Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Một phần của tài liệu công tác quản lý và công tác kế toán tại công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình (Trang 51)

Vào thời điểm 31/12/2013 công ty có 593 người trong đó:

• Phân loại theo trình độ:

- Đại học trở nên có 76 người chiếm 12,8%

- Cao đẳng có 47 người chiếm 7,9%

- Trung cấp có 102 người chiếm 17,2%

- Công nhân có 368 người chiếm 62,05%

• Phân loại theo tính chất hợp đồng:

- Hợp đồng xác định không thời hạn: 467 người chiếm 78,7%

- Hợp đồng lao động xác định thời gian(1 đến 3 năm): 25 người chiếm 4,2%

- Hợp đồng lao động xác định thời gian( dưới 1 năm):101 người chiếm 17,03%

2.3.9.2. Nguyên tắc phân phối:

 Lương cấp bậc bản thân (hệ số lương cơ bản) là cơ sở tính lương những ngày công thời gian, công phép, lễ tết, và công nghỉ hưởng BHXH và để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động.

 Thu nhập thực tế sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số lương công việc.

 Hệ số lương công việc được xác định căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

 Lương sản phẩm sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số trượt. Hệ số trượt được xác định từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của mỗi đơn vị.

2.3.9.3. Hình thức trả lương:

 Lương sản phẩm (đối với công nhân trực tiếp sản xuất) Lương sản phẩm = Đơn giá x Sản lượng x Hệ số trượt  Lương thời gian (đối với bộ phận phục vụ)

Lương thời gian = Ngày công x Mức lương công việc x Hệ số trượt

2.3.9.4. Cơ sở tính toán:

- Doanh thu nhập kho hàng tháng.

- Lương cấp bậc bản thân (hệ số lương cơ bản – thực hiện theo thang bảng lương Nhà nước quy định).

- Hệ số lương công việc đối với nhân viên và cán bộ quản lý được Giám Đốc duyệt hệ số cho từng phòng. Đối với công nhân theo đơn giá của từng công đoạn trong quy trình sản xuất.

- Định mức thời gian (định mức chuẩn của công ty)

- Hệ số phân loại thưởng trong lương hàng tháng theo quy chế thi đua.

2.3.9.5. Cách tính:

 Lương sản phẩm:

 Lương thời gian:

 Lương phép:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 53 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

2.3.9.6. Phụ cấp lương & các khoản có tính chất lương:

Phụ cấp trách nhiệm: đối với người lao động giữ chức vụ từ chuyền trưởng, tổ trưởng trở lên, thủ phụ kho, thủ quỹ, phụ trách kế toán các khu, trưởng phó phòng, Giám đốc & Phó giám đốc xí nghiệp, Quản đốc, Ban Giám đốc… Mức phụ cấp được hưởng là 8% tiền lương sản phẩm hoặc tiền lương cấp bậc công việc. Việc chi trả phụ cấp trách nhiệm được trích từ quỹ lương của đơn vị.

Phụ cấp kiêm nhiệm: tuỳ theo năng lực và sự phân công của lãnh đạo, nếu người lao động có khả năng kiêm nhiệm thêm công việc khác ngoài việc chính mà tổ chức giao thì sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Khoản phụ cấp này do giám đốc duyệt tùy theo mức độ công việc kiêm nhiệm.

Phụ cấp độc hại hoặc độc nóng: những công nhân trực tiếp làm việc trong những môi trường như: công nhân hàn xì, công nhân nồi hơi, công nhân nấu ăn, … Mức phụ cấp được hưởng là 10% tiền lương sản phẩm hoặc tiền lương cấp bậc công việc.

Tiền thưởng & phân phối tiền thưởng: dựa vào mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm của Công ty mà phân phối tiền thưởng phù hợp.

