẩu BQ 4,55 3,20 2.2 Tổng số LĐ BQ 3,30 2,15 2.3 Trình độ học vấn LĐ chính - Cấp I (%) 0,78 0 - Cấp II (%) 58,03 68,97 - Cấp III (%) 41,19 31,13

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2011)

Qua bảng 4.8 ta có thể thấy rằng, các hộ tham gia liên kết là những hộ có độ tuổi bình quân cao hơn, số năm đi học ít hơn và có tổng số nhân khẩu lớn hơn nhóm hộ không tham gia. Sở dĩ có những đặc điểm đó là do, nhóm hộ không tham gia liên kết chủ yếu là những tiểu gia đình mới chuyển ra ở riêng và chỉ có hai vợ chồng và từ một đến hai đứa con. Đa số những gia đình này trồng khoai để phục vụ việc ăn uống hàng ngày và chăn nuôi hoặc chỉ để tận dụng ruộng nương lúc nông nhàn. Những khi được mùa và được giá thì có mang khoai thương phẩm ra bán cho các thương lái. Vậy lên nhóm hộ này không có nhu cầu tham gia liên kết.

Bảng 4.9 Tình hình đất đai và nguồn vốn của nhóm hộ điều tra

TT Chỉ tiêu Hộ tham gia liên kết Hộ không tham gia liên kết Tổng số hộ điều tra 40 10 1 Đất đai 1.1 Đất thổ cư BQ 325,22 218 1.2 Đất cây hàng năm BQ - Trồng lúa 2088,4 1368,6 - Trồng khoai tây 1620 1008,3

1.3 Chuồng trại chăn nuôi 35,9 20,22

1.4 Ao, hồ nuôi trồng thủy sản 60,71 51,7

2 Nguồn vốn

2.1 Tổng nguồn vốn BQ(tr) 6,5 4,4

- Vốn tự có 2 -

- Vốn vay 4,5 4,4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2011)

Khoai tây là một loại rau mầu nên việc sản xuất không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn. Cụ thể qua bảng 4.9 ta có thể thấy được việc sử dụng vốn của các hộ không nhiều. Việc sản xuất khoai tây nhiều khi không cần đến việc vay vốn, nhưng khi có các chính sách vay vốn với lãi xuất thấp thì các hộ vẫn mang sổ đi vay nhưng lại phục vụ công việc khác. Ví dụ như vay về trả nợ cho những chỗ vay nóng hoặc vay về xây công trình phụ... Ngoại trừ một số hộ trồng khoai tây với quy mô lớn thì có cần vay vốn để sản xuất. Ví dụ như hộ anh Nguyễn Văn Biển ở HTX Trần Xá (Yên Trung) và hộ anh Đỗ Văn Toàn ở HTX Vọng Đông (Yên Trung). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2 Tiêu chí quyết định tham gia liên kết của người sản xuất

Trong số các hộ tham gia liên kết thì họ có những mục đích khác nhau và thấy được những quyền lợi khác nhau từ việc tham gia liên kết. Bảng sau thể hiện các tiêu chí mà các hộ lựa chọn khi tham gia liên kết.

Tổng số hộ điều tra 40 100

Giá bán sản phẩm cao 31 77,5

Đầu ra ổn định 40 100

Giảm rủi ro 15 37,5

Giảm chi phí 22 55

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2011)

Trong tất cả những hộ tham gia liên kết được điều tra thì yếu tố ổn định đầu ra được hầu hết các hộ quan tâm (100% khi tham gia đều quan tâm đến chỉ tiêu này). Khi tham gia trồng khoai tây liên kết với nhà máy thì các hộ được bao tiêu sản phẩm 100%. Trước đây, khi nhà máy chưa đi vào hoạt động thì việc trồng khoai chỉ dừng lại ở mục đích là phục vụ cho ăn uống và chăn nuôi, lượng sản phẩm bán ra thị trường là rất hạn hẹp. Chính vì vậy mà diện tích trồng rất ít và không được chăm sóc một cách cẩn thận. Khi nhà máy đi vào hoạt động, diện tích khoai trong toàn huyện được nâng lên rõ rệt. Trước đây mỗi nhà chỉ trồng từ 1 đến 2 sào cho một vụ, nhưng bây giờ thì trung bình mỗi nhà trồng khoảng 3 sào và thậm chí có hộ còn đi thuê đất để trồng khoai. Khi tham gia liên kết, một chỉ tiêu mà cũng được các hộ rất quan tâm đó là giá đầu ra ổn định. Nhà máy đã cam kết mua với một giá mà các hộ có thể chấp nhận được và sẽ xem xét để nâng giá sản phẩm ngang bằng với giá thị trường nếu có biến đổi làm giá đầu vào cao. Cụ thể là năm 2009, khi giá thị trường là vào khoảng 7 nghìn đến 8 nghìn đồng/1kg thì nhà máy đã mua với giá là 8,5 nghìn đồng/ 1kg. Chính vì vậy mà toàn bộ lượng khoai thương phẩm hầu như đều được nhà máy thu mua. Nhưng do năm 2010 và 2011, giá cả đầu vào tăng mạnh và thương lái cũng nâng giá sản phẩm lên cao nên công ty không thể nâng cao bằng giá thị trường. Điều đó đã làm lượng lớn khoai thương phẩm thất thoát ra thị trường. (Năm 2011, giá thị trường là 12 nghìn đồng/1kg thì nhà máy chỉ mua được với giá 10,5 nghìn đồng/ 1kg).

