Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2. Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo

Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo là công cụ quan trọng để xác định mức độ và tình trạng nghèo của mỗi quốc gia. Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo có thể được hiểu là một chuẩn mực chung nào đó mà người hay hộ nào đó có thu nhập hoặc chi tiêu dưới mức chuẩn chung sẽ được coi là nghèo. Tiêu chí này là một khái niệm động, thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh hợp lý theo tình hình phát triển của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên thế giới.

1.4.2.1. Phân loại chuẩn nghèo đói theo Ngân hàng thế giới

Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra đề phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của World Bank Khu vực Mức thu nhập tối thiểu

(USD/ngƣời/ngày)

Các nước đang phát triển 1

Châu Mỹ Latinh và Caribe 2

Các nước phát triển 14,4

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển, Đinh Phi Hổ (2011)

Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế của từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và nâng dần lên.

33

Theo báo cáo về tình hình nghèo đói của Ngân hàng thế giới, với chuẩn nghèo trên, số người sống dưới mức nghèo khổ trên thế giới đã giảm rõ rệt trong vòng 15 năm qua (1981 – 2005), song tốc độ giảm nghèo vẫn chậm và số người nghèo vẫn còn rất lớn. Đến năm 2008, Ngân hàng thế giới đã nâng từ 1 USD/người/ngày lên 1,25 USD/người/ngày (theo chỉ số giá cả năm 2005). Theo tiêu chuẩn này, số người nghèo trên thế giới đã giảm từ 1,9 tỷ người xuống còn 1,4 tỷ người trong vòng ¼ thế kỷ.

1.4.2.2. Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam

Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã, phường hội ban hành trong từng giai đoạn.

Giai đoạn 2001-2005:

Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 143/2000/QĐ – BLĐTBXH ngày 1/11/2000 như sau:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm.

Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm. Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo.

Giai đoạn 2006 – 2010:

Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐ – TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Giai đoạn từ năm 2011-2015 chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ:

Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng – 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.

34

Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng – 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.

1.4.2.3. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ ngƣời nghèo

Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm là nước nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo còn phổ biến như nước ta. Như vậy, hỗ trợ người nghèo để đạt được mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã, phường hội công bằng văn minh.

Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia

Tại kỳ họp 10 Quốc hội khoá X đã đưa ra mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 trong đó tỷ lệ nghèo đến năm 2005 phấn đấu giảm còn 10%. Và kết quả đến hết năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm còn 5% (tiêu chí cũ). Mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2010 xuống còn 15% (tiêu chí mới) và coi giảm đói nghèo là ưu tiên mang lại công bằng xã hội.

Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp Quốc

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố mục tiêu Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này.

Trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc mà Việt Nam cam kết thực hiện trong đó có mục tiêu về nghèo đói hiện đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện rất tích cực và Việt Nam cam kết phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong đó có chỉ tiêu giảm nghèo.

35

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)