7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế.
Chương trình xóa đói giảm nghèo, nay được gọi là Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ năm 1992. Qua hơn 20 năm thực hiện với 4 giai đoạn, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, luôn hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước thời hạn 1 - 2 năm của từng giai đoạn.
54
Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố đã và đang tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp và toàn diện các nhu cầu của người nghèo, thông qua việc thực hiện đa dạng các giải pháp hỗ trợ người nghèo tổ chức sản xuất làm ăn, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Đầu năm 2014, thành phố đã hoàn thành chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 (2009-2015) theo chuẩn nghèo hộ có thu nhập 12 triệu/người/năm trở xuống trước thời hạn 2 năm với tốc độ giảm nghèo bình quân 1,6%/năm, toàn thành phố còn 0,57% hộ nghèo.
Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố tiếp tục bước vào giai đoạn 4 (2014-2015) với chuẩn nghèo mới theo tiêu chí hộ có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống; hộ cận nghèo có thu nhập trên 16 triệu đến 21 triệu đồng/người/năm (cao gấp 2,7 lần chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015). Đồng thời phấn đấu thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2015 kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% và tỷ lệ cận nghèo dưới 3%.
Bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, thành phố cũng đã hoàn thành mục tiêu chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 4 vào cuối năm 2014, trước thời hạn 1 năm; tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 1,45% và cận nghèo 2,9% tổng số hộ dân của thành phố. Đặc biệt có 5 quận (quận 5, 6, 11, Tân Bình và Bình Tân) và 101 phường hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo (thu nhập 16 triệu đồng/người/năm trở xuống); 5 phường ở quận 5 và quận 2 không còn hộ cận nghèo (21 triệu đồng /người/năm). Trước đó, đầu giai đoạn 4 thành phố có 83.031 hộ nghèo, chiếm 4,23% tổng số hộ dân thành phố và tỷ lệ cận nghèo là 2,53%.
Nhiều người nghèo, hộ nghèo có thể thoát ra khỏi chuẩn nghèo thu nhập ở từng giai đoạn, những vẫn còn gặp khó khăn và thiếu hụt ở các chiều nghèo khác. Tuy nhiên do đã vượt khỏi chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo của thành phố nên họ không còn nằm trong diện được chính sách hỗ trợ để tiếp tục ổn định cuộc sống vì vậy những hộ này có nguy cơ tái nghèo cao.
Từ thực tế đó, trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nghiên cứu xây dựng dự án “Đánh giá sâu tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” và dự án “Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều tại khu vực thành thị”. Cả hai dự án đã cung cấp những thông tin sâu và toàn diện về thực trạng nghèo đa chiều đô thị, xây dựng và thử nghiệm đo
55
lường nghèo đa chiều, xây dựng mô hình rà soát đối tượng nghèo và chính sách giảm nghèo, phục vụ lập và thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng đa chiều và bền vững.
Ngay trong triển khai chương trình giảm nghèo tăng hộ khá giai đoạn 4 (2014- 2015), thành phố đã tiến hành thí điểm xây dựng công cụ đo lường, rà soát hộ nghèo, lập chính sách theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều với các chiều y tế, giáo dục, tiếp cận thông tin, điều kiện sống, bảo hiểm và trợ giúp xã hội tại 4 quận, huyện (quận 6, 11, Tân Phú và huyện Bình Chánh). Từ đó, rút kinh nghiệm và đề xuất lộ trình chuyển từ phương pháp xác định chuẩn nghèo đơn chiều theo thu nhập sang đa chiều trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016-2020
Chương trình đã huy động được sức mạnh của toàn thể các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp cho đến các tổ chức cộng đồng, địa phương…với nhiều hình thức đa dạng đan xen, trở thành một phong trào chung của cả cộng đồng. Nguồn vốn dành cho các chương trình đã được bảo toàn và không ngừng được phát triển, đặc biệt là vốn của các Hội, Đoàn thể, các tổ chức phi Chính phủ. Điều này đem đến một niềm tin về sự bền vững trong hoạt động của các chương trình. Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động cho vay tại địa phương vẫn còn một số khó khăn tồn tại như sau:
Về mạng lưới Phòng giao dịch: NHCSXH TP.HCM còn 04 phòng giao dịch ở các Quận nội thành có dư nợ và dư nợ bình quân/1 cán bộ đạt thấp. Trong điều kiện thực tế địa bàn nội thành khó có khả năng tăng trưởng (nguồn vốn hạn chế, đối tượng vay theo quy định không còn nhiều), nên mặt dù hàng năm chi nhánh đều giao đơn giá tiền lương rất cao nhưng kết quả tài chính vẫn không đạt kế hoạch. Cụ thể có 04 Phòng giao dịch, dư nợ bao gồm cả kế hoạch B: Phòng giao dịch Quận 6 (dư nợ 86 tỷ); PGD Quận Bình Tân (dư nợ 95 tỷ); PGD Quận 4 (dư nợ 97 tỷ); PGD Quận 12 (dư nợ 98 tỷ).
