THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 41 - 43)

THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG BỔ SUNG VITAMIN

4.3. THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG

Thành phần hóa học của nhiều loại thức ăn và hỗn hợp của chúng cho thấy thường không thỏa mãn nhu cầu của gia súc gia cầm về một loại khoáng chất nào đó. Ngoài ra các thức

ăn thực vật, trừ những cây mọc trên vùng đất mặn đều nghèo NaCl, nên cần thường xuyên cho động vật nuôi muối ăn bổ sung.

4.3.1. Muối ăn

Việc bổ sung muối ăn cho các khẩu phần heo, gà cần tuân thủ MỨC KHUYẾN CÁO. Ở

GIA SÚC nhai lại và ngựa thì ngoài lượng muối tiêu chuẩn trong thức ăn hỗn hợp, chúng còn được ăn tự do qua hình thức bánh liếm.

Nhu cầu muối ăn ở gia súc nhai lại tăng lên khi nuôi dưỡng trên cơ sở thức ăn ủ chua vì chúng tăng tiết bicarbonat natri để trung hòa các acid hữu cơ (pH dạ cỏ 6,5-7 khi ăn cỏ và cỏ khô; và 3,8-4,3 khi ăn cỏ chua).

1 kg muối ăn thương phẩm trung bình có 380-390 g Na và 585-602 G CL. Ở NƯỚC TA KHUYẾN CÁO dùng muối cục nghiền, vì ngoài NaCl muối chưa tinh chế còn chứa một số khoáng đại lượng và vi lượng khác như K, Ca, Mg ...

Người ta tính rằng khi dinh dưỡng đúng mức, mức sử dụng muối hàng năm cho một đầu gia súc như sau: bò vắt sữa 26 kg; bê nghé 11 kg; cừu, dê 3,7 kg; heo nái 11 kg và ngựa trưởng thành 18 kg.

4.3.2. Thức ăn bổ sung Ca. 4.3.2.a. Ðá phấn và đá vôi

Ðá phấn (chalk) và đá vôi (limestone) được dùng để khắc phục sự thiếu Ca trong khẩu phần của vật nuôi. Trung bình, đá phấn chứa 37% Ca; 0,5% K; 0,18% P; 0,3% Na; 5% Si. Trong đá vôi, ngoài 32-33% Ca, còn chứa 0,5% Fe; 2-3% Mg; 3-4% Si; 0,2% S. Ngoài ra, trong đá vôi đôi khi còn có Fluor và chì, thậm chí khá nhiều, vì vậy trước khi chế biến đá vôi làm T¡GS cần tiến hành phân tích hàm lượng F và Pb để tránh ngộđộc. Ðộ mịn thích hợp khoảng 0,15-0,2 mm.

Vôi tôi (vôi chết) muốn dùng làm T¡ bổ sung Ca nên để qua 5-6 tháng trước khi ăn. Không nên cho vật nuôi ăn vôi mới tôi hoặc vôi sống (CaO).

4.3.2.b. Bột vỏ sò (ground oyster shell), bột vỏ trứng (egg shell flour)

Vỏ các loại sò, ốc sau khi xử lý nhiệt để đốt cháy hết chất hữu cơ được nghiền nhỏ để

làm thức ăn bổ sung Ca cho vật nuôi. Cách chế biến vỏ trứng cũng tương tự. Ðộ nghiền không nên quá 0,4 mm, nhưng cũng không nên quá mịn. Bột vỏ sò, bột vỏ trứng là nguồn thức ăn Ca rất tốt cho gia cầm, trung bình có 37% Ca.

4.3.3. Thức ăn bổ sung vừa Ca vừa P.

4.3.3.a. Bột xương (feeding bone meal, steam bone meal)

Ðược sản xuất từ phụ phẩm chế biến thịt, đặc biệt là ở các phần xương làm giò, chả, xúc xích. Thành phẩm có màu hơi xám độ mịn lọt qua sàng 0.4 mm.

