7. Kết cấu luận văn
3.4.3. Đối với Tổ TK&VV
NHCSXH TP.HCM cần thực hiện xây dựng, củng cố ngay 282 tổ trung bình, 39 tổ yếu kém đã xếp loại năm 2014 theo hướng: Thay thế các tổ trưởng yếu kém, rà soát các tổ trung bình để tiếp tục đào tạo, hướng dẫn công việc cho tổ trưởng. Qua rà soát và đào tạo những tổ trưởng nào không đáp ứng được yêu cầu công việc thì thực hiện thay thế ngay.
Rà soát những tổ TK&VV có tỷ lệ hộ tham gia tiết kiệm thấp, hộ vay đóng lãi tháng không đều (hoặc nhiều hộ không đóng lãi tháng) để chấn chỉnh, yêu cầu tổ trưởng tích cực triển khai ngay đến từng hộ vay. Nếu qua 2-3 tháng mà tình hình không được cải thiện thì làm việc với Hội đoàn thể chủ quản yêu cầu thay đổi tổ trưởng.
Tổ TK&VV phải tích cực, tăng cường việc triển khai thu lãi, thu tiền tiết kiệm đều đặn hàng tháng đến từng thành viên vay vốn; Những nơi khó có điều kiện sinh hoạt tổ hàng tháng thì xem đây như là một hình thức sinh hoạt tổ định kỳ để kịp thời nắm bắt thông tin, những diễn biến của hộ vay cũng như việc triển khai những quy định, chính sách của NHCSXH về công tác tín dụng ưu đãi.
Đối với 192 tổ TK&VV có dưới 15 thành viên, dư nợ quản lý dưới 250 triệu đồng và 930 tổ TK&VV có từ 15-30 thành viên, dư nợ quản lý dưới 400 triệu đồng. Mục tiêu củng cố các tổ TK&VV phải có từ 40 thành viên vay vốn trở lên, số vốn vay quản lý phải trên 700 triệu đồng, có trên 80% số hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm để nâng mức hoa hồng thu lãi, thu tiết kiệm cho tổ đủ chi phí và khuyến khích Tổ trưởng tích cực hoạt động. Các phòng giao dịch rà soát, thống nhất với hội đoàn thể, UBND cấp xã phương thức tiến hành củng cố, bao gồm: Tăng số hộ vay, dư nợ (nếu có điều kiện); sáp nhập các tổ trên cùng một địa bàn khu phố, ấp; trường hợp các phường nội thị, địa bàn không có điều kiện phát triển thì có thể sáp nhập tổ liên khu phố.