4.3.3 Lợi ích của người sản xuất khi tham gia liên kết

4.3.3.1 Mở rộng diện tích sản xuất

Công ty TNHH TP Orion Việt Nam đi vào hoạt động đòi hỏi một nguồn nguyên liệu khá lớn. Chính vì vậy mà công ty đã tổ chức liên kết với UBND

huyện Yên Phong để quy hoạch vùng nguyên liệu, phục vụ cho quá trình sản xuất của nhà máy. Trước đây, khi nhà máy chưa đi vào hoạt động thì việc trồng cây khoai tây của các hộ nông dân gần như không được chú trọng, diện tích trồng không những không được nhân rộng mà còn bị sụt giảm hàng năm. Cụ thể như năm 2000 diện tích cây khoai tây của huyện là 461ha thì đến năm 2007 chỉ còn là 225ha. Nguyên nhân được xác định là do nguồn giống được trồng trên địa bàn chủ yếu vẫn là nhập từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc do nhân dân tự mua khoai thương phẩm, xử lý phá ngủ để trồng. Diện tích được trồng từ loại giống này thường chiếm từ 60 – 80% diện tích khoai tây của huyện. Những loại giống này khi trồng gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sẽ gây hiện tượng thối củ, năng suất rất thấp (7-8 tấn/ha) và chất lượng không cao, hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các loại cây trồng khác như: cà chua, rau các loại... nên đã không khuyến khích được bà con mở rộng diện tích, mặc dù tỉnh, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Một nguyên nhân nữa đó là sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không tạo ra được một lượng hàng hoá lớn, không thu hút được các doanh nghiệp vào bao tiêu sản phẩm, chưa có đầu ra ổn định. Cho đến năm 2007, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đặc biệt là cây khoai tây. Cùng với việc đi vào hoạt động của Công ty TNHH thực phẩm Orion Việt Nam đi vào hoạt động, diện tích tích trồng cây khoai tây đã được tăng lên một cách nhanh chóng.

Bảng 4.11 Tổng hợp diện tích và số hộ tham gia trồng khoai tây Orion tại các HTX

TT Tên HTX Năm 2008 Năm 2010

Số hộ Diện tích m2 Số hộ Diện tích m2 1 Đông Yên 17 3.225 20 4.116 2 Phong Nẫm 15 7.347 21 9.536 3 Đông Xá 250 75.171 270 100.228 4 Phong Xá 213 40.246 240 71.250 5 Diên Lộc - 30.330 70 34.893

7 Đại Chu 38 3.007 42 4.272 8 Đại Lâm 97 157.055 107 187.200 9 Thọ Đức 13 9.460 20 12.760 10 Như Nguyệt 70 95.460 79 130.000 11 Vọng Nguyệt 7 30.423 13 46.664 12 Đông 9 2.779 15 3.260 13 Nghiêm Xá 12 4.702 20 5.752 14 Trun Bạn 60 20.917 82 36.864 15 Ngân Cầu 100 50.721 105 52.783 16 Trác Bút - 90.671 - 89.629 17 Lương Tân 35 16.145 47 24.448 18 Trung Lạc 39 17.890 52 21.537 19 Ấp Đồn 36 23.772 25 10.226 20 Yên Lãng 17 5.334 9 2.640 21 Trần Xá 108 43.428 90 39.884 22 Vọng Đông 100 50.728 116 58.612 23 Chính Chung 211 141.271 227 161.518 24 Thân Thượng 40 19.890 68 31.320 25 Xuân Cai - 170.400 139 159.240 26 Ngô Nội 90 17.425 101 18.448 27 Bình An - 22.710 - 21.600 28 Đông Xuất 2 960 2 960 29 Chân Lạc 290 159.405 306 167.508 30 Phù Yên 104 35.496 120 41.390 31 Ô Cách 215 109.458 245 132.112 32 Tổng Cộng 2.226 2427.32 2.694 2655.15