1 kg bột xương với 6% độ ẩm chứa 326 g Ca và 152 g P, có giá trị năng lượng tương

đương với 0,25 ÐVT¡, nên được xem như là một thực liệu quí bổ sung Ca và P cho heo và gia cầm. Cần lưu ý khi tồn trữ bột xương vì chúng rất dễ bị hỏng do vi sinh vật. Bột xương bị hỏng chỉ nên dùng làm phân bón.

4.3.3.a. Các phosphat T¡GS

Chúng được sử dụng để khắc phục sự khiếm khuyết P và Ca trong khẩu phần vật nuôi. Nguyên liệu cơ bản để chế biến là các phosphat thiên nhiên. Người ta không sử dụng trực tiếp đá phosphat nghiền để làm thức ăn vì hàm lượng F chứa trong chúng (3,5-4%) có thể

gây ngộ độc nặng và làm hư hỏng răng trâu bò và heo. Ðộ độc của F được coi là từ

0,003% VCK trong khẩu phần.

Bảng 4.9. Thành phần của các loại phosphat thức ăn, %.

Loại phosphat P Ca N Mức hấp thu của phosphat (%) Phosphat Monocalcic 24 18 - 90 Phosphat Dicalcic (kết tủa) 20 24 - 83 Phosphat Tricalcic Ngoại hạng 18 34 - 80 Loại I 12 30 - 80 Phosphat Monoammonium 24 - 12 90 Phosphat Diammonium 23 - 19 86

Các phosphat đã khử F được sản xuất ở các nhà máy hóa chất. Cũng như bột xương, các phosphat thức ăn đã khử F không được chứa quá 2% F.

4.3.3.c. Tủa phosphat T¡GS

Ðây là một thứ bột tinh thể có màu từ trắng đến xám, thu nhận được từ xương phế phẩm của ngành chế biến gelatin. Trong bột này chứa phospho không dưới 16%, Ca không quá 22%; chì không quá 0,012% và F không quá 0,2%. MỨC HẤP THU ÐẠT 83%. Ở các nước công nghiệp phát triển loại bột tủa này rất được ưa dùng trong các khẩu phần heo

sau cai sữa và heo vỗ béo, cũng như gia cầm. Tủa phosphat dicalcic đề cập đến ở trên cũng được heo hấp thu tốt hơn loại tricalcic.

4.3.4. Các muối khoáng vi lượng.

Trong chăn nuôi các dạng sulphat của khoáng vi lượng rất thường được sử dụng nhằm khắc phục sự khiếm khuyết trong khẩu phần của các loại gia súc, gia cầm.

Bảng 4.10. Các hệ số chuyển đổi giữa hàm lượng khoáng nguyên tố và muối của chúng.

Khoáng Muối vi lượng Hệ số chuyển đổi Nguyên tố Muối thành

thành muối nguyên tố

Mangan Sulphat Mangan (MnSO4.5H2O) 4,545 0,221 Carbonat (MnCO3) 2,3 0,435 Clorur (MnCl2.4 H2O) 3,597 0,278 Kẽm Sulphat (ZnSO4.7H2O) 4,464 0,225 Carbonat (ZnCO3) 1,727 0,58 Oxid (ZnO) 1,369 0,723 Sắt Sulphat (FeSO4) 5,128 0,196 Sulphat (CuSO4) 4,237 0,237 Ðồng Carbonat (CuCO3) 1,815 0,553 Cobalt Sulphat (CoSO4.7 H2O) 4,831 0,207 Clorur (CoCl.6 H2O) 4,032 0,248

Carbonat (CoCl3) 2,222 0,451 Iod Iodur Kali (KI) 1,328 0,754 Iodat Kali (KIO3) 1,965 0,59

Trong dinh dưỡng động vật người ta còn đề cập nhiều đến sự thiết yếu của selenium (Se) và đã có đề nghị bổ sung nguyên tố vi lượng này nếu khẩu phần bị thiếu. Dạng sử dụng là các muối của Natri như selenat (NASEO4) VÀ SELENIT (NASEO3).

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)