Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại NHCSXH TP.HCM

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 77)

7. Kết cấu luận văn

3.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại NHCSXH TP.HCM

3.4.1. Về mạng lƣới và tổ chức cán bộ

NHCSXH TP.HCM cần xem xét lập phương án trình Trung ương đề nghị sáp nhập một số địa bàn phòng giao dịch. Cụ thể: sáp nhập phòng giao dịch Quận 6 vào Phòng giao dịch Bình Tân; Sáp nhập Phòng giao dịch Quận 12 vào Phòng giao dịch Hóc Môn; Địa bàn quận 7 của Phòng giao dịch Nhà bè giao về cho Phòng giao dịch Quận 4. Trước mắt đến cuối năm 2015 sáp nhập địa bàn Phòng giao dịch Quận 6 vào Phòng giao dịch Quận Bình Tân; Qua năm 2015 nếu tình hình nguồn vốn nhận ủy thác cho vay của địa phương không có nhiều khởi sắc, đối tượng cho vay (tạo việc làm) không được thành phố mở rộng, NHCSXH TP.HCM nên làm đề án xin sáp nhập địa bàn Phòng giao dịch quận 12, bổ sung địa bàn Phòng giao dịch quận 4.

Trình NHCSXH Việt nam đề nghị hỗ trợ đào tạo lại, trước mắt cho 20 cán bộ lãnh đạo cấp phòng giao dịch và cán bộ nghiệp vụ như đã trình bày ở phần thực trạng. Những cán bộ qua đào tạo không đạt yêu cầu phải tự bỏ chi phí để đào tạo lại, hoặc đề nghị trung ương xem xét có cơ chế chấm dứt hợp đồng lao động.

76

Sắp xếp, bố trí lại hợp lý nhân sự một số phòng chuyên môn, phòng giao dịch còn yếu; Thực hiện bổ nhiệm các vị trí cán bộ chủ chốt của chi nhánh còn thiếu tại Cần giờ, Nhà bè, Phòng kế hoạch nghiệp vụ. Từ 2015 về sau thực hiện giảm dần biên chế (do cán bộ nghỉ hưu hoặc cho nghỉ); hạn chế tối đa việc tuyển dụng mới trừ những trường hợp trung ương có quyết định (nên điều động nam giới).

3.4.2. Đối với Hộ vay

NHCSXH TP.HCM cần tích tích cực hơn nữa phối hợp UBND cấp xã, hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các phương tiện cụ thể nhất (loa phát thanh, bản tin ở khu phố ấp, họp tổ dân phố..) đến từng khu phố, ấp về chủ trương tín dụng chính sách, nâng cao ý thức có vay có trả cho người dân, vận động hộ vay tự giác tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm, trả lãi hàng tháng; trả nợ quá hạn và xây dựng phương án sử dụng vốn rõ ràng, hợp pháp để được vay lại.

Chỉ đạo quán triệt các Phòng giao dịch, cán bộ tín dụng phải tích cực phối hợp Hội đoàn thể, UBND cấp xã hướng dẫn các hộ vay đủ điều kiện theo quy định lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro. NHCSXH TP.HCM nên giao chỉ tiêu cụ thể cho từng PGD; nơi nào, cán bộ nào chậm trễ thực hiện sẽ bị chi nhánh phê bình, kiểm điểm trừ vào thi đua, cắt tiền thưởng.

Đối với những hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, hiện các Phòng giao dịch trực thuộc đã thực hiện lập danh sách từng phường, xã có xác nhận của Công an, UBND cấp xã, hội đoàn thể và phối hợp các bên để tìm kiếm. Nay tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp tìm kiếm thông tin, đồng thời báo cáo Trưởng ban đại diện cấp huyện chỉ đạo Công an huyện (cơ quan chuyên môn) hỗ trợ tìm kiếm. Những trường hợp sau hai năm kể từ ngày bỏ đi khỏi địa phương mà không tìm được tông tích thì xem xét để đề nghị UBND cấp xã làm thủ tục xác nhận mất tích và xử lý nợ bị rủi ro theo hướng dẫn của NHCSXH Việt nam.

Những hộ vay có nợ quá hạn nhưng thực sự khó khăn thì vận động người vay thực hiện cam kết trả dần, thu gốc trước (lãi thu sau); Những hộ quá hạn có điều kiện nhưng chây ỳ, phòng giao dịch lập danh sách từng xã, tham mưu Chủ tịch UBND xã thành lập tổ công tác thu hồi nợ, đi tận nơi ở hộ vay, đi nhiều lần, dùng các biện pháp vận động và răn đe để yêu cầu người vay trả nợ.