Chất lượng tín dụng có chiều hướng chuyển biến xấu:
Cuối năm 2014 tổng nợ quá hạn của chi nhánh là 33.624 triệu, chiếm tỷ lệ 1,72%/ tổng dư nợ; Cuối năm 2012 tổng nợ quá hạn là 49.184 triệu, chiếm tỷ lệ 1,72%/ tổng dư nợ; Đến 31/12/2013 sau khi chuẩn hóa số liệu, tổng nợ qúa hạn của chi nhánh là 63.280 triệu, chiếm tỷ lệ 2,31%/ tổng dư nợ. Nợ khoanh là 2.977 triệu, số nợ này biến động rất nhỏ qua các năm. Nếu tính cả nợ khoanh thì tổng nợ xấu của chi nhánh đến cuối tháng 3/2014 là 66.257 triệu, chiếm tỷ lệ 3,12%/tổng dư nợ. Tại chi
56
nhánh tất cả các PGD đều có nợ quá hạn tăng so với 31/12/2010, 31/12/2011. Các phòng giao dịch có tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao như: Quận 10 (hội sở chi nhánh), Nhà bè, Bình thạnh, Quận 8, Tân phú.
Phân tích Nợ quá hạn đến 31/12/2013 số tiền 49.184 triệu, chiếm tỷ lệ 2,31%/ tổng dư nợ:
Nợ quá hạn ủy thác qua các hội đoàn thể là 36.315 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,89%. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của từng hội đoàn thể: Hội nông dân 1, 58% (7.560 triệu), Hội phụ nữ 1,83% (13.738 triệu), Hội CCB 1,87% (6.850 triệu) và Đoàn thanh niên là 2,54% (8.168 triệu).
Nợ quá hạn cho vay không qua ủy thác là 12.869 triệu, chiếm tỷ lệ 0,42%, trong đó chủ yếu là HSSV trực tiếp và cho vay nguồn vốn địa phương (Quỹ thu hồi đất).
Nợ quá hạn theo từng chương trình cho vay: Hộ nghèo 19.584 triệu, chiếm tỷ lệ 40%/tổng NQH; Học sinh sinh viên 12.476 triệu, chiếm tỷ lệ 25,4%/tổng NQH; Giải quyết việc làm 10.899 triệu, chiếm tỷ lệ 22,2%/ tổng NQH; còn lại các chương trình cho vay khác là 6.223 triệu, chiếm tỷ lệ 12,4%/ tổng NQH.
Tiềm ẩn nợ xấu có khả năng phát sinh nợ quá hạn theo đánh giá gồm có: Nợ khoanh hết thời hạn khoanh nợ là 1.096 triệu; Dư nợ cho vay HSSV nhận bàn giao từ Ngân hàng công thương và cho vay theo công văn 318/NHCS-KH đến hạn từ 2012- 2014 là 7.539 triệu; Dư nợ đã quá hạn nhưng chưa xử lý của chương trình cho vay người có đất bị thu hồi của địa phương (156) sẽ phải chuyển quá hạn nếu thành phố chưa ban hành cơ chế xử lý nợ cho đối tượng đặc thù này trong năm 2013 tối thiểu là 38.765 triệu.
Do nợ quá hạn tăng lên nên lãi tồn đọng cũng tăng thêm, đến 31/03/2013 tổng lãi tồn đọng tại chi nhánh đã là 25.210 triệu đồng. Lãi tồn đọng đến 31/12/2014 là 23.936 triệu, trong đó tập trung nhiều ở các Phòng giao dịch: Bình thạnh, Thủ đức, Cần giờ, Tân phú, Nhà bè, Tân bình, Quận 10, Gò vấp.
Phân tích lãi tồn theo chương trình tín dụng: Chương trình cho vay Hộ nghèo 4.582 triệu, chương trình cho vay Giải quyết việc làm 2.902 triệu, chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên 14.689 triệu, chương trình NS&VSMTNT 1.440 triệu, các chương trình khác 323 triệu.
