Nâng cao hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 80)

Bảng 4.13 So sánh hiệu quả liên kết kinh tế của người sản xuất. (Tính trên 1 sào)

Tt Chỉ tiêu Đvt Nhóm hộ

tham gia liên kết

Nhóm hộ không tham gia liên kết 1 Chi phí sản xuất 1000

đ 1011,7 1399,95

2 Năng suất kg 784,14 692,83

3 Giá bán nđ/kg 10,5 9,0

4 Năng suất sau khi trả SP kg 664,14 692,83 5 Giá trị sản lượng 1000 đ 6973,47 6235,47 6 Thu nhập hỗn hợp 1000 đ 6511,77 5345,52 7 Lợi nhuận 1000 đ 5961,77 4835,52

8 Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí Lần 5,89 3,45

9 Tỷ suất thu nhập/chi phí Lần 6,44 3,82

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010

Dựa vào bảng tổng hợp, ta có thể thấy rằng nhóm hộ tham gia liên kết cho mức năng suất cao hơn rất nhiều so với các hộ không tham gia liên kết. Với mức năng suất 784,14 kg/sào, các hộ tham gia liên kết thu nhập khoảng hơn 6 triệu cho một sào trồng khoai. Trong khi đó các hộ không tham gia liên kết chỉ xoay

quanh năng suất khoảng 7 tạ /sào và cho thu nhập khoảng 5 triệu/ sào. Sở dĩ có sự chênh lệch về năng suất và thu nhập giữa hai nhóm hộ như vậy là vì: Nhóm hộ tham gia liên kết được cung cấp giống khoai tốt được nhập từ Hàn Quốc do công ty Orion cung cấp. Chính vì giống tốt nên khi thu hoạch cho khoai thương phẩm với chất lượng củ tốt, to và có độ đồng đều cao. Khi bán sản phẩm ra ngoài thì cũng được các thương lái rất ưa chuộng và mua với giá cao hơn so với các hộ không tham gia liên kết. Ngược lại, với các hộ không tham gia liên kết thì đa số mua giống từ các đại lý bán lẻ và đều là những giống khoai nhập từ Trung Quốc, chất lượng thấp, chống chịu với thời tiết kém. Khi thu hoạch khoai không to và có nhiều khoai bi (khoai củ nhỏ) nên giá bán không cao. Bảng trên mới chỉ phản ánh những hộ tham gia liên kết và bán lại khoai thương phẩm cho công ty Orion. Thực tế, năm 2010 các hộ thu hoạch xong thì hầu hết bán sản phẩm ra ngoài vì các thương lái trả sản phẩm với giá rất cao ( 12 nghìn đồng/ kg ), cao hơn mức giá công ty trả là 10,5 nghìn đồng/kg. Chính vì vậy mà thu nhập thực tế của các hộ còn tăng lên rất nhiều từ một sào khoai tây. Mặt khác, nhóm hộ tham gia liên kết cũng có mức tỷ suất lợi nhuận/ chi phí và mức tỷ suất thu nhập/ chi phí cao hơn nhóm hộ không tham gia liên kết. Cụ thể là với một đồng vốn bỏ ra, nhóm hộ tham gia liên kết sẽ thu về là 5,89 đồng lợi nhuận và 6,44 đồng thu nhập, trong khi đó nhóm hộ không tham gia liên kết chỉ thu về là 3,45 đồng lợi nhuận và 3,82 đồng thu nhập. Điều đó chứng tỏ rằng liên kết tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất và tăng giá trị sản xuất lên rất nhiều mà không ai khác, người hưởng lợi chính là những người nông dân tham gia vào quá trình liên kết kinh tế.

Bảng tổng hợp sau đây tổng hợp ý kiến đánh giá về những thuận lợi và khó khăn cũng như những vướng mắc khi tham gia liên kết với công ty.

Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ

Chỉ tiêu Hộ tham gia liên kết Hộ không tham gia liên kết

Lợi ích

- Được bao tiêu đầu ra sản phẩm

- Giá cả ổn định nên yên tâm sản xuất

- Giảm chi phí sản xuất, năng suất tăng

- Có điều kiện áp dụng những tiến bộ mới

- Nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và nhà nước

- Phù hợp với nhu cầu sản xuất của các hộ

- Không vướng mắc các thủ tục của HTX

Khó khăn - vướng mắc

- Giá cả phụ thuộc vào công ty Orion

- Khi thanh toán sản phẩm phải đợi lâu mới được nhận tiền.

- Đầu ra không ổn định - Giá cả bấp bênh - Năng suất thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2011)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 80)