Thiết bị sấy sàng rung

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất đường và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm iso 220002005 tại xí nghiệp đƣờng vị thanh (Trang 68)

4.3.9.1. Cấu tạo

- Sàng là một máng rung bằng kim loại, rộng khoảng 800 mm, ghép lên nhiều thanh rung nghiêng bằng gỗ (gỗ có tính dẻo, đàn hồi), có đệm ở hai đầu bằng cao su và chuyển động đƣợc nhờ cơ cấu cam lệch tâm. Sàng dịch chuyển với biên độ: 2 cm. - Sàng đƣợc chia làm 3 giai đoạn:

+ Sàng vận chuyển: vận chuyển đƣờng đến sàng sấy. + Sàng sấy: làm nguội đƣờng bằng hệ thống quạt bên dƣới. + Sàng phân loại: phân loại đƣờng.

Hình 3.14: Thiết bị sấy sàng rung

(Nguồn: Xí nghiệp đường Vị Thanh, 2014) 4.3.9.2. Nguyên lý hoạt động

- Đƣờng sau khi ly tâm A đƣợc cho xuống sàng vận chuyển, sau đó qua hệ thống đập đƣờng để đập những đƣờng đóng cục ra.

- Đƣờng tiếp tục qua sàng sấy, bên dƣới sàng sấy có hệ thống quạt sấy giúp làm nguội đƣờng. Khi sấy thì bụi đƣờng bay lên sẽ đƣợc thu hồi bằng thiết bị cyelon và đƣợc đƣa về thùng chứa A rửa.

Ngành Công nghệ thực phẩm 56 - Sau khi qua sàng sấy, đƣờng đi qua lớp lƣới. Phần đƣờng nằm trên lớp lƣới là đƣờng cội sẽ đƣợc thu hồi, còn đƣờng nằm dƣới lớp lƣới sẽ đƣợc đƣa lên băng tải cao su. Trên băng tải cao su có các thiết bị dàng mỏng đƣờng, quạt gió làm khô đƣờng, có nam châm hút kim loại

- Sau đó, đƣờng đƣợc đi qua sàng phân loại gồm 3 lớp lƣới: + Lớp lƣới trên có lỗ to nhất để giữ đƣờng cội.

+ Lớp lƣới 2 và 3 có kích thƣớc trung bình và nhỏ để giữ đƣờng thành phẩm. + Cuối cùng là lớp thép không có lỗ để giữ đƣờng mịn.

- Đƣờng cội và đƣờng mịn sẽ đƣợc đem đi hồi dung nấu lại, đôi khi đƣợc bán cho các công ty sản xuất, chế biến bánh kẹo,...

- Đƣờng thành phẩm khi rơi xuống bể chứa thì đƣờng bụi sẽ bay lên đƣợc eyelon thu hồi và đƣa về để hồi dung.

Ngành Công nghệ thực phẩm 57

CHƢƠNG 4. KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2005 CỦA XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH 4.1. Mục tiêu Chất lƣợng – Môi trƣờng – An toàn thực phẩm của xí nghiệp vụ 2013 – 2014.

- Sản xuất đƣờng các loại từ mía đạt sản lƣợng ≥ 95.000 tấn. (quy về đƣờng A1 nhỏ/RE các loại).

- Tỉ lệ tiêu hao mía/đƣờng (mía sạch quy về 10 CCS công nghệ, đƣờng RS quy A1 nhỏ, đƣờng RE các loại) ≤ 10,35 kg mía/kg đƣờng.

- Ký kết hợp đồng tiêu thụ mía cho vụ 2014 ÷ 2015 đạt ≥ 1.200.000 tấn.

- Thực hiện kiểm tra và thu mua mía nguyên liệu theo đúng QCVN 0198:2012/BNNPTNT về chất lƣợng mía nguyên liệu. Riêng chỉ tiêu về CCS thu mua đạt:

+ Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh: CCS ≥ 9,4. + Nhà máy đƣờng Phụng Hiệp: CCS ≥ 9,7.

- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm đƣờng thƣơng hiệu CASUCO đến ngƣời tiêu dùng trực tiếp, kết hợp phân phối sỉ bao 12 kg, 20 kg với tổng sản lƣợng tiêu thụ ≥ 7.100 tấn đƣờng các loại.

- Về môi trƣờng: quản lý tốt các nguồn phát thải (rắn, lỏng và khí) các chỉ tiêu phải đạt theo quy định của nhà nƣớc và không để xảy ra khiếu kiện (có văn bản) của ngƣời dân hoặc phản ảnh từ cơ quan chức năng.

- Về an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ 100% công nhân lao động làm việc tại các khu vực: tiếp xúc với đƣờng thành phẩm, sản xuất nƣớc đá, cửa hàng giới thệu sản phẩm và cấp dƣỡng đầu vụ đƣợc đào tạo và cấp thẻ an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Không có trƣờng hợp khiếu kiện hoặc thu hồi sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm.

+ Chất lƣợng sản phẩm nƣớc đá của xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đạt theo QCVN 10:2011/BYT.

- Về an toàn lao động: không để xảy ra tai nạn lao động phải nằm viện ở tất cả các đơn vị thuộc CASUCO.

4.2. Những hành động thực hiện mục tiêu của xí nghiệp

- Tổ chức thực hiện việc đào tạo cho CB.CNV của xí nghiệp nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

Ngành Công nghệ thực phẩm 58 - Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở CB.CNV trực tiếp sản xuất có liên quan đến sản phẩm, nhất là đối với công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực ly tâm thành phẩm, tổ cấp nƣớc phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

- Đảm bảo 100% CB.CNV khu ly tâm thành phẩm, tổ cấp nƣớc nhận thức các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và triệt để.

- Sản xuất đƣờng đạt chất lƣợng ổn định làm cơ sở thỏa mãn khách hàng cao nhất. - Gửi mẫu đƣờng thành phẩm đi kiểm tra theo đúng thời gian quy định hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, xí nghiệp hay cơ quan kiểm tra, quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm luôn phù hợp và đúng với tiêu chuẩn đã công bố.

- Thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết ngay khi phát hiện sản phẩm vƣợt chuẩn hoặc có nguy cơ không an toàn về vệ sinh thực phẩm bằng thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các phòng, xƣởng, tổ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn lập mục tiêu chất lƣợng, môi trƣờng, an toàn thực phẩm và kế hoạch hành động để thực hiện các chỉ tiêu đƣợc giao.

- Kiểm tra, ngăn ngừa và khắc phục kịp thời các sự cố gây ảnh hƣởng đến sản phẩm (phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nguyên liệu, trang thiết bị, con ngƣời,…).

4.3. Phƣơng pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trong xí nghiệp

Việc triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đƣợc xí nghiệp đƣờng Vị Thanh tiến hành theo tuần tự nhƣ sau:

- Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng: lãnh đạo xí nghiệp đã thấu hiểu đƣợc ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đối với sự phát triển tổ chức, định hƣớng các hoạt động, xác định đƣợc mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể. - Lập nhóm quản lý an toàn thực phẩm: để áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 xí nghiệp đã thành lập một nhóm quản lý an toàn thực phẩm. Nhóm này bao gồm: Trƣởng nhóm và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Trƣởng nhóm an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo xí nghiệp chỉ đạo áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.

- Ðánh giá thực trạng của xí nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn: đã rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của xí nghiệp. Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung. Qua đó, xí

Ngành Công nghệ thực phẩm 59 nghiệp cũng đã xây dựng các chƣơng trình, dự án chi tiết nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hƣớng đến an toàn thực phẩm vào mọi thời điểm khi tiêu dùng.