57
Phân tích lãi tồn theo khả năng thu: Trong tổng lãi tồn 23.936 triệu có 13.642 triệu (57%) là có khả năng thu; 10.294 triệu (43%) là khó có khả năng thu gồm: Lãi tồn nhận bàn giao dư nợ HSSV từ Ngân hàng công thương và cho vay theo công văn 318/NHCS-KH là 4.091 triệu; Cho vay HSSV qua hộ gia đình lãi tồn 366 triệu do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương; Lãi tồn nhận bàn giao dư nợ từ KBNN, hộ vay bỏ đị khỏi địa phương, chây ỳ ở chương trình GQVL 2.556 triệu; Cho vay hộ nghèo lãi tồn khó thu là 2.769 triệu do nợ nhận bàn giao từ NHNo, hộ vay bỏ đi khỏi địa phương và nợ quá hạn chây ỳ; chương trình NS&VSMTNT có 282 triệu do nợ quá hạn chây ỳ; chương trình xuất khẩu lao động có 141 triệu do doanh nghiệp phá sản, lao động về nước không được thanh lý hợp đồng và khó khăn chây ỳ.
Các khoản nợ chưa đối chiếu được và xử lý được còn cao gồm 1.958 hộ với tổng số tiền 15.459 triệu đồng. Qua phân tích cho thấy chủ yếu là dạng hộ bỏ đi khỏi địa phương 1.444 hộ (trong đó bỏ đi lâu ngày 1.073 hộ); 324 hộ thường xuyên đi làm ăn xa ít về nơi cư trú; 99 hộ bị xâm tiêu không chịu đổi số; 44 hộ nhận bàn giao từ KBNN, NHNo chây ỳ không nhận nợ hoặc không tìm được người vay theo địa chỉ trên hồ sơ; 47 hộ chết, mất tích, đi tù không có người thừa kế hoặc người thừa kế không chịu nhận nợ.
Các phòng giao dịch của chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý nợ bị rủi ro đủ điều kiện theo quy định, dẫn đến số hộ chưa được đối chiếu, xử lý giảm chậm và không giảm được một số khoản nợ xấu. Trong năm 2013 chi nhánh chỉ xử lý xóa nợ được 28 hộ, số tiền 143 triệu đồng, khoanh nợ 01 hộ số tiền 20 triệu đồng theo thông báo phê duyệt của trung ương.
Đến 31/12/2013 nợ của các hộ vay vốn bị các đối tượng lừa đảo, chiếm dụng tổng cộng còn tồn đọng 1.233 triệu tiền gốc, gồm 11 vụ việc. Trong đó: Cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo phường xã 2 vụ, tổng số tiền 316 triệu đồng (Quận 3, huyện Nhà bè); Cán bộ hội phụ nữ 4 vụ, tổng số tiền 600 triệu đồng (Gò vấp, Nhà bè, Quận 6, Quận 8); Tổ trưởng tổ TK&VV thuộc hội Cựu chiến binh 2 vụ, tổng số tiền 187 triệu (Quận 8, Quận 10); Cán bộ Đoàn thanh niên 1 vụ 63 triệu (Quận 11); Tổ trưởng thuộc hội Nông dân 2 vụ, số tiền 67 triệu (Quận 12, Nhà bè). Trong đó có 02 vụ khả năng thu chậm và thu được một phần, 04 vụ khó có khả năng thu hồi, cụ thể:
58
Đưa ra cơ quan pháp luật xử lý 2 vụ: Quận 10 (171 triệu), cơ quan công an điều tra đang xử lý; Quận 6 (160 triệu), tòa án đang thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, khả năng thu hồi là rất khó và chậm vì những cá nhân chiếm dụng không còn tài sản gì, hiện đang ở nhờ hoặc ở thuê. Tổng số tiền 331 triệu, khả năng chỉ thu được một phần.
Có 4 vụ việc khó có khả năng thu hồi, số tiền 495 triệu:
Gò vấp số tiền 398 triệu: Cá nhân chiếm dụng đã chết, tài sản đã bị xử lý hết cho các tổ chức có thủ tục đảm bảo tài sản do cá nhân này đi vay.
Nhà bè số tiền 67 triệu (khoản chiếm dụng này nhận bàn giao lại từ NHNo): Cá nhân chiếm dụng đã đi tù, không có gia đình, không còn tài sản.
Quận 8 số tiền 14 triệu: Cá nhân chiếm dụng đã bỏ đi khỏi địa phương, từ lâu không tìm được thông tin, địa chỉ.
Quận 12 số tiền 16 triệu: Đây là khoản nợ nhận bàn giao từ KBNN; Cá nhân chiếm dụng bị tòa xử tù và đã chết, theo quyết định của tòa án đây là trách nhiệm cá nhân nên không có cơ sở để yêu cầu gia đình trả nợ.
