Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.5.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nước ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nước (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phường, xã.

Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ, giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.

39

Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.

Tóm lại: Thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giớivề việc giải quyết nghèo đói. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho người nghèo ở nước ta với những giải pháp hợp lý giúp cho hộ nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt ra biên giới đói nghèo.

Tóm tắt chƣơng 1

Ở chương này, đề tài trình bày khung lý thuyết về vấn đề về hoạt động tín dụng hỗ trợ cho hộ nghèo như nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo, các tiêu chí phân loại hộ nghèo, tín dụng và vai trò tín dụng trong giảm nghèo, hoạt động cho vay của NHCSXH. Kế đến là các lý thuyết và kinh nghiệm một số nước trên thế giới về cho vay hộ nghèo. Ngoài ra, đề tài cũng nêu lên được các tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo và một bài học kinh nghiệm trong cho vay hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam. Từ đó, làm cơ sở phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. HCM.

40

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TP.HCM

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)