7. Kết cấu luận văn
2.1. Khái quát đặc điểm chung về hoạt động cho vay tại NHCSXH TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất nước, có địa bàn hành chính gồm 24 quận, huyện và 322 phường xã, phường chiếm 6% diện tích tự nhiên toàn quốc, dân số khoảng 8 triệu người chiếm 8,5% dân số cả nước; là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đóng góp gần 1/3 GDP cả nước; Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt khoảng 5.100 USD. Ngoài ra TPHCM là địa phương có tốc độ đô thị hóa rất cao, còn là trung tâm Giáo dục-Khoa học công nghệ - Y tế - Văn hóa du lịch của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thành phố đã xuất hiện những vấn đề bức xúc xã hội, nhất là tình trạng phân hóa giàu nghèo rất mạnh trong các tầng lớp dân cư, điều kiện sống của người nghèo ngày càng khó khăn do tình hình lạm phát, giá cả tăng cao nhiều năm qua, các vấn đề nảy sinh phức tạp về an sinh xã hội, việc làm, tệ nạn …
Hiện nay, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia (chỉ còn 31 hộ), hộ cận nghèo chuẩn Quốc gia chỉ còn 8.528 hộ chiếm tỷ lệ 0,46 % tổng hộ dân thành phố. Tuy nhiên, với chuẩn nghèo Quốc gia bình quân thu nhập dưới 16.700 đồng/ người/ ngày hiện nay thì với các điều kiện sống tại đô thị như TP.HCM ngay cả chi phí tối thiểu là ăn uống cũng không đáp ứng đủ. Vì vậy, mặt dù địa phương có nhiều thế mạnh về kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân cao so với cả nước, nhưng cũng chính là những khó khăn, thách thức đối với hoạt động tín dụng chính sách của chi nhánh NHCSXH thành phố trên địa bàn.
Bằng nhiều hình thức đa dạng và đan xen, các tổ chức từ chính quyền, đoàn thể ở tất cả các cấp cho đến các tổ chức cộng đồng, địa phương đã thực hiện cho vay hỗ trợ vốn đến cho người nghèo.
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 áp dụng chung cho cả nước, hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/năm trở xuống. Tuy nhiên, ở TPHCM đến cuối năm 2008 đã xóa nghèo với mức chuẩn nghèo là 6 triệu
41
đồng/người/năm. Đầu năm 2009, thành phố nâng mức chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2009 - 2015, thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống mới là hộ nghèo.
Qua 5 năm thực hiện mức chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm giảm từ 152.000 hộ vào đầu năm 2009 xuống còn 14.000 hộ vào cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% xuống còn 0,71% trên tổng số hộ dân. Như vậy, đến cuối năm 2013 thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2009 – 2015 của thành phố.
Tuy nhiên, thành phố vẫn không hài lòng với thành tích hộ nghèo thành phố vượt qua mức chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm. Theo UBND TP, dù thu nhập của hộ nghèo vượt qua mức 12 triệu đồng/người/năm nhưng thực tế cuộc sống vẫn còn khó khăn và dễ tái nghèo do mức thu nhập thực tế của mức chuẩn nghèo 12 triệu/người/năm của năm 2013 chỉ tương đương 7,2 triệu đồng/người/năm so với thời điểm năm 2009. Do đó, UBND TP cho rằng: “Phải điều chỉnh chuẩn hộ nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, giá cả sinh hoạt và điều kiện của người dân thành phố”.
Vì vậy, TP quyết định nâng chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2014 – 2015. Cụ thể, hộ nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống. Hộ cận nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ trên 16 triệu đồng đến 21 triệu đồng/người/năm. Diện bình xét của thành phố tính cả hộ dân thường trú và tạm trú KT3 trên địa bàn thành phố, mức chuẩn nghèo này không phân biệt nội thành và ngoại thành.
