THỨC ĂN BỔ SUNG VITAMIN

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 43 - 45)

THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG BỔ SUNG VITAMIN

4.4. THỨC ĂN BỔ SUNG VITAMIN

Bao gồm các chất bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tinh chế trong công nghiệp. 4.4.1. Thức ăn có nguồn gốc tự nhiên

Bột cỏ (legume or grass meal), bột lá xanh (greenleaf meal)

Khi sấy nhân tạo thức ăn xanh người ta thu được bột cỏ hoặc lá xanh sau khi đem nghiền mịn. Nhờ bốc hơi nước nhưng dưới nhiệt độ cao, cỏ sấy ít bị hao hụt dưỡng chất so với phơi nắng hoặc ủ chua.

Công nghệ chế biến bột cỏ gồm các công đoạn sau đây:

(1) Cắt cỏ trên đồng và cắt ngắn cở 3cm bằng máy, chuyển qua máy kéo vận chuyển. (2) Chở về xưởng chế biến và nạp nguyên liệu vào thiết bị sấy.

(3) Sấy đến ẩm độ qui định (9-12%). (4) Tiến hành đóng viên