- Tổ chức huấn luyện đào tạo với nhiều chƣơng trình thích hợp cho từng cấp quản trị cũng nhƣ nhân viên. Nội dung chính của khoá đào tạo bao gồm ISO 22000:2005, ISO 9000:2008, ISO 14001:2004, HACCP, GMP… dƣới hình thức tích hợp các hệ thống quản lý.

- Thiết lập hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005: Hệ thống tài liệu này đƣợc xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của xí nghiệp gồm:

+ Chính sách an toàn thực phẩm. + Các mục tiêu về an toàn thực phẩm.

+ Các quy trình - thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn. + Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

+ Các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

+ Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:

+ Phổ biến trong toàn xí nghiệp để mọi nhân viên đều nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

+ Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng công đoạn cụ thể. + Hƣớng dẫn nhân viên thực hiện theo các tài liệu đã đƣợc phê duyệt.

- Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:

+ Xí nghiệp tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ, thẩm định các kết quả kiểm tra xác nhận riêng lẻ, phân tích kết quả của các hoạt động kiểm tra xác nhận để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

+ Lựa chọn tổ chức chứng nhận: xí nghiệp đã lựa chọn tổ chức chứng nhận có uy tín để đánh giá và cấp chứng chỉ.

+ Đánh giá trƣớc chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sự sẵn sàng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.

- Đánh giá chứng nhận do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và cấp giấy chứng nhận.

Ngành Công nghệ thực phẩm 60 - Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận: xí nghiệp đã tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và đã không ngừng cải tiến để hƣớng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

Để áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 xí nghiệp đã áp dụng triệt để các điều kiện nhƣ sau:

+ Cam kết của lãnh đạo đối với thực hiện chính sách an toàn thực phẩm và kiên trì theo đuổi đến cùng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là điều kiện quan trọng nhất đối với sự thành công của tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

+ Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong xí nghiệp đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đƣợc vận hành, duy trì, cải tiến có hiệu lực và hiệu quả.

+ Công nghệ hỗ trợ: tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã đƣợc áp dụng cho mọi loại hình tổ chức. Tuy nhiên, ở xí nghiệp đƣờng Vị Thanh còn có công nghệ phù hợp với các yêu cầu của dây chuyền sản xuất cũng nhƣ các PRPs áp dụng trong tiêu chuẩn ISO 22000:2005 nên đã áp dụng đƣợc nhanh chóng và thuận tiện hơn.

+ Chú trọng cải tiến liên tục: các hành động cải tiến đã từng bƣớc đổi mới và mang lại nhiều lợi ích cho xí nghiệp vì đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trong lĩnh vực sản xuất đƣờng.

+ Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 có một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, tiêu chuẩn này đã trở thành một hƣớng dẫn cần thiết.

+ Áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 vào dây chuyền sản xuất đã góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống đồng thời tạo ra sự ổn định trong xã hội trƣớc nguy cơ nhiễm độc thực phẩm đang đứng trƣớc tình trạng báo động cao.

+ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã giúp cho xí nghiệp cải tiến phƣơng pháp làm việc, tuân thủ các yêu cầu pháp luật, giảm bớt nghĩa vụ pháp lý, giấy chứng nhận là bằng chứng khách quan về sự chuyên cần xứng đáng, cải thiện những cơ hội xuất khẩu và thâm nhập vào thị trƣờng khó tính, nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng, giảm bớt tần suất của các hoạt động kiểm tra, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh cũng nhƣ uy tín của xí nghiệp trên thƣơng trƣờng.

Phạm vi và nội dung áp dụng ISO 22000:2005 của xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đƣợc đề tài khảo sát thông qua việc kiểm soát các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm trong toàn xí nghiệp.