2.3.9.7. Các khoản trích theo lương:

Ngoài các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền thưởng, công ty và CNV còn phải thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm y tế ( BHYT ) … theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau :

Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành từ việc trích lập bằng một tỷ lệ theo quy định là 17% trên tiền lương phải trả cho CNV. Công ty được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 7%. Nhằm chi trả, trợ cấp cho CNV tạo điều kiện làm việc tốt nhất

Quỹ bảo hiểm y tế: Được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ là 3% trên lương phải trả cho CNV và công ty được khấu trừ từ lương phải trả cho CNV là 1.5%.

Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Là khoản được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ 2% trên tiền lương của CNV và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. KPCĐ được dùng để chi cho các hoạt động của tổ chức công đoàn như hoạt động văn hóa, thể thao…

Biểu 2. Tỉ lệ các khoản trích theo lương

BHXH BHYT BHTN KPCĐ Tổng

Doanh nghiệp 17% 3,5% 2% 1% 23%

NLĐ 7% 1% 0% 1% 9,5%

Tổng 24% 4,5% 2% 2% 32,5%

2.3.9.7.1. Chứng từ sử dụng:

 Báo cáo chấm công tháng  Báo cáo chấm công ngoài giờ  Bảng thanh toán lương tháng

 Bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ  Bảng thanh toán BHXH,…

2.3.9.7.2. Tài khoản sử dụng:

Sơ đồ 2.10:

Số hiệu Tên Tài khoản

334 Phải trả người lao động 3341 Phải trả tiền lương

CNV

3342 Phải thu trả tiền ăn ca 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế

3389 Bảo hiểm thất nghiệp

Bảng chấm công Biên bản nghiệm

thu sp hoàn thành Bảng ttoan lương sp, lương DT, Bảng thanh toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 55 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Ghi hàng tháng:

Công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình PHIẾU CHI Ngày 30 tháng 03 năm 2013 Sổ cái TK 334, các TK đối ứng Bảng tổng hợp lương Nhật kí chứng từ Bảng cân đối số PS BCTC

Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Ngọc

Địa chỉ: Nhân viên Công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình Lý chi tiền: Trả lương cho công nhân viên

Số tiền: 9.822.400đ

(viết bằng chữ): Chín triệu tám trăm hai muơi hai nghìn bốn trăm đồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Chín triệu tám trăm hai muơi hai nghìn bốn trăm đồng

Ngày 30 tháng 3 năm 2013

Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền

2.3.10. Kế toán các khoản nợ phải trả:2.3.10.1. Chứng từ sử dụng: 2.3.10.1. Chứng từ sử dụng:

 Hợp đồng (Contract)  Hóa đơn (Invoice)

 Lệnh giao hàng (Delivery order)  Phiếu Nhập Kho

 Tờ khai Xuất nhập khẩu

2.3.10.2. Tài khoản sử dụng:

Số hiệu Tên Tài khoản

331 Phải trả người bán

3311 Thanh toán tiền mua thực phẩm 3312 Thanh toán vật tư cho người bán

3313 Thanh toán tiền gia công cho khách hàng

2.3.10.3. Sổ kế toán:

 Bảng theo dõi chi tiết công nợ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 57 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

2.3.10.4. Tóm tắt quy trình kế toán nợ phải trả:

Đầu tiên, bộ phận ban hành Hợp đồng sẽ lập ra 4 bộ hợp đồng, kế toán giữ bản gốc, người làm Hợp đồng giữ 2 bộ, 1 bộ người khai hải quan giữ (đối với hợp đồng với khách hàng ngoại). Khi kế toán thanh toán nhận được bộ chứng từ gồm Hợp đồng kèm Invoice, Tờ khai xuất nhập khẩu, Phiếu Nhập Kho thì:

 Đối với Hợp đồng thanh toán liền (TT trả trước), phải thanh toán ngay. Trường hợp hàng về không đủ, phải thông báo với Cán Bộ mặt hàng liên hệ với khách hàng để bổ sung số hàng thiếu.

