Đối với chi nhánh và các Phòng giao dịch

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

7. Kết cấu luận văn

3.4.7.Đối với chi nhánh và các Phòng giao dịch

80

Ban giám đốc NHCSXH TP.HCM cần phân công chỉ đạo trực tiếp, toàn diện việc củng cố chấn chỉnh của 03 Phòng giao dịch Quận 8, Tân phú, Quận 10 (Hội sở chi nhánh); phải nâng cao vai trò chỉ đạo, giám sát, chấn chỉnh tồn tại và giải quyết những khó khăn vướng mắc của những phòng giao dịch, địa bàn đã phân công. Ban giám đốc chi nhánh phải giành thời gian, thường xuyên đi cơ sở để chỉ đạo những vấn đề nội cộm; phải có kế hoạch làm việc cụ thể từng đơn vị; Những phòng giao dịch, địa bàn còn nhiều tồn tại Ban giám đốc chi nhánh phải trực tiếp tham dự các cuộc họp định kỳ quý với Ban đại diện HĐQT để cùng với địa phương giải quyết những vướng mắc cho cơ sở.

Thống nhất với các Hội đoàn thể thành phố về phương án và kế hoạch triển khai các giải pháp khắc phục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trong đề án. Chỉ đạo các Phòng giao dịch tiếp tục đôn đốc, xử lý giảm nợ quá hạn theo chỉ tiêu đã giao; tổ chức rà soát phân tích thực trạng nợ quá hạn theo từng chương trình cho vay, theo từng nguyên nhân cụ thể và khả năng xử lý thu hồi; tự xây dựng phương án chấn chỉnh khắc phục tại đơn vị và đề ra mức phấn đấu giảm nợ quá hạn năm 2015 báo cáo chi nhánh. Sau khi trung ương phê duyệt đề án, NHCSXH TP.HCM nên tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp và mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, đồng thời giao chỉ tiêu giảm nợ quá hạn và một số chỉ tiêu nâng cao chất lượng năm 2015,2016,2017….

Phân tích thực trạng tại các Phòng giao dịch có chất lượng tín dụng yếu kém, để rà soát sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp kể cả cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của Phòng giao dịch hoặc tăng cường thêm cán bộ có năng lực để xử lý chấn chỉnh hiệu quả các tồn tại các đơn vị còn yếu kém (Phòng giao dịch Quận 8, Quận Tân Phú, Bộ phận phụ trách tín dụng Hội sở chi nhánh - Quận 10…). Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, phòng giao dịch có sai phạm nhưng chậm khắc phục sữa chữa hoặc tái phạm.

Ban giám đốc NHCSXH TP.HCM tích cực tham mưu, kiến nghị UBND thành phố, NHCSXH Việt nam những vấn đề hiện đang vướng mắc tồn tại về cơ chế tín dụng chính sách trên địa bàn; Dự báo các khả năng về kết quả giải quyết các chính sách đã đề xuất trong hiện tại và những năm về sau, đồng thời chuẩn bị các phương án, kế hoạch để định hướng, xử lý nghiệp vụ tín dụng chính sách cho các quận, huyện.

81

Làm tốt công tác tư tưởng; Quán triệt đội ngũ cán bộ chủ chốt và toàn thể người lao động trong đơn vị nhận thức rõ tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn khó khăn hiện nay, thực trạng đơn vị còn nhiều tồn tại yếu kém, phương án chấn chỉnh khắc phục của Ban giám đốc và định hướng, kế hoạch cho những năm tới. Động viên toàn thể cán bộ chi nhánh đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết phấn đấu vì sự nghiệp chung, vì tương lai để thực hiện hoàn thành từng nhiệm vụ, từng nội dung công việc theo từng mốc thời gian tại đề án được trung ương phê duyệt và chỉ đạo triển khai của Ban giám đốc chi nhánh.