Sau khi nâng mức chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2014 – 2015 lên, tổng số hộ nghèo của thành phố vào đầu năm 2014 là khoảng 130.000 hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân. Mặc dù mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần so với cả nước nhưng TPHCM vẫn kiến nghị Trung ương cho người nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi và đảm bảo an sinh xã hội chung cũng như các chính sách riêng của thành phố.
Tính đến cuối năm 2014, chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của TPHCM đã trải qua 3 giai đoạn (1992 - 2003; 2004 - 2008 và 2009 - 2015) với 7 lần điều chỉnh
42
nâng mức chuẩn hộ nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Về giáo dục, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kể cả học phí buổi 2. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hộ nghèo cũng được hỗ trợ 100% học phí. Học sinh các cấp học phổ thông thuộc hộ cận nghèo hoặc là con thứ 3 của hộ nghèo được hỗ trợ 50% học phí, kể cả học phí học buổi 2. Kinh phí thực hiện chính sách này chi từ ngân sách thành phố và quận - huyện.
Về y tế, người nghèo TP vẫn được vận dụng chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo của Trung ương; Đồng thời hỗ trợ 15% đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hộ nghèo và cho thành viên hộ cận nghèo, hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo đang chạy thận nhân tạo, nhằm giúp các hộ vượt chuẩn nghèo, vượt chuẩn cận nghèo đảm bảo căn cơ, bền vững.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng tiếp tục được hưởng chính sách nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời như: Hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thành viên hộ nghèo và 50% cho thành viên hộ cận nghèo; Hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo khám, xét nghiệm, siêu âm sàng lọc trước sinh và nhiều xét nghiệm khác dành cho thai phụ để đảm bảo đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. TP còn hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
Ngoài ra, người nghèo TP cũng được hưởng các chính sách khác như hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ chi phí hỏa táng, trợ cấp xã hội hàng tháng, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các khoản đóng góp cho hộ nghèo…
Đến 31/12/2014, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 2.126 tỷ đồng với 137.213 hộ vay còn dư nợ, gồm 9 chương trình cho vay, trong đó: 6 chương trình nguồn vốn trung ương, 01 chương trình vừa nguồn trung ương vừa nguồn địa phương và 02 chương trình hoàn toàn cho vay bằng nguồn vốn địa phương. Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung 02 chương trình (Cho vay hộ nghèo và cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn) chiếm gần 70% tổng dư nợ. So với khi thành lập cuối năm 2003, tổng dư nợ tăng gần 2.050 tỷ đồng. Dư nợ ủy thác qua các hội đoàn thể là 1.920 tỷ đồng, chiếm 90,3%/ tổng dư nợ, số còn lại 206 tỷ dư nợ chưa thực hiện ủy thác và dư nợ cho vay trực tiếp. Đến
43
30/06/2015, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 2.123 tỷ đồng, giảm 3 tỷ so với đầu năm. Toàn chi nhánh hiện có 15 phòng giao dịch, trong đó 8 phòng giao dịch quản lý địa bàn 2 quận, huyện; đã tổ chức 249 điểm giao dịch (trong đó có 21 điểm giao dịch liên phường), còn lại 47 phường, thị trấn có cự ly rất gần và dư nợ thấp nên tổ chức giao dịch tại trụ sở phòng giao dịch và hội sở chi nhánh.
