7.1.PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG ÐỒNG CỎ

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 53 - 57)

Có 2 phương cách sử dụng đồng cỏ: trực tiếp và gián tiếp 7.1.1.Sử dụng trực tiếp (chăn thả)

7.1.1.a. Sử dụng liên tục (continuous grazing)

Ðây là một phương cách quảng dụng (extensive), gia súc luôn ở trên đồng cỏ và chỉđược dời ra khi cần thiết. Với mật độ gia súc tương đối thấp phương pháp này rất phổ biến ở

các vùng khô hạn và nhất là trên các đồng cỏ thiên nhiên nhiệt đới.

Các khuyết điểm của phương pháp này là: (1) đồng cỏđược sử dụng không phù hợp (quá ít vào mùa mưa và quá nhiều vào mùa khô), (2) sự hoàn trả phân và nước tiểu trên đồng cỏ không đồng đều, (3) do có sự chọn nên có thể một phần của đồng cỏ bịăn sạch trong khi phần khác không được dùng tới và (4) sự gia tăng các bệnh ở gia súc nhất là bệnh ký sinh trùng.

Tuy vậy phương pháp này rất thông dụng vì dễ thực hiện và không đòi hỏi phải hiểu biết về cách quản lý.

7.1.1.a Sử dụng luân phiên (rotational grazing)

Ðây là phương thức thâm canh trên các đồng cỏ nhân tạo hoặc trên các đồng cỏ tự nhiên và được áp dụng hầu hết ở các vùng chăn nuôi phát triển. Hiện nay nếu được áp dụng

đúng cách thì đây là phương pháp sử dụng thích hợp nhất vì nó có thể khắc phục được sự

sử dụng quá nhiều hay quá ít (cả 2 đều có hại cho việc quản lý đồng cỏ).

Cách sử dụng: đồng cỏ được phân thành nhiều lô nhỏ ít nhất là 6, và gia súc được chăn thả luân phiên từ lô này sang lô khác. Thời gian chăn thả trong mỗi lô tùy thuộc vào mật

độ gia súc và khả năng sinh trưởng của thực vật trong đồng cỏ. Sau khi cho ăn xong ở lô 1 thì được nghỉđể phục hồi và cứ như vậy kế tiếp luân phiên. Khi lô cuối cùng được sử

dụng thì lô thứ 1 sau một thời gian nghỉ, có thể được dùng lại. Mục đích của việc chăn thả luân phiên là sự phối hợp đồng bộ giữa phẩm và lượng, đồng cỏđược dùng khi thực vật còn tương đối non và thời gian nghỉ (chu kỳ chăn thả) không quá ngắn.

Ðể tận dụng triệt để nhiều khi người ta còn cho 2 nhóm thú sử dụng: bò con và bò sữa

được cho ăn trước để tiêu thụ phần cỏ có phẩm chất tốt, kế tiếp là những loại có năng suất thấp hơn hay cho sản phẩm rẻ tiền như bò chửa, cừu hay bò thịt.

Vì khả năng sinh trưởng của thực vật trong đồng cỏ biến đổi theo mùa nên mật độ chăn thả cũng cần phải thay đổi theo. Khi năng suất cao hơn mức tiêu thụ của một mật độ nào

đó thì cần phải gia tăng số thú hoặc cắt cỏ thừa về tồn trữ. Ngược lại, khi năng suất thấp hơn nhu cầu thì số thú phải có giảm, hoặc nếu không thì thời gian sử dụng phải ngắn lại hoặc cho ăn thêm cỏ dự trữ.

- Ưu điểm: so với cách sử dụng liên tục, phương pháp này có những lợi điểm sau: (1) gia súc tiêu thụđồng cỏ đồng đều, ít có sự lựa chọn, đặc biệt nếu cho chúng ăn theo thứ tự

sau: bò con, bò sữa, bò thịt (2) liên tục cung cấp cỏ non giàu dưỡng chất, (3) có sự thay

tiểu được hoàn trảđồng đều hơn, (6) có thể dự trữ cỏ khi thừa và (7) hạn chế sự phát triển cỏ dại.

Nguyên tắc sử dụng: có 4 nguyên tắc cần phải chú ý:

* Sự tái phát triển của thực vật trong đồng cỏđược tối đa khi thời gian giữa 2 lần sử dụng

đủ dài để cho cỏ tích trữ dưỡng chất. Thời gian này thay đổi theo mùa, khí hậu, giống cỏ

và các điều kiện chung quanh khác.