NHCSXH TP.HCM yêu cầu cán bộ nghiệp vụ hội sở chi nhánh phải tăng cường tự rèn luyện, nắm chắc nghiệp vụ để phát hiện và hướng dẫn xử lý tồn tại cho các Phòng giao dịch. Các phòng chuyên môn tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh phải có ý thức tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng giao dịch hoạt động với phương châm “Phòng giao dịch có hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì chi nhánh mới hoàn thành được nhiệm vụ ”. Đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng, phó phòng chuyên môn đã được Giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ, phân công quản lý từng phòng giao dịch theo quyết định 218/QĐ-NHCS.HCM ngày 16/04/2012; trong năm 2015 phải nắm sát công việc liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch định kỳ 10 ngày, hàng tháng để kiểm điểm; Gắn trách nhiệm và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua cho cán bộ phụ trách quận huyện với kết quả thực hiện của Phòng giao dịch về: Chỉ tiêu giảm nợ quá hạn, công tác xử lý nợ; chỉ tiêu thu lãi tồn; chỉ tiêu củng cố nâng cao chất lượng hoạt động hội đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV; chất lượng công tác giao dịch xã.

3.4.7.2. Đối với các Phòng giao dịch Quận, huyện:

Các phòng giao dịch rà soát, phân tích chất lượng tín dụng từng xã phường; rà soát năng lực cán bộ và việc phân công, phân nhiệm cho ban giám đốc, các tổ nghiệp vụ và từng cán bộ trong thời gian qua. Tổ chức củng cố, sắp xếp lại lực lượng theo hướng: Giám đốc, Phó giám đốc, Tổ trưởng Tổ tín dụng phải trực tiếp tham gia toàn diện việc củng cố, xử lý chấn chỉnh các xã, phường có hội đoàn thể thiếu tích cực, có nhiều tổ TK&VV trung bình, yếu kém; Trong thẩm quyền cho phép, phân công cán bộ phù hợp với công việc và khả năng từng người, trường hợp xét thấy không đủ lực lượng (kể cả cán bộ chủ chốt) để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao thì báo cáo

82

giám đốc chi nhánh xin tăng cường; Ưu tiên phân công quản lý địa bàn các xã, phường cho những cán bộ có năng lực, tâm huyết để đào tạo, rèn luyện làm cơ sở đề bạt, bổ nhiệm chức vụ. Từ tháng năm 2015, các Phòng giao dịch thực hiện phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn từng xã phường, chấm dứt việc phân công Tổ cán bộ quản lý địa bàn theo các văn bản hướng dẫn trước đây của chi nhánh.

Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn xã phường phải nắm sát được thực trạng hoạt động của từng hội, từng tổ, từng Tổ trưởng TK&VV trong địa bàn mình phụ trách; thường xuyên theo dõi diễn biến hoạt động để kịp thời chấn chỉnh, xử lý tồn tại; Đối với các tổ, Tổ trưởng TK&VV yếu, cần củng cố phải trực tiếp xuống họp và làm việc với hội, tổ nhiều lần cho đến khi việc củng cố đạt yêu cầu. Từ năm 2015, NHCSXH TP.HCM cần tổ chức kiểm tra cán bộ tín dụng (từ Phó giám đốc phòng giao dịch trở xuống) về mức độ nắm bắt hoạt động tín dụng địa bàn, hội đoàn thể, tổ TK&VV, Tổ trưởng; Cán bộ nào thực hiện chưa đạt yêu cầu xem như không hoàn thành nhiệm vụ trong năm.

Giám đốc các phòng giao dịch phải quán triệt toàn thể nhân viên và tổ chức thực hiện hiệu quả, quyết liệt các giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đối với: Người vay; Tổ TK&VV; Hội đoàn thể và UBND cấp xã; Hội đoàn thể và Ban đại diện HĐQT Quận huyện đã nêu trong đề án. Trong đó những việc Phòng giao dịch cần làm ngay trong khi chờ trung ương phê duyệt đề án là:

Rà soát các địa bàn chất lượng tín dụng còn yếu kém, nhiều tồn tại và tổ chức phân công cán bộ trực tiếp xử lý để bắt tay vào củng cố chấn chỉnh;

Tham mưu Trưởng ban đại diện Quận, huyện có văn bản chỉ đạo UBND các phường xã có nợ quá hạn cao (>2%/dư nợ), lãi tồn đọng nhiều (> 50 triệu) thành lập các Tổ công tác hỗ trợ NHCSXH đôn đốc thu và xử lý; Chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp hiệu quả để xử lý các khoản nợ bị chiếm dụng còn tồn đọng; Chỉ đạo cơ quan Công an quận, huyện thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tìm kiếm thông tin, địa chỉ các hộ vay vốn bỏ đi khỏi địa phương theo danh sách UBND các xã phường đã xác nhận.