77

3.4.3. Đối với Tổ TK&VV

NHCSXH TP.HCM cần thực hiện xây dựng, củng cố ngay 282 tổ trung bình, 39 tổ yếu kém đã xếp loại năm 2014 theo hướng: Thay thế các tổ trưởng yếu kém, rà soát các tổ trung bình để tiếp tục đào tạo, hướng dẫn công việc cho tổ trưởng. Qua rà soát và đào tạo những tổ trưởng nào không đáp ứng được yêu cầu công việc thì thực hiện thay thế ngay.

Rà soát những tổ TK&VV có tỷ lệ hộ tham gia tiết kiệm thấp, hộ vay đóng lãi tháng không đều (hoặc nhiều hộ không đóng lãi tháng) để chấn chỉnh, yêu cầu tổ trưởng tích cực triển khai ngay đến từng hộ vay. Nếu qua 2-3 tháng mà tình hình không được cải thiện thì làm việc với Hội đoàn thể chủ quản yêu cầu thay đổi tổ trưởng.

Tổ TK&VV phải tích cực, tăng cường việc triển khai thu lãi, thu tiền tiết kiệm đều đặn hàng tháng đến từng thành viên vay vốn; Những nơi khó có điều kiện sinh hoạt tổ hàng tháng thì xem đây như là một hình thức sinh hoạt tổ định kỳ để kịp thời nắm bắt thông tin, những diễn biến của hộ vay cũng như việc triển khai những quy định, chính sách của NHCSXH về công tác tín dụng ưu đãi.

Đối với 192 tổ TK&VV có dưới 15 thành viên, dư nợ quản lý dưới 250 triệu đồng và 930 tổ TK&VV có từ 15-30 thành viên, dư nợ quản lý dưới 400 triệu đồng. Mục tiêu củng cố các tổ TK&VV phải có từ 40 thành viên vay vốn trở lên, số vốn vay quản lý phải trên 700 triệu đồng, có trên 80% số hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm để nâng mức hoa hồng thu lãi, thu tiết kiệm cho tổ đủ chi phí và khuyến khích Tổ trưởng tích cực hoạt động. Các phòng giao dịch rà soát, thống nhất với hội đoàn thể, UBND cấp xã phương thức tiến hành củng cố, bao gồm: Tăng số hộ vay, dư nợ (nếu có điều kiện); sáp nhập các tổ trên cùng một địa bàn khu phố, ấp; trường hợp các phường nội thị, địa bàn không có điều kiện phát triển thì có thể sáp nhập tổ liên khu phố.

3.4.4. Đối vớiUBND cấp xã

NHCSXH TP.HCM có chỉ đạo Ban giám đốc Phòng giao dịch cấp huyện phải phân công làm việc trực tiếp với UBND từng xã, phường để giải thích và triển khai chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Đề nghị UBND cấp xã quan tâm sâu hơn, chỉ đạo thực hiện rõ nét và có kiểm tra giám sát về: Hoạt động của hội đoàn

78

thể và Tổ TK&VV theo hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm của NHCSXH; Phân giao chỉ tiêu cho vay và kết quả thực hiện cho vay, đôn đốc xử lý nợ quá hạn của từng khu phố, ấp; việc rà soát bổ sung hộ nghèo, đối tượng cho vay cần theo thực tế điều kiện sống của người dân, không quá chạy theo thành tích; Những nơi Tổ trưởng tổ TK&VV làm chưa tốt cán bộ ngân hàng nên trực tiếp tham mưu cho Hội, cho xã lựa chọn nhân sự làm Tổ trưởng.

3.4.5. Đối với Hội đoàn thể các cấp

NHCSXH TP.HCM duy trì thường xuyên và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các cuộc họp giao ban với hội đoàn thể các cấp. Đặc biệt chú trọng việc phối hợp trong chỉ đạo chấn chỉnh và ngăn ngừa các tồn tại như: Nghiêm cấm hội cấp xã làm thay các nhiệm vụ tổ trưởng; Nghiêm cấm tổ trưởng thu nợ gốc người vay; Nghiêm cấm việc thu thêm các khoản tiền khác của hộ vay ngoài tiền lãi, tiền tiết kiệm; Quán triệt tách bạch rõ chức năng ủy thác của hội, ủy nhiệm của tổ; Nghiêm cấm hội đoàn thể giao cho tổ trưởng thực hiện khâu đối chiếu nợ định kỳ (15/TD); tích cực xử lý những trường hợp nợ bị rủi ro khách quan, nợ chiếm dụng tồn đọng thuộc hội quản lý phải đề ra phương án và thời gian phấn đấu xử lý… Từng Hội đoàn thể thành phố ra văn bản chỉ đạo thực hiện trong hệ thống, cấp hội quận huyện, phường xã triển khai quán triệt trong nội bộ và đến tất cả các tổ TK&VV dưới sự giám sát của Ban đại diện HĐQT Quận huyện và sự đôn đốc của phòng giao dịch NHCSXH.