*Thời gian chăn thả trong mỗi lô phải ngắn để cho mỗi cây cỏ chỉ chịu tướt lá một lần trong thời gian ấy.

*Gia súc có nhu cầu dinh dưỡng cao phải được cho sử dụng trước để tự do lựa chọn một lượng lớn cỏ có phẩm chất tốt.

* Ðểđảm bảo mức sản xuất của bò sữa, thời gian chăn thả chúng trong mỗi lô không nên quá 3 ngày.

Nếu áp dụng qui tắc 1 và 2 thì năng suất của đồng cỏđược gia tăng ít nhất 100% (so với liên tục), và khi áp dụng qui tắc 3 và 4 có thể làm tăng mức sản xuất của gia súc thêm 20- 30%.

7.1.1.c.Sử dụng từng khoảng (strip grazing) hay sử dụng giới hạn (ration grazing)

Việc dùng hàng rào điện giúp tận dụng đồng cỏ hơn phương pháp luân phiên, đó là phương pháp sử dụng từng khoảng (cũng gọi là phương pháp giới hạn). Theo phương pháp này gia súc chỉđược chăn thả trong một diện tích đồng cỏ nào đó đủ cung ứng cho nhu cầu của chúng trong ngày, và hàng rào điện lưu động sẽ giúp cho việc giới hạn đó. Ðôi khi người ta còn giới hạn cho từng buổi và hàng rào điện sẽ di chuyển 2 lần trong ngày. Diện tích cần thiết thay đổi tùy theo năng suất của đồng cỏ, ví DỤ VỚI CÁC ÐỒNG CỎ TỐT Ở BẮC Âu diện tích cần thiết khoảng 50-100m2/1 đầu gia súc.

Ðiều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là khi diện tích sử dụng bị giới hạn, gia súc không còn có sự lựa chọn nữa và sẽ tiêu thụ hết các sản phẩm trong vùng giới hạn nên nếu giá trị dinh dưỡng đồng cỏ kém (nhất là protein thô) thì năng suất của chúng bịảnh hưởng ngay, cho nên việc áp dụng phương pháp này chỉ được thực hiện ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những vùng đồng cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao.

So sánh với phương pháp luân phiên thông thường, thí nghiệm ở Anh và Hà lan cho thấy phương pháp giới hạn đã tăng sự tận dụng đồng cỏ thêm 15-20% đối với bò sữa. Tuy nhiên, một vài thí nghiệm ở ÚC VÀ TÂN TÂY LAN ÐÃ KHÔNG CHỨNG TỎđược sự

tăng hữu hiệu này.

Ở VÙNG nhiệt đới hiện nay việc phát triển đồng cỏ nhân tạo còn tương đối mới nên việc mức áp dụng của phương pháp này rất giới hạn. Tuy nhiên khi áp dụng những đồng cỏ đặc biệt được tưới nước, bón phân và có giá trị dinh dưỡng cao thì phương pháp sử dụng trên các đồng cỏđặc biệt này song song với những đồng cỏ kém chất lượng hơn, sẽ bảo

đảm được mức sản xuất của gia súc trong mùa khô. Có thể thay đổi hàng rào điện bằng người chăn nuôi hay dây buộc, diện tích tiêu thụđược giới hạn bởi bán kính và chiều dài sợi dây.

7.1.1.d.Sử dụng hoãn trì (deferred grazing)

Có thể xem đây là một phương pháp luân phiên trong đó đồng cỏ không được sử dụng trong một thời kỳ quan trọng nào đó của chu kỳ sinh trưởng để thực vật được trưởng thành hơn. Bằng cách này ngọn và lá sẽ nhiều hơn, hạt được tạo ra sẽ cao hơn. Thường

đồng cỏ lọai này chỉđược sử dụng vào mùa khô, lúc đó sự sinh trưởng chậm lại và phẩm chất sẽ giảm vì cây cỏ già đi. Vì vậy, mặc dù rẽ tiền và tiện lợi, phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những đồng cỏ nào mà phẩm chất còn giữ được tương đối cao sau mùa

sinh trưởng. Panicum maximum và Cynodon plectostachyus là những loại cỏđược thông dụng theo cách này ở Nigeria.

7.1.2. Sử dụng gián tiếp

Ðồng cỏ có thể sử dụng gián tiếp bằng cách cắt về cho ăn tươi tại chuồng hoặc bằng cách chế biến để dự trữ cỏ khô, cỏủ chua.