Mạng lưới tổ TK&VV quản lý hộ vay được thành lập hầu hết các khu phố, ấp trên địa bàn thành phố gồm 3.441 tổ TK&VV; Bình quân mỗi năm với doanh số cho vay từ 600 – 700 tỷ đồng cho trên 50 ngàn lượt hộ vay vốn ở các chương trình đã góp phần hỗ trợ trên 10 ngàn hộ nghèo nâng thu nhập và thoát nghèo, giải quyết trên 12.000 lao động có việc làm mới, giúp gần 100 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, hàng năm có hơn 9.500 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập, xây dựng và cải tạo 11 ngàn công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, 12 ngàn công trình nước sạch, trên 1.500 hộ gia đình bị thu hồi đất có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định nơi ở mới, trên 1.000 hộ gia đình thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi các dự án chỉnh trang đô thị có vốn để sửa chữa nhà và phát triển kinh tế; năm 2011 hỗ trợ vốn cho gần 100 hộ sau cai nghiện, sống chung với HIV có nguồn vốn khởi nghiệp tái hóa nhập cộng đồng. Kết quả hoạt động của chi nhánh đã góp phần tích cực đối với chương trình mục tiêu giảm hộ nghèo và các chương trình an sinh xã, phường hội của thành phố trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và đông đảo người nghèo thành phố nhiệt tình ủng hộ.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay của chi nhánh hiện cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại như: Mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới có điểm chưa phù hợp thực tế, chưa hiệu quả; Cơ chế tín dụng chính sách bó hẹp, đối tượng được vay vốn theo quy định chung còn quá ít nên không có điều kiện tăng trưởng và khả năng phải thu hẹp lại. Bên cạnh đó các khoản nợ xấu nhận bàn giao từ KBNN, Ngân hàng Công thương chưa có cơ chế phù hợp để xử lý; một số khoản nợ bị xâm tiêu chậm được xử lý thu hồi; Tình trạng hộ vay vốn bỏ đi khỏi địa phương khá nhiều chưa tìm được địa chỉ; Một số hạn chế về yếu tố chủ quan của cán bộ ngân hàng... là những nguyên nhân chính đã làm nợ quá hạn tăng cao trong thời gian qua. Ngoài ra, trong các chương trình nhận vốn ủy thác của địa phương, có một chương trình điều kiện tín dụng quá ưu đãi nhưng cơ chế quản lý còn lỏng lẽo, chưa có cơ chế xử lý nợ xấu phù hợp với mục tiêu đề ra của chương
44
trình nên cũng gây khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.
Từ những vấn đề trên cho thấy: Để giải quyết một các căn cơ, đồng bộ có hệ thống những tồn tại và bất cập trong hoạt động tín dụng chính sách tại chi nhánh, đồng thời để củng cố và nâng cao được chất lượng tín dụng chính sách trong năm 2015 và những năm về sau cần phải xây dựng một đề án tổng thể, toàn diện để phân tích các thực trạng, tồn tại, nguyên nhân và đề ra những chỉ tiêu phấn đấu, giải pháp hiệu quả cho hoạt động cho vay của chi nhánh NHCSXH thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay tại NHCSXH TP.HCM 2010-2014
2.2.1.Những mặt đã thực hiện và một số kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội Tp.HCM
2.2.1.1. Công tác tổ chức bộ máy, mạng lƣới
Về nhân sự: Tổng số CBCNV toàn chi nhánh là 179 (không tính hợp đồng ngắn hạn). Trong đó được bố trí tại Hội sở chi nhánh 39 người, 15 phòng giao dịch có 140 người (Mỗi PGD có từ 8 - 11 cán bộ, tùy theo khối lượng dư nợ và số địa bàn phường xã, phường quản lý).
Cơ cấu về độ tuổi < 30 30-40 41-50 51-55 > 55
Nam 5 46 9 13 3
Nữ 14 59 21 9
Cơ cấu về trình độ Đại học CĐ-TC Khác
Nhân viên 153 21 5
Tỷ lệ 85.5 11.7 2.8
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
Từ năm 2014 căn cứ yêu cầu thực tế công việc và chỉ đạo của trung ương, chi nhánh đã tổ chức rà soát điều kiện, năng lực cán bộ chủ chốt tại chi nhánh và các phòng giao dịch để tiến hành củng cố, sắp xếp và bố trí lại nhân sự. Cụ thể: đã miễn chức vụ 07 giám đốc PGD, 8 Phó giám đốc PGD. Những cá nhân có sai phạm hoặc yếu kém đều được xử lý nghiêm túc với các hình thức xử lý kỷ luật phù hợp quy định của ngành. Đến nay đội ngũ cán bộ chủ chốt của chi nhánh và các PGD đã được sắp xếp, bố trí cơ bản đầy đủ, ổn định; Trình độ, phẩm chất và năng lực công tác tương đối đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
45
Về mạng lưới: Từ 19 phòng giao dịch, quý I/2014 chi nhánh đã tiến hành sáp nhập 4 Phòng giao dịch yếu và không có điều kiện tăng trưởng còn lại 15 phòng giao dịch, đồng thời sắp xếp lại một số địa bàn hoạt động cho 2 phòng giao dịch và hội sở chi nhánh; sắp xếp lại mạng lưới điểm giao dịch xã, phường phường; điều động và bố trí lại nhân sự cho phù hợp quy mô và địa bàn hoạt động cho từng đơn vị. Kết quả các đơn vị sáp nhập và các địa bàn sắp xếp lại đã sớm đi vào hoạt động ổn định và thực hiện đầy đủ, hiệu quả những quy định của ngành về triển khai thực hiện công tác tín dụng chính sách. Việc sắp xếp lại đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc cho hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là tiết giảm được chi phí quản lý đáng kể và phù hợp với điều kiện thực tế về công tác triển khai tín dụng chính sách của chi nhánh trên địa bàn.
