Thực tiễn về công tác thanh toán và quản lý công nợ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán và quản lý công nợ tại công ty cổ phần sách thiết bị trường học hà tĩnh” (Trang 40 - 42)

- Sổ sách sử dụng: Theo nguyên tắc xử lý các nghiệp vụ thanh toán như trên, mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện việc ghi chép trên hệ thống sổ chi tiết

2.1.3 Thực tiễn về công tác thanh toán và quản lý công nợ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

nghiệp ở Việt Nam

2.1.3.1 Khái quát chung

Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phải đa dạng, năng động và sáng tạo hơn như thế mới có thể hòa nhập được với nền kinh tế thế giới. Hoạt động thanh toán ngày càng hiện đại hơn, đặc biệt thanh toán bằng chuyển khoản được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng để thanh toán với nhau thông qua hệ thống ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt được sử dụng it hơn so với thanh toán bằng chuyển khoản vì mất thời gian, tốn chi phí lại rủi ro cao. Hiện nay, có năm hình thức thanh toán không bằng tiền mặt chủ yếu đang được sử dụng như: thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thẻ thanh toán và thư tín dụng. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng thanh toán bằng chuyển khoản với các đối tác. Còn khi thanh toán với công nhân viên, người lao động và các giao dịch có giá trị nhỏ thì chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.

Theo những số liệu thống kê chưa đầy đủ liên quan đến các giao dịch mua bán, kinh doanh có nghiệp vụ thanh toán ở Việt Nam thì quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng chuyển khoản qua Ngân hàng mới chiếm

tỷ lệ khoảng 50 -55%; quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân sử dụng tiền mặt chiếm khoảng 25%; các hoạt động giao dịch mua bán giữa các cá nhân với cá nhân sử dụng tiền mặt chiếm khoảng 20%. Với tỷ lệ nêu trên, tiền mặt lưu thông chiếm một khối lượng không nhỏ trong nền kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền… Để giảm tiết các chi phí xã hội, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và lưu thông hàng hóa phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, làm minh bạch hóa tài chính. Ngân hàng Nhà nước đã soạn thảo dự thỏa nghị định của Chính phủ về “thanh toán bằng tiền mặt” nhằm quản lý tốt hơn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề rộng lớn đối với toàn xã hội. Vậy làm thế nào để quản lý chặt chẽ việc thanh toán bằng tiền mặt mà vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và các chủ thể liên quan khác trong giao dịch thanh toán là một vấn đề các nhà hoạch định chính sách không khỏi trăn trở. Khuyến khích phát triển và sử dụng các công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt là một trong những biện pháp cần thiết.

Việc thanh toán không sử dụng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Ở góc độ vĩ mô, quản lý tốt khâu thanh toán bằng tiền mặt sẽ loại trừ được khá nhiều tiêu cực cho xã hội như buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền… Khả năng luân chuyển vốn được thúc đẩy nhanh, các Ngân hàng thương mại có điều kiện huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ phát triển kinh tế…

Việt nam là một nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt con rất cao trong tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, nếu không có cơ chế, chế tài quản lý linh hoạt việc thanh toán bằng tiền mặt (trong đó có cơ chế mở rộng thanh toán không sử dụng tiền mặt) thì rất khó điều hành hữu hiệu và triệt để chính sách tiền tệ quốc gia.

Về quản lý công nợ ở nước ta hiện nay: Vấn đề quản lý công nợ ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay nhìn chung chưa được hiệu quả. Công nợ phát sinh với số lượng lớn làm cho công tác quản lý công nợ gặp nhiều khó khăn.

Các biện pháp thu hồi nợ được áp dụng triệt để nhưng vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng thanh toán trả chậm làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Đặc biệt, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do không đủ khả năng tự chủ về tài chính nên thường phải đi vay và không có khả năng thanh toán đúng hạn dẫn đến lãi suất cao, làm cho tình hình tài chính của công ty thêm khó khăn hơn. Việc xử lý nợ khó đòi chưa hiệu quả, nhiều khi không thu hồi được nợ. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chuyên mua nợ đã ra đời, các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ mua lại các con nợ của các chủ nợ, theo đó thì các chủ nợ phải chịu một tỷ lệ phí nhất định cho các công ty mua nợ này, hoặc chủ nợ có thể bán hẳn số nợ với giá khác theo sự thỏa thuận của hai bên. Sự ra đời của các công ty dịch vụ mua nợ này là điều kiện thuần lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên với các khoản nợ có giá trị không lớn, nên thực hiện bán nợ thì doanh nghiệp phải trả tỷ lệ phí khá lớn so với số nợ.

Tóm lại, công tác thanh toán và quản lý công nợ hiện nay ở các doanh nghiệp Việt nam đang gặp một số khó khăn nhất định. Các quan hệ thanh toán đang dần dần được hiện đại hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, vấn đề quản lý công nợ đang dần dần được coi trọng hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán và quản lý công nợ tại công ty cổ phần sách thiết bị trường học hà tĩnh” (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w