Cỏ tươi (zero grazing): gia súc được ăn cỏ tươi cắt từđồng cỏ mỗi ngày. Phương pháp này có ưu điểm là hữu hiệu hơn cách sử dụng luân phiên khi chăn thả vì cỏđược cắt đều (bằng máy hoặ thủ công) nên không có sự lựa chọn của thú, vì thế mức sử dụng gần 100%. Ngoài ra còn có thể tránh được sự hư hại do việc giẫm đạp của gia súc và do sự

bài tiết của chúng. Ðồng cỏ có thểđược sử dụng đúng lúc, phù hợp với sinh trưởng của thực vật, và không cần phải rào chắn phân lô. Tuy vậy phương pháp này cũng có một số

bất lợi như cần đầu tư máy cắt hoặc nhân lực, việc hoàn trả lại cho đồng cỏ phân và nước tiểu cũng khó khăn và tốn kém. Ngoài ra còn phải xây dựng chuồng trại và phải nuôi một số lượng gia súc tương đối lớn mới có hiệu quả kinh tế cao.

Cỏ khô (hay): cỏ khô được dùng xen kẻ với các phương cách trên ở những vùng mà việc cung cấp thức ăn xanh không thể quanh năm do giới hạn của điều kiện thời tiết. Cỏđược cắt phơi khô dự trữ khi năng suất của đồng cỏ cao hơn nhu cầu của đàn gia súc. Thời gian cắt tốt nhất trong chu kỳ sinh trưởng của cỏ là lúc mới trổ bông để vừa có năng suất khá và phẩm chất tốt (xem thêm phần chế biến và dự trữ cỏ khô).

Cỏủ chua hay dưa cỏ (silage): trong khi việc cắt và dự trữ cỏ khô đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian thích hợp và thực vật đồng cỏ phải khá trưởng thành thì việc ủ chua cỏ là phương pháp rất hữu hiệu để tồn trữ cỏ non có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời ít tốn kém và không lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Phương pháp ủ chua cũng áp dụng được cho cỏ trưởng thành nhưng phải cắt cỏ nhỏđể có thể nén kỹ.

7.2. PHƯƠNG PHÁP BO TRÌ ÐNG C

Nếu được sử dụng và bảo trì đúng cách thì năng suất của đồng cỏ có thểđược duy trì ở

mức cao trong nhiều năm. Tuy nhiên nếu các đồng cỏ dài hạn không được sử dụng đúng cách thì năng suất kém dần và các giống tốt sẽ bị loại và được thay thế dần bằng những giống thích hợp hơn nhưng chất lượng kém hơn.

Các phương pháp bảo trì đồng cỏ thường dùng là: 7.2.1. Ðốt đồng.

Rất thông dụng ở miền nhiệt đới vì hữu hiệu và rẽ tiền nhất. Tuy vậy đốt đồng cũng có những điểm bất lợi sau: (i) làm mất lượng hữu cơ trong đất, (ii) làm đất trơ trọi và bị xói mòn và (iii) đôi khi loại bỏ các giống tốt, tạo điều kiện các nhóm kém hơn phát triển. Mục đích của việc đốt đồng là loại bỏ những gốc cỏ khô vô dụng. Thường người ta đốt

đồng khi mới bắt đầu mưa và chỉ đốt vào những ngày có gió mạnh. Gió mạnh làm lửa cháy nhanh và nóng, lửa chỉ lướt qua lớp mặt nên phần rễ - phần thân dự trữ không bịảnh hưởng. Và lúc mới bắt đầu mưa thì thường mưa nhỏ nên đất và tro - các khoáng chất không bị cuốn đi.

7.2.2. Cắt cỏ.

Nếu lượng cỏ già không nhiều lắm và nếu có phương tiện và điều kiện thì nên cắt thay vì

đốt.

7.2.3. Hoàn trả lại phân và nước tiểu

Việc hoàn trả dưỡng chất cho đồng cỏ rất quan trọng đối với tất cả các phương pháp sử

Việc hoàn trả dưỡng chất thể lỏng bằng cơ giới tỏ ra hữu hiệu hơn ở thể khô, tuy có tốn kém hơn.