Đến nay, dư nợ bình quân/ cán bộ chi nhánh kể cả kế hoạch B (không tính hợp đồng ngắn hạn) là 12 tỷ đồng; dư nợ bình quân/ cán bộ từng phòng giao dịch kể cả kế hoạch B (không tính hợp đồng ngắn hạn):
10 - 12 tỷ/cán bộ (4 đơn vị): Quận 4, Quận 6, Quận 12, Quận Bình Tân.
Trên 12 - 15 tỷ/cán bộ (6 đơn vị): Quận 8, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Gò Vấp, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè.
Trên 15-18 tỷ/cán bộ (3 đơn vị): Quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Huyện Cần Giờ Trên 18 tỷ/cán bộ (2 đơn vị): Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn
2.2.1.2. Hoạt động cho vay tín dụng chính sách
Những năm qua, chi nhánh đã tích cực tham mưu cho UBND Thành phố để tăng cường nguồn Ngân sách ủy thác cho vay, đồng thời tích cực khai thác nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức, quận huyện. Kết quả đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn nhận ủy thác cho vay tại chi nhánh là 253 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng nguồn vốn cho vay, gồm:
Ngân sách thành phố ủy thác: 95 tỷ đồng. Cho vay hoàn toàn theo cơ chế quỹ Quốc gia về việc làm, đã hoàn chỉnh thủ tục nhận vốn ủy thác theo văn bản 949A của NHCSXH.
Quỹ thu hồi đất thành phố (156) ủy thác: 124,5 tỷ đồng, nguồn vốn phần chính từ Ngân sách thành phố. Thực hiện từ tháng 6/2007, cơ chế cho vay vận dụng theo thủ tục cho vay Giải quyết việc làm trước đây, chưa thực hiện ủy thác qua các hội
46
đoàn thể và ủy nhiệm quản lý hộ vay cho các tổ TK&VV, chưa thực hiện được thủ tục nhận vốn ủy thác theo 949A, lãi suất cho vay rất thấp (0,17%/tháng), không có lãi phạt quá hạn, chi nhánh nhận phí quản lý ủy thác cho vay từ Ngân sách theo mức 3%/dư nợ bình quân năm. Chương trình này thành phố chưa có quy chế xử lý nợ bị rủi ro mặc dù các đối tượng vay vốn rất đặc thù và việc quản lý hộ vay là rất khó khăn.
Quỹ Nâng cấp đô thị thành phố ủy thác: 23,5 tỷ đồng, nguồn vốn từ WB tài trợ thành phố. Chi nhánh là 01 trong 04 đối tác của Quỹ thực hiện chương trình này, lãi suất cho vay từ 0,6-0,7%/tháng nhưng thu gốc hàng tháng (lãi không giảm theo dư nợ), đã ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV quản lý hộ vay nhưng quản lý các tổ TK&VV theo cơ chế chung của bên ủy thác cho các đối tác là ủy thác cho UBND các phường