Về Hộ vay:
Nhiều hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ; Nhiều hộ tuy có khó khăn vẫn có thể khắc phục được nợ quá hạn nhưng trông chờ, ỷ lại chính sách của Nhà nước không chịu phối hợp để xử lý nợ; thời gian vừa qua nhiều hộ nghèo của thành phố bị ảnh hưởng tâm lý trả nợ không được vay lại nên không chịu trả nợ, muốn giữ vốn lại để sử dụng làm phát sinh nợ quá hạn (chương trình cho vay hộ nghèo năm 2010 nợ quá hạn 12.549 triệu; 2011 nợ quá hạn 19.584 triệu và đến nay nợ quá hạn là 22.763 triệu)
Đặc biệt có chương trình nguồn vốn địa phương, chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, điều kiện quá ưu đãi, cơ chế tín dụng còn lỏng lẽo làm cho các hộ vay càng thêm ỷ lại không chịu trả nợ, muốn giữ vốn lại để sử dụng làm phát sinh nợ quá hạn và nợ đến hạn chưa xử lý được rất cao.
Nhiều hộ đời sống khó khăn, công việc không ổn định nên bỏ đi khỏi địa phương hoặc đi làm ăn xa ít trở về nên gây khó khăn cho việc đối chiếu, đổi sổ và đôn đốc trả nợ (tổng cộng chi nhánh có 1.444 hộ với số tiền đến 10 tỷ đồng). Mặc dù các PGD đã tích cực phối hợp với Hội đoàn thể, UBND các phường xã để tìm kiếm nhưng
59
kết quả vẫn còn hạn chế, số lượng hộ chưa đối chiếu được giảm chậm qua thống kê hàng tháng.
Về Tổ TK&VV:
NHCSXH TP.HCM còn 282 tổ TK&VV xếp loại trung bình và 39 tổ xếp loại yếu kém nên còn để lãi tồn đọng, nhiều hộ không được thu lãi đều và không triển khai được công tác huy động tiết kiệm qua tổ. Số tổ này tập trung ở các phòng giao dịch Quận 8, Tân phú, Bình thạnh, Nhà bè, Quận 10.
Trong 3.441Tổ TK&VV thì hầu hết các tổ chỉ có 01 tổ trưởng quản lý, hoạt động là chủ yếu lại kiêm nhiệm thêm 1 số công việc của địa phương, cộng với số tiền hoa hồng nhận được còn thấp so với đời sống thực tế tại thành phố nên không đủ động lực để nhiệt tình với trách nhiệm quản lý tổ, không tích cực đôn đốc nợ quá hạn, lãi tồn cũng như việc triển khai huy động tiết kiệm. Đặc biệt là các tổ của Đoàn thanh niên quản lý có nhiều tổ trung bình, yếu kém (chiếm gần 50% tổng số tổ trung bình, yếu kém).
Một số Tổ trưởng lợi dụng nhiệm vụ ủy nhiệm và sự thiếu kiểm tra giám sát của hội đoàn thể cấp xã đã chiếm dụng tiền gốc, lãi của hộ vay làm mất uy tín của Hội đoàn thể và lòng tin trong nhân dân tại địa phương, hiện nay một số vụ việc khắc phục còn chưa có kết quả.
Nhiều Tổ TK&VV có số lượng thành viên thấp, dư nợ quản lý nhỏ nên hoa hồng cho tổ không đủ bù đắp chi phí và chưa đủ là động lực để Tổ trưởng nhiệt tình và trách nhiệm với công việc. Hiện bình quân mỗi tổ TK&VV tại chi nhánh có 37 thành viên với dư nợ là 560 triệu đồng/tổ. Theo thống kê, chi nhánh hiện còn 192 tổ TK&VV có dưới 15 thành viên, dư nợ quản lý dưới 250 triệu đồng và 930 tổ TK&VV có từ 15-30 thành viên, dư nợ quản lý dưới 400 triệu đồng cần tiếp tục được củng cố.
Về Hội đoàn thể các cấp:
Hội đoàn thể cấp xã còn chưa tuân thủ đúng hợp đồng ủy thác về công tác đối chiếu nợ hàng năm và công tác kiểm tra giám sát hoạt động Tổ TK&VV. Năm 2013, 2014 chi nhánh đã chấn chỉnh nhiều lần các Phòng giao dịch và thông qua giao ban hàng quý đề nghị cấp Hội thành phố chỉ đạo mạnh mẽ công tác này, nhưng kết quả năm 2011 đa số các hội cấp xã phải đối chiếu đến hết hết quý II/2014 mới cơ bản xong, một số nơi phải đến hết quý III mới hoàn thành; Nhiều xã, phường Hội đoàn thể
60
khoán trắng công việc cho Tổ trưởng, không kiểm tra kiểm soát và triển khai các nhiệm vụ về công tác ủy thác cho vay. Những tồn tại này tập trung nhiều ở tổ chức Đoàn thanh niên cấp xã, phường.
Khâu triển khai chấn chỉnh sai phạm, tồn tại cũng như việc triển khai nghiệp vụ và kiểm tra giám sát của Hội đoàn thể cấp trên đối với cấp dưới và tổ TK&VV thuộc