7.2.4. Bón phân hóa học cho đồng cỏ.

Ðây là phương cách hữu hiệu nhất để duy trì năng suất cho đồng cỏ và việc mất dưỡng chất từđất là không tránh được. Mặt khác, việc bón phân đúng lúc với số lượng thích hợp có thểđảm bảo năng suất của gia súc được cao liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ước tính trung bình cho biết lượng mất hàng năm trên 1 ha đồng cỏ có khả năng sản xuất 6000 lít sữa là khoảng 160 kg sulphat ammonium, 60 kg super phosphat, 30 kg KCl. Với mỗi ha nuôi 2,5 bò thịt (từ bò con) thì hàng năm mất đi 120 kg sulphat ammonium, 75 kg super phosphat, 40 kg vôi và 5 kg KCl. Nếu các lượng trên không hoàn trả bằng phân, nước tiểu và phân hóa học thì đồng cỏ sẽ suy kém ngay trong một thời gian rất ngắn. Những loại phân cần thiết lúc thành lập cũng là nhũng loại phân thường dùng.

Ở VÙNG nhiệt đới vai trò của phân N rất quan trọng và cần được sử dụng đúng cách. Bón quá nhiều N thì cỏ sẽ lấn áp đậu, mặt khác nhiều loại cỏ nhiệt đới thường chỉ tăng lượng chứ không tăng phẩm khi được bón phân đạm. ở những nước giá phân N cao và nếu đậu là thành phần hữu hiệu của đồng cỏ thì đậu sẽ là nguồn đạm rẻ tiền nhất. Tuy nhiên ở những nước chăn nuôi tiên tiến, việc sử dụng thêm phân N rất thông dụng, đặc biệt trong việc làm cỏủ chua để tăng lượng N trong cỏđược cắt. Phân nên bón khoảng 2 tuần trước khi cắt.

Phân P rất cần thiết và thông dụng, đặc biệt là đất đồng cỏ vùng nhiệt đới thường nghèo lân. Mức sử dụng thông thường là bón thêm 100-200 kg super phosphat hàng năm cho mỗi ha đồng cỏ.

Phân K cũng rất cần thiết ở những vùng nghèo K, đặc biệt là đối với cây họđậu.

Mo là khoáng vi lượng quan trọng nhất, kế đến là Zn và Cu. THƯỜNG NGƯÒI TA BÓN LẠI CHÚNG SAU 3-4 NĂM.

7.3. CÔNG TÁC NGHIÊN CU KHOA HC V ÐNG C

Cũng như các ngành khoa học khác, việc phát triển đồng cỏ rất cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu vềđồng cỏ thường phưc tạp hơn khi so với các lãnh vực khác trong nông nghiệp vì có sự hiện diện của gia súc và nhất là sự cạnh tranh của các giống thực vật trong đồng cỏ.

Một chương trình nghiên cứu đầy đủ cần phải bao gồm các giai đọan sau: Sưu tập và du nhập những giống mới.

So sánh để xác định giá trị của những giống mới. Sản xuất hạt giống.

Xác định phương cách thành lập đồng cỏ thích hợp.

Xác định năng suất và giá trị dinh dưỡng của những giống mới dưới những điều kiện quản lý, sử dụng và tồn trữ khác nhau.

Xác định phương cách tồn trữ thích hợp.

Xác định ảnh hưởng của chúng đến sự phì nhiêu đất đai, đến môi trường. Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác quân bình với những giống mới.

Chương trình nghiên cứu đối với các đồng cỏ thiên nhiên cũng gần tương tự. Mặt khác, việc sử dụng các đồng cỏ thiên nhiên này song song với các đồng cỏ nhân tạo cần phải

được chú ý đến.

Ở CÁC VÙNG chăn nuôi mới phát triển trong giai đoạn đầu như ở Việt nam, việc tìm kiếm để nhập nội và thử nghiệm các giống thích hợp là điều quan trọng nhất. Song song

Phát triển một hệ thống nông nghiệp quân bình là tạo ra sự phối hợp cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Trên cơ sởđó, nguồn thu nhập của các cơ sở chăn nuôi sẽđược trải đều hơn. Ngoài ra, hộ thống này còn đảm bảo độ phì nhiêu và năng suất của nông trại được lâu dài. Lối canh tác này đòi hỏi nhiều ở người làm công tác khoa học kỹ thuật và quản lý

ở cơ sở không những phải có nhiều kinh nghiệm về canh tác các loại hoa màu mà còn phải thông suốt về cách thành lập, quản lý, sử dụng và bảo trì đồng cỏ lẫn gia súc. Cách làm ăn riêng lẽ thường dẫn đến hình thức độc canh. Nhưng một hệ thống canh tác không quân bình như thế sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, bất lợi trong nông nghiệp và nhu cầu hợp tác liên kết dưới nhiều mức độ khác nhau nảy sinh để tiến hành các dạng luân canh thích hợp.

---

Chương 8.

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 53 - 57)