Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu luận văn

3.5.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam

Đề nghị NHCSXH Việt nam tham mưu Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của UBND thành phố về bảo lưu nguồn vốn trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn đối với các hộ nghèo của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Đề nghị Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam xem xét, sớm có phương án giải quyết số dư nợ cho vay HSSV trực tiếp có nguồn gốc nhận bàn giao từ Ngân hàng công thương trước đây. Vì để tại chi nhánh quản lý thu hồi nợ như hiện nay là không hiệu quả mà lại tăng thêm gánh nặng cho đơn vị. Việc tìm kiếm thông tin, địa chỉ của HSSV vay vốn trước đây, chi nhánh NHCSXH ở tại các tỉnh, các huyện có điều kiện hơn rất nhiều. Đồng thời mạng lưới phòng giao dịch các huyện cũng dễ dàng tiếp cận

86

với hộ gia đình HSSV để vận động trả nợ thay hoặc cung cấp thông tin, địa chỉ cho NHCSXH đôn đốc thu nợ trực tiếp HSSV.

Mặc dù Tổng giám đốc đã có văn bản về chỉ đạo xử lý nợ Chương trình cho vay người có đất bị thu hồi (Nguồn vốn địa phương - Quỹ 156) của NHCSXH TP.HCM. Tuy nhiên đây là chương trình có mục tiêu rất đặc thù của thành phố mà chi nhánh và các sở ngành đang làm việc để có cơ chế xử lý phù hợp trình UBND thành phố phê duyệt. Nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn, tăng áp lực cho chi nhánh khi phải thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo của địa phương, NHCSXH TP.HCM cần tiếp tục có tờ trình đề nghị Tổng giám đốc quan tâm xét lại cho phép chi nhánh chưa chuyển nợ quá hạn chương trình này.

Để nâng cao chất lượng công tác ủy thác cho vay thì nhân sự trực tiếp quản lý ủy thác cho vay của các cấp hội cần phải có sự ổn định lâu dài. Đề nghị trung ương làm việc với các Hội đoàn thể trung ương chỉ đạo các cấp hội, khi bố trí phân công nhân sự quản lý ủy thác cho vay với NHCSXH phải có thời gian đảm nhiệm công việc liên tục tối thiểu 3 năm mới có thể thực hiện tốt văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác cũng như việc quản lý giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV. Đối với hội cấp xã chưa làm tốt công tác đối chiếu nợ định kỳ quý I hàng năm, đề nghị trung ương cho phép giữ lại không chi phí ủy thác, tùy theo mức độ đối chiếu nợ chưa đạt sẽ bị trừ đi một tỷ lệ phí ủy thác tương ứng.

Đề nghị NHCSXH Việt nam báo cáo với Bộ Tư pháp, đề xuất các cơ quan pháp luật, tố tụng hỗ trợ thiết thực, cụ thể cho NHCSXH trong việc xử lý các vụ khởi kiện phù hợp với tình hình thực tế việc quản lý tín dụng: Món vay nhỏ, phát sinh cần xử lý tại khu phố, ấp, vụ việc đơn giản… nên cho tòa án dân sự cấp huyện có thẩm quyền xét xử và có thể xử tại xã theo đề nghị của NHCSXH. Đồng thời đề nghị có cơ chế ưu tiên cho NHCSXH thu hồi vốn trong các trường hợp có tranh chấp vì đây là nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước.

Đề nghị NHCSXH Việt nam kiến nghị Bộ lao động – Thương binh và xã hội về chương trình cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm, đề nghị bổ sung nội dung cho vay duy trì việc làm để tạo sự ổn định cho người lao động hạn chế thất nghiệp.

Đề nghị NHCSXH Trung ương kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, nâng định mức chi hàng tháng cho UBND cấp xã để hỗ trợ hiệu quả việc triển khai thực hiện

87

chính sách tín dụng trên địa bàn. Mức chi như hiện nay là quá thấp, chi nhánh đề nghị mức chi nâng lên ngang bằng với phụ cấp thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện.

Đề nghị NHCSXH Trung ương nghiên cứu và có chỉ đạo về xử lý các khoản nợ chiếm dụng tồn đọng trong trường hợp: Cá nhân chiếm dụng đã chết (Ở tù lâu năm), cơ quan pháp luật xác định không còn tài sản gì để xử lý. Hướng dẫn xử lý các khoản lãi tồn đọng nhưng không có khả năng thu hồi.

Đề nghị NHCSXH Việt nam hỗ trợ NHCSXH TP.HCM đào tạo lại số cán bộ yếu kém (đợt 1gồm 20 cán bộ yếu kém nhất, chi nhánh lập danh sách báo cáo trình trung ương). Nội dung đào tạo trọng tâm về công tác giao dịch xã (Lí thuyết, thực hành), các kỷ năng biện pháp hiệu quả về công tác xử lý nợ; Đối với số cán bộ có chức danh từ Phó giám đốc phòng giao dịch trở lên đề nghị trung ương đào tạo thêm về kỉ năng lập kế hoạch công tác, điều hành giao việc, tổng hợp kết quả, đánh giá rút kinh nghiệm; Lồng vào chương trình đào tạo, đề nghị trung ương hỗ trợ chi nhánh quán triệt vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm trong công việc và việc tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ của các đối tượng này. Qua đào tạo, những cán bộ không đạt yêu cầu phải tự bỏ chi phí để tiếp tục đào tạo lại; Nếu không chấp hành hoặc đào tạo lại vẫn không đạt yêu cầu, đề nghị trung ương có cơ chế và chính sách để xem xét chấm dứt hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)