 Đối với Hợp đồng thanh toán sau (TT sau), Kế toán thanh toán sẽ dò vào Phiếu Nhập Kho để thanh toán đúng với số Nhập Kho. Sau khi kiểm tra, kế toán thanh toán lập Giấy đề nghị thanh toán trình Giám Đốc ký duyệt. Sau đó kế toán TGNH lập Lệnh chuyển tiền (Ủy Nhiệm Chi)

 Trường hợp có một số hợp đồng chưa thể trả tiền ngay, kế toán thanh toán sẽ photo thành 3 bộ chứng từ để kế toán TGNH làm thủ tục đi vay Ngân hàng. Kế toán TGNH giữ 1 bộ, 2 bộ còn lại Ngân hàng sẽ giữ.

 Đối với hợp đồng gia công, sau khi kết thúc Hợp đồng phải lập Biên bản thanh lý Hợp đồng.

2.3.11. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Dưới đây là báo cáo về tình hình thay đổi vốn lưu động của công ty trong một số năm gần đây: Bảng 3: (đơn vị: đồng) Năm 2011 2012 2013 Vốnlưu động 217.840,254 228.987,892 241.191,724

Bảng 3: Tổng lượng vốn lưu động của công ty (2009-2013)

Dựa vào bảng trên thì ta thấy là tuy trong năm 2011 lượng vốn lưu động có giảm 2.4 tỷ, (tương đương 11.86%) so với năm 2010 nhưng nhìn chung

là vốn lưu động của công ty đã vận động theo chiều hướng tăng nhanh đặc biệt là vào năm 2013, con số này là 241.191,724 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2009.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

2.3.11.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho cổ đông.

Số hiệu Tên Tài khoản

412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản

413 Chênh lệch tỷ giá

4131 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm TC 4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong gđ đầu tư XDCB

2.3.11.2. Các quỹ của doanh nghiệp:

Quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính được trích lập theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông.

Số hiệu Tên Tài khoản

414 Quỹ đầu tư phát triển 415 Quỹ dự phòng tài chính

416 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 59 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

2.3.12. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:2.3.12.1. Đối tượng tập hợp chi phí: 2.3.12.1. Đối tượng tập hợp chi phí:

Dựa vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là: hàng FOB nội địa, hàng FOB xuất khẩu…

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng mã hàng:

 Đối với chi phí sản xuất chung, do không thể tập hợp riêng cho từng mã hàng nên được tập hợp chung cho toàn công ty, sau đó phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức doanh thu nhập kho.

 Đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản phẩm hoàn thành.

2.3.12.2. Kế toán tạp hợp chi phí NVL2.3.12.2.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng: 2.3.12.2.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng:

 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ  Báo cáo tiêu hao và tiết kiệm nguyên liệu

 Lệnh cấp phát kiêm phiếu xuất vật tư theo hạn mức  Phiếu nhập kho

 Hóa đơn GTGT (khi mua NVL)

 Sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu  Bảng kê chi tiết TK 152

 Bảng tổng hợp chi tiết TK 621

2.3.12.2.2. Tài khoản sử dụng:

Số hiệu Tên Tài khoản

621 Chi phí NVL trực tiếp

6211 CPNVL hàng FOB xuất khẩu

6212 CPNVL hàng FOB nội địa

6213 CPNVL hàng FOB tiết kiệm

6214 CPNVL hàng FOB đưa ngoài gia công

6215 CPNVL hàng gia công xuất khẩu

6216 CPNVL hàng gia công lại xuất khẩu

6217 CPNVL hàng đưa ngoài gia công xuất khẩu

Chi phí là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng bậc nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nhưng trái lại, chi phí lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu chi phí tăng thì hầu hết trong mọi trường hợp lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do vậy công ty luôn phải tính toán các khoản chi phí sao cho vừa tiết kiệm mà lại vừa có hiệu quả cao nhất.

Trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình thì chi phí cho hoạt động sản xuất-kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng trên 85%.Còn lại là chi vào các khoản mục khác như chi cho hoạt động quản lý, chi tiếp khách, hội nghị giao dịch, chi hoa hồng môi giới và chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tổng chi phí kế toán cụ thể là: (Đơn vị: nghìn đồng) Năm 2011 2012 2013 Tổng CP 8.468.860.000 12.397.039.000 15.345.439.000

Bảng 4: Tổng CP hàng năm của công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình

Như vậy là từ năm 2011 chi phí đã bắt đầu tăng và còn tăng với tốc độ rất cao (52%). Rõ ràng là tốc độ tăng này còn cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu ở trên và nếu xét về mặt hiệu quả tài chính thì điều này không thực sự thuyết phục. Tuy nhiên như đã trình bày ở phần khái quát về tài sản lưu động, hàng tồn kho của công ty có số lượng lớn và chưa tạo thành doanh thu trong khi nó đã được tính toàn bộ vào chi phí. Hơn nữa, trong một số năm gần đây thì giá cả các loại vật liệu xây dựng đã liên tục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 61 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

tăng, đặc biệt là hai loại vật liệu cơ bản là thép và xi măng. Vì vậy chi phí tăng là điều khó tránh khỏi để mở rộng quy mô sản xuất nhưng công ty vẫn cần phải có các biện pháp phù hợp để tối thiểu hoá chi phí, không thể để kéo dài tình trạng tăng chi phí với tốc độ quá cao như hiện nay.

2.3.12.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:2.3.12.3.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng: 2.3.12.3.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng:

 Báo cáo thực hiện kế hoạch sản lượng  Thẻ chấm công

 Phiếu báo làm thêm giờ  Bảng đơn giá

 Bảng cân đối công đoạn  Bảng chấm công

 Bảng lương và thanh toán tiền lương  Phiếu chi tiền mặt

 Bảng kê chi tiết TK 622

 Bảng tổng hợp chi tiết TK 622

2.3.12.3.2. Tài khoản sử dụng:

2.3.12.3.3. Quy trình kế toán chi

phí nhân công trực tiếp:

Lương công nhân viên được tính thông qua bảng chấm công. Bảng chấm công được lập hàng tháng và lập riêng cho từng phòng ban, trên đó liệt kê danh sách từng nhân viên và các cột chấm công tương ứng với các ngày.

Cuối tháng thông qua bảng chấm công, nhân viên tính lương sẽ tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận phòng ban.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, lương được tính theo sản phẩm. Để biết số lượng sản phẩm làm ra của từng công nhân là bao nhiêu thì căn cứ vào bảng cân đối công đoạn. Bảng này được lập theo từng mã hàng của từng tổ sản xuất. Ứng với mỗi mã hàng có các bước quy trình công nghệ và những người

Số hiệu Tên Tài khoản

622 Chi phí nhân công trực tiếp

công nhân làm ra công đoạn nào, sản lượng bao nhiêu sẽ được kê trên bảng này ứng với tên bước đó và cũng biết được đơn giá cho từng công đoạn.

Thẻ chấm công

Đơn xin nghỉ phép

Đơn giá công đoạn

Bảng chấm công

Bảng cân đối công đoạn

Bảng tính

lương tháng Sổ chi tiết

Sổ cái Nhật ký

chứng từ

Từ năm 2009 đến nay, tổng số lượng lao động bình quân của công ty trong các năm đã liên tục giảm dần theo hướng tinh giản, gọn nhẹ mà vẫn phù hợp với yêu cầu sản xuất- kinh doanh. Dưới đây là bảng số liệu thực tế về sự thay đổi theo hướng giảm dần đó:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 63 KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

(Đơn vị:người)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng laođộng bình quân 300 499 445 536 593

Bảng 5:Số lượng lao động bình quân (2009-2013)

Như vậy là công ty đã bước đầu thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Và nếu xem xét trong mối liên hệ tương quan giữa số lượng lao động và lợi nhuận cũng như tiền lương bình quân

Một phần của tài liệu công tác quản lý và công tác kế toán tại công ty cổ phần vận tải và xây dựng công trình (Trang 51)