Trên cơ sở các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động NHCSXH TP.HCM đã giao, Giám đốc các phòng giao dịch tuyệt đối chấp hành, thực hiện phân công cụ thể từng chỉ tiêu (mức phấn đấu của PGD) cho từng cán bộ phụ trách địa bàn xã phường, kể cả

83

Phó giám đốc cũng phải trực tiếp phụ trách địa bàn, gắn chất lượng tín dụng chính sách của xã phường với việc đánh giá xếp loại cán bộ hàng tháng, cả năm.

Các phòng giao dịch phải quán triệt cán bộ tín dụng nguồn gốc của việc để nợ quá hạn tăng cao phần lớn là do việc xử lý nợ đến hạn chưa tốt. Vì vậy, cần phải nhận thức sự quan trong của việc chủ động thời gian, rà soát điều kiện trả nợ của hộ vay, chuẩn bị hồ sơ xử lý nợ trước khi nợ đến hạn. Giám đốc Phòng giao dịch chỉ đạo bộ phận kế toán in danh sách nợ đến hạn cho Tổ tín dụng trước tối thiểu 1 tháng để phân giao cho cán bộ phụ trách địa bàn; cán bộ phụ trách địa bàn thông báo cho tổ trưởng Tổ TK&VV, yêu cầu Tổ trưởng rà soát khả năng trả nợ của từng hộ vay, nhu cầu gia hạn, lưu vụ, trả và vay lại…báo cáo lại trong thời gian 15 ngày; 10 ngày tiếp theo Cán bộ tín dụng và Tổ trưởng phối hợp hướng dẫn và hoàn chỉnh hồ sơ cho các hộ cần xử lý nợ; 5 ngày còn lại trước khi giao dịch lưu động là thời gian để rà soát xử lý từng trường hợp nợ đến hạn, chuẩn bị phương án đôn đốc những hộ chây ỳ (nếu có), đảm bảo đến ngày giao dịch các thủ tục về xử lý nợ đã chuẩn bị xong, Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, tổ giao dịch lưu động đã chủ động nắm chắc việc xử lý nợ từng trường hợp của các hộ vay đến hạn trong ngày giao dịch cố định.

Trong ngày giao dịch cố định, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn (những phường xã yếu và nhiều tồn tại thì Giám đốc hoặc Phó giám đốc Phòng giao dịch trực tiếp tổ chức họp và mời thêm lãnh đạo xã) phải chuẩn bị trước nội dung giao ban và ghi đầy đủ những nội dung trọng tâm cần triển khai, những tồn tại cụ thể về chất lượng tín dụng ở từng tổ, từng hội, tồn tại ở nội dung đề ra cuộc họp giao ban tháng trước để đề nghị chấn chỉnh xử lý, đề ra thời hạn xử lý vào sổ họp giao ban theo mẫu quy định của chi nhánh; Trong phiên họp giao ban chỉ cần ghi thêm những ý kiến trao đổi của các bên về biện pháp thực hiện và ký tên thành phần tham dự họp. Yêu cầu công tác giao ban phải chuẩn bị nội dung trọng tâm, đầy đủ, cần thiết. Phiên họp giao ban không được dông dài, lan man, gây nhàm chán và mất nhiều thời gian cho các hội, các tổ.

Tổ giao dịch lưu động phải chấp hành, thực hiện đúng theo các quy định của trung ương và hướng dẫn của chi nhánh về công tác giao dịch xã. Trong đó yêu cầu cán bộ giao dịch phải nâng cao ý thức trách nhiệm, ngoài việc thu chi còn phải thông qua việc Phát hành biên lai thu lãi, thu tiền tiết kiệm; rà soát thủ tục thu tiền của tổ trên mẫu 13/TD để kịp thời phát hiện những tổ (Tổ trưởng) có vấn đề, những tổ làm chưa

84

đúng quy trình nghiệp vụ và báo ngay cho tổ trưởng tổ giao dịch hoặc lãnh đạo Phòng giao dịch có biện pháp chấn chỉnh xử lý phù hợp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Nhằm tăng cường công tác thu lãi của Tổ TK&VV, tích cực giảm lãi tồn đọng các chương trình cho vay. Yêu cầu giám đốc Phòng giao dịch phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ thuộc Tổ kế toán phòng giao dịch phụ trách công tác đôn đốc thu lãi các xã phường; Đồng thời xem xét kết quả thực hiện hàng tháng, cả năm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)