Ngành Công nghệ thực phẩm 61

4.4. Các hoạt động thực hiện ISO 22000:2005 của xí nghiệp đƣờng Vị Thanh 4.4.1. Kiểm soát về sức khỏe và kiến thức cho cán bộ công nhân viên 4.4.1. Kiểm soát về sức khỏe và kiến thức cho cán bộ công nhân viên

4.4.1.1. Mục đích

- Đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức và sức khỏe khi vào tham gia sản xuất, nhân viên không là nguồn lây nhiễm vào thực phẩm, tạo sự an tâm cho ngƣời lao động khi vào làm việc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đầu mỗi vụ ngƣời lao động đƣợc khám sức khỏe định kỳ để xác định ngƣời lao động không mang mầm bệnh lây nhiễm và đƣợc tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động mới đƣợc phân công vào vận hành dây chuyền sản xuất.

4.4.1.2. Khảo sát điều kiện hiện tại của xí nghiệp

- Xí nghiệp có tổ chức chăm lo sức khỏe cho ngƣời lao động, tập huấn các quy định về vệ sinh, an toàn cho công nhân đảm bảo đủ sức khỏe và kiến thức để tham gia sản xuất.

- Xí nghiệp đảm bảo các phƣơng tiện, bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lƣợng và quy cách theo quy định của pháp luật.

- Trang bị tủ thuốc y tế và phân công ngƣời trực để xử lý các trƣờng hợp bị thƣơng nhẹ, trầy, xƣớt... hoặc sơ cấp cứu ban đầu để chuyển lên tuyến trên.

- Nhân viên y tế có nhiệm vụ cập nhật hồ sơ sức khỏe công nhân, theo dõi tình hình sức khỏe CB.CNV xí nghiệp, nếu có phát hiện bệnh báo cáo với lãnh đạo phòng và ban giám đốc.

- Xí nghiệp tổ chức khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân theo định kỳ 1 lần/năm cho tất cả CB.CNV.

4.4.1.3 Các yêu cầu đề nghị cần tuân thủ

- Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, ngƣời sử dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc.

- Tổ chức huấn luyện, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong từng công việc của từng ngƣời lao động.

- Ngƣời lao động phải đƣợc khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định, không tuyển dụng ngƣời mắc các bệnh truyền nhiễm. - Theo dõi tình trạng sức khỏe của công nhân hàng ngày nhằm ngăn ngừa công nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, vết thƣơng nhiễm trùng... Nếu phát hiện công nhân có bệnh truyền nhiễm thì báo cáo ngay cho lãnh đạo tạm ngừng vị trí vận hành để điều trị đến khi khỏi bệnh mới tiếp tục làm việc.

Ngành Công nghệ thực phẩm 62

4.4.2. Kiểm soát vệ sinh cá nhân

4.4.2.1. Mục đích

- Đảm bảo công nhân lao động thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu về vệ sinh cá nhân trƣớc khi vào sản xuất.

- Tất cả công nhân lao động trực tiếp sản xuất hoặc có mối liên hệ trực tiếp đến sản xuất phải thực hiện đầy đủ các chế độ vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh các nhân tốt khi làm việc, đảm bảo không có nguồn lây nhiễm các mầm bệnh vào sản phẩm.

4.4.2.2. Khảo sát điều kiện hiện tại của xí nghiệp

- Xí nghiệp quy định cụ thể và bắt buộc mọi công nhân lao động phải nghiêm túc thực hiện vệ sinh cá nhân của từng khu vực theo quy định.

- Xí nghiệp trang bị các vòi nƣớc vệ sinh, các bình chứa xà phòng, dụng cụ làm khô tay ngay các khu vực vệ sinh và khu vực chế biến đảm bảo đủ số lƣợng và hoạt động tốt.

- Bố trí nhà vệ sinh đủ số lƣợng và phù hợp theo từng khu vực, đồng thời cách ly tốt với khu vực sản xuất.

4.4.2.3. Các yêu cầu đề nghị cần tuân thủ

- Tất cả công nhân lao động phải tuân thủ:

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất đường và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm iso 220002005 tại xí nghiệp đƣờng vị thanh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)