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Phong)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được, nhờ có sự liên kết giữa công ty Orion và chính quyền huyện mà diện tích trồng cây khoai tây đã được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung ở tất cả các HTX thì số hộ tham gia vào liên kết và diện tích trồng khoai tây đều gia tăng. Cụ thể là số hộ tham gia đã tăng từ 2.226 hộ năm 2008 lên 2.694 hộ năm 2010, tức là tăng 468 hộ và diện tích tăng từ 2427.32 m2 năm 2008 lên 2655.15 m2 năm 2010. Điều đó chứng tỏ được lợi ích của các hộ khi tham gia trồng khoai liên kết với công ty Orion. Từ việc nhìn thấy được lợi ích đó mà các hộ đã tự bảo nhau tham gia vào việc trồng khoai liên kết với công ty. Xét riêng trường hợp của 3 HTX là Ấp Đồn, Yên Lãng và Trần Xá. Đây là 3

thôn của Xã Yên Trung đều có diện tích và số hộ tham gia trồng khoai liên kết giảm qua các năm. Sở dĩ có trường hợp như vậy không phải là vì các hộ không tham gia sản xuất khoai liên kết với công ty nữa, mà đây là 3 thôn có diện tích ruộng chủ yếu thuộc phần đất mà công ty đã lấy để chuyển mục đích sử dụng thành đất dịch vụ. Hơn nữa lượng công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Yên Phong là rất lớn, đa số lượng công nhân này đều tập trung sống tại 3 thôn trên nên các hộ đã chuyển sang kinh doanh các loại dịch vụ như xây nhà trọ, bán hàng ăn, tạp hóa,... mà ít tham gia vào quá trình sản xuất làm cho diện tích trồng khoai của thôn giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, với số đông các HTX trên địa bàn huyện thì số lượng các hộ tham gia trồng khoai tây liên kết với công ty vẫn gia tăng hàng năm làm cho diện tích trồng cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Đó có thể gọi là bước thành công cho kế hoạch phát triển cây có giá trị kinh tế cao của UBND huyện.

Bảng 4.11 là kết quả xét về mặt số lượng của việc liên kết giữa chính quyền địa phương và công ty TNHH TP Orion Việt Nam. Xét về mặt chất lượng sản phẩm thì việc liên kết với công ty cũng đem lại một thành công lớn về mặt chất lượng. Khi chưa tham gia vào liên kết, đa số các hộ khi trồng cây khoai tây đều mua giống từ các đại lý là loại giống chủ yếu được nhập từ Trung Quốc có khả năng chống chịu thời tiết kém, chất lượng sản phẩm không tốt. Hơn nữa, đa số các hộ sản xuất theo kinh nhiệm mà không hề được tập huấn về kĩ thuật hay được tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật nào. Chính vì vậy mà khi thu hoạch cho khoai thương phẩm rất bé, màu vàng nhạt và không đồng đều. Khi tham gia vào liên kết, công ty mang giống khoai Atlatic từ Hàn Quốc sang đưa vào sản xuất cộng với công nghệ kĩ thuật chăm sóc của họ nên đã cho ra khoai thương phẩm khác hoàn toàn trước đây. Củ khoai to và đều có màu vàng sáng, nhìn rất ngon và chất lượng. Chính vì vậy mà có thể nói việc liên kết với công ty đã làm

Mặt khác, việc tham gia vào liên kết làm cho số hộ tham gia trồng và diện tích tăng mạnh như vậy có thể hoàn toàn khẳng định là do một điều là do đầu ra ổn định. Qua điều tra ta thấy, có đên 100% số hộ được hỏi lý do tại sao quyết định tham gia liên kết với công ty thì đều cân nhắc đến yếu tố đầu ra ổn định. Chính vì có một đầu ra ổn định mà các hộ có thể yên tâm tham gia sản xuất mà không phải lo tình trạng giá cả bất ổn hoặc lo đến việc sẽ tiêu thụ như thế nào. Do được bao tiêu sản phẩm 100% nên thậm chí đã có những hộ mạnh dạn đầu tư sản xuất theo quy mô lớn.

4.3.3.2 Giảm chi phí sản xuất

Liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên Phong nhằm thực hiện chủ trương kế hoạch chú trọng phát triển cây vụ đông trên địa bàn huyện và đặc biệt chú trọng đến việc đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Mục đích cuối cùng chính là tạo ra công ăn việc làm ổn định cho các hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 67)