Tham mưu Trưởng ban Đại diện thành phố chỉ đạo tổ chức Đoàn thanh niên các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể về việc thực hiện chấn chỉnh hoạt động ủy thác cho vay của đoàn thanh niên các phường xã và thực hiện củng cố các tổ TK&VV trung bình, yếu kém thuộc hội quản lý.

Giám đốc các Phòng giao dịch Phối hợp với Đảng ủy, UBND cấp xã làm việc với từng hội đoàn thể cấp xã có chất lượng quản lý các tổ TK&VV không tốt, hoạt động mang tính hình thức, phòng trào.. đặc biệt là xử lý triệt để các Tổ vay vốn của tổ chức hội các phường xã làm kém, chậm chuyển biến (phần lớn của Đoàn thanh niên), làm thủ tục chuyển quản lý ủy thác sang cho các tổ chức hội tích cực và có khả năng quản lý.

Các Phòng giao dịch yêu cầu Hội đoàn thể cấp xã tăng cường khâu tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, thành phố do

79

NHCSXH TP.HCM thực hiện và ủy thác từng phần một số công đoạn trong quy trình cho vay qua các hội đoàn thể. Nơi nào người vay không nắm được tinh thần chủ trương chính sách thì đánh giá chất lượng ủy thác của hội đoàn thể nơi đó còn yếu kém. Nơi nào hội đoàn thể cấp xã thực hiện công tác đối chiếu nợ định kỳ (15/TD) chưa tốt, chậm tiến độ theo quy định sẽ bị giữ lại phí ủy thác cho đến khi thực hiện xong và trừ đi một phần phí (kiến nghị trung ương có cơ chế cho phép).

Trên cơ sở đã thống nhất về chỉ tiêu nợ quá hạn cuối năm 2015 với chi nhánh (1,4% - 1,7%), yêu cầu Hội đoàn thể thành phố giao chỉ tiêu nợ quá hạn cho từng cấp hội Quận, huyện; đồng thời cấp hội quận, huyện cũng phối hợp với phòng giao dịch để giao chỉ tiêu nợ quá hạn cho các hội phường, xã để đánh giá chất lượng ủy thác và làm căn cứ xếp loại thi đua của hội.

3.4.6. Đối với Ban đại diện HĐQT các cấp

NHCSXH TP.HCM có tham mưu Trưởng ban đại diện thành phố có văn bản chỉ đạo các Ban đại diện quận, huyện chấn chỉnh, chỉ đạo xử lý quyết liệt những tồn tại trong hoạt động tín dụng chính sách ở những xã phường có nợ quá hạn cao, hoạt động ủy thác cho vay của hội đoàn thể còn yếu. Chú trọng quan tâm chỉ đạo xử lý những nơi có xảy ra việc chiếm dụng gốc, lãi, tiết kiệm của hộ vay và một số việc làm trái với quy định của chính sách tín dụng ưu đãi.

NHCSXH TP.HCM chỉ đạo các Phòng giao dịch trực thuộc tham mưu Ban đại diện cấp huyện giao chỉ tiêu giảm nợ quá hạn cho từng xã, phường; chỉ đạo UBND các xã phường có nợ quá hạn cao thành lập các tổ công tác, hỗ trợ Phòng giao dịch đôn đốc và xử lý nợ quá hạn. Đề nghị các Quận huyện tích cực tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để dành một phần vốn ủy thác cho Phòng giao dịch thực hiện cho vay thêm các đối tượng chính sách của địa phương trên địa bàn.

Định kỳ họp 6 tháng, cả năm, Ban đại diện cấp thành phố mời mở rộng đến thành phần Trưởng ban đại diện cấp huyện; Ban đại diện cấp huyện mời mở rộng đến chủ tịch UBND cấp xã để đánh giá, kiểm điểm chất lượng công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động cho vay ưu đãi và chất lượng tín dụng.

