7. Kết cấu luận văn
3.5.2. Đối với UBND thành phố
Đề nghị UBND thành phố tiếp tục báo cáo, đề xuất với Chính phủ, các Bộ liên quan về việc bảo lưu nguồn vốn trung ương để cho vay hộ nghèo của thành phố trong giai đoạn hiện nay tại các cuộc họp định kỳ của Chính phủ có thành phố Hồ Chí Minh tham gia.
Đề nghị UBND, Hội đồng nhân dân thành phố quan tâm nhiều hơn về việc hỗ trợ nguồn vốn Ngân sách cho Quỹ Quốc gia về việc làm địa phương từ năm 2015- 2020 theo đề xuất của chi nhánh và các sở ngành.
Đề nghị UBND thành phố, Hội đồng quản lý Quỹ thu hồi đất (156) giải quyết dứt điểm đề xuất của NHCSXH TP.HCM về: Thủ tục nhận vốn ủy thác; cơ chế, phương thức cho vay, xử lý nợ cho đối tượng đặc thù; lãi suất cho vay và phí quản lý ủy thác cho NHCSXH trong chương trình cho vay tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi nguồn vốn địa phương.
88
KẾT LUẬN
NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một trong công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng NHCSXH vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “ngân hàng”, là điều kiện để thực hiện “chính sách xã hội” trong hoạt động của mình. Chính vì vậy, hoàn thiện hoạt động cho vay là việc làm cần thiết đối với NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH TP. HCM nói riêng. Qua nhiều năm NHCSXH TP. HCM đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên mặt trận xoá đói giảm nghèo góp phần cùng Thành phố TP. HCM giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn hộ nghèo,…vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: hiệu quả công tác cho vay tín dụng chưa thực sự cao, cơ chế huy động vốn trên địa bàn TP. HCM còn nhiều hạn chế so với các Ngân hàng thương mại, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của Tp.HCM đã liên tục giảm, nhưng số hộ cận nghèo vẫn còn tương đối lớn. Ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo là hết sức mong manh nên nhiệm vụ giảm nghèo bền vững tại NHCSXH TP.HCM vẫn còn rất nặng nề và phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Hoàng Anh (2000), “Tín dụng Ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ”, Tạp chí Ngân hàng số 4.
2. Báo cáo phát triển của Việt nam (2000), “Báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ. Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt nam (1999), Việt Nam tấn công nghèo đói”, Hà Nội.
3. Bộ Lao động Thương binh & Xã, phường hội – Tạp chí Cộng sản – NHNg (1999), “Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu XĐGN”, Hội thảo khoa học và thực tiễn, Hà Nội.
4. Nguyễn thị Châu (2007), “Kinh tế phát triển nông thôn”, NXB Kinh tế, trang 12.
5. Trần Thị Hằng (1999), “Một số vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội. 6. Nguyễn Đắc Hưng (2000), Giải pháp vốn tín dụng với công tác XĐGN, Tạp chí
Cộng sản số 21.
7. Nguyễn Văn Hiệp (1999), “Về quản lý cho vay hộ nghèo”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 7 (47).
8. Phạm Nguyễn Anh Khoa, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2011), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank Đồng Nai”.
9. Nguyễn Văn Ngân (2003) “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở huyện Châu Thành A, thành phố Cần Thơ”.
10. Chu Văn Nguyễn (1995), “Ngân hàng Granmeen – NHNg ở Bangladesh”, Tạp chí Ngân hàng số 7.
Tiếng Anh
11.Asia Samreen và Farheen Batul Zaidi (2012). Design and Development of Credit Scoring Model for the Commercial Banks in Pakistan: Forecasting
90
Creditworthiness of Corporate Borrowers, International Journal of Business and Commerce ,Vol. 2, No.5: Jan 2013[01-26]
12.Attanasio, O. P., Goldberg, P. K., & Kyriazidou, E. (2008). Credit constraints in the market for consumer durables: Evidence from micro data on car loans.
International Economic Review, 49(2), 401-436.
13.Bhatt, Nitin, and Shui-Yan Tang, 2002, Determinants of repayment in microcredit: Evidence from programs in the United States, International Journal of Urban and Regional Research 26, 360-376.
14.M. Jahangir Alam Chowdhury, (2002). The impact of micro-credit on poverty: Evidence from Bangladesh, the Royal Economic Society. and the Faculty Research Fund of the University of Stirling.
15.Shahidur R. Khandker, (2003), Micro-Finance and Poverty Evidence Using Panel Data from Bangladesh, Policy research working paper -The World Bank Development Research Group January 2003.