3.4.7. Đối với chi nhánh và các Phòng giao dịch

80

Ban giám đốc NHCSXH TP.HCM cần phân công chỉ đạo trực tiếp, toàn diện việc củng cố chấn chỉnh của 03 Phòng giao dịch Quận 8, Tân phú, Quận 10 (Hội sở chi nhánh); phải nâng cao vai trò chỉ đạo, giám sát, chấn chỉnh tồn tại và giải quyết những khó khăn vướng mắc của những phòng giao dịch, địa bàn đã phân công. Ban giám đốc chi nhánh phải giành thời gian, thường xuyên đi cơ sở để chỉ đạo những vấn đề nội cộm; phải có kế hoạch làm việc cụ thể từng đơn vị; Những phòng giao dịch, địa bàn còn nhiều tồn tại Ban giám đốc chi nhánh phải trực tiếp tham dự các cuộc họp định kỳ quý với Ban đại diện HĐQT để cùng với địa phương giải quyết những vướng mắc cho cơ sở.

Thống nhất với các Hội đoàn thể thành phố về phương án và kế hoạch triển khai các giải pháp khắc phục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trong đề án. Chỉ đạo các Phòng giao dịch tiếp tục đôn đốc, xử lý giảm nợ quá hạn theo chỉ tiêu đã giao; tổ chức rà soát phân tích thực trạng nợ quá hạn theo từng chương trình cho vay, theo từng nguyên nhân cụ thể và khả năng xử lý thu hồi; tự xây dựng phương án chấn chỉnh khắc phục tại đơn vị và đề ra mức phấn đấu giảm nợ quá hạn năm 2015 báo cáo chi nhánh. Sau khi trung ương phê duyệt đề án, NHCSXH TP.HCM nên tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp và mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, đồng thời giao chỉ tiêu giảm nợ quá hạn và một số chỉ tiêu nâng cao chất lượng năm 2015,2016,2017….

Phân tích thực trạng tại các Phòng giao dịch có chất lượng tín dụng yếu kém, để rà soát sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp kể cả cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của Phòng giao dịch hoặc tăng cường thêm cán bộ có năng lực để xử lý chấn chỉnh hiệu quả các tồn tại các đơn vị còn yếu kém (Phòng giao dịch Quận 8, Quận Tân Phú, Bộ phận phụ trách tín dụng Hội sở chi nhánh - Quận 10…). Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, phòng giao dịch có sai phạm nhưng chậm khắc phục sữa chữa hoặc tái phạm.

Ban giám đốc NHCSXH TP.HCM tích cực tham mưu, kiến nghị UBND thành phố, NHCSXH Việt nam những vấn đề hiện đang vướng mắc tồn tại về cơ chế tín dụng chính sách trên địa bàn; Dự báo các khả năng về kết quả giải quyết các chính sách đã đề xuất trong hiện tại và những năm về sau, đồng thời chuẩn bị các phương án, kế hoạch để định hướng, xử lý nghiệp vụ tín dụng chính sách cho các quận, huyện.

81

Làm tốt công tác tư tưởng; Quán triệt đội ngũ cán bộ chủ chốt và toàn thể người lao động trong đơn vị nhận thức rõ tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn khó khăn hiện nay, thực trạng đơn vị còn nhiều tồn tại yếu kém, phương án chấn chỉnh khắc phục của Ban giám đốc và định hướng, kế hoạch cho những năm tới. Động viên toàn thể cán bộ chi nhánh đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết phấn đấu vì sự nghiệp chung, vì tương lai để thực hiện hoàn thành từng nhiệm vụ, từng nội dung công việc theo từng mốc thời gian tại đề án được trung ương phê duyệt và chỉ đạo triển khai của Ban giám đốc chi nhánh.

NHCSXH TP.HCM yêu cầu cán bộ nghiệp vụ hội sở chi nhánh phải tăng cường tự rèn luyện, nắm chắc nghiệp vụ để phát hiện và hướng dẫn xử lý tồn tại cho các Phòng giao dịch. Các phòng chuyên môn tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh phải có ý thức tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng giao dịch hoạt động với phương châm “Phòng giao dịch có hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì chi nhánh mới hoàn thành được nhiệm vụ ”. Đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng, phó phòng chuyên môn đã được Giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ, phân công quản lý từng phòng giao dịch theo quyết định 218/QĐ-NHCS.HCM ngày 16/04/2012; trong năm 2015 phải nắm sát công việc liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch định kỳ 10 ngày, hàng tháng để kiểm điểm; Gắn trách nhiệm và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua cho cán bộ phụ trách quận huyện với kết quả thực hiện của Phòng giao dịch về: Chỉ tiêu giảm nợ quá hạn, công tác xử lý nợ; chỉ tiêu thu lãi tồn; chỉ tiêu củng cố nâng cao chất lượng hoạt động hội đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV; chất lượng công tác giao dịch xã.

3.4.7.2. Đối với các Phòng giao dịch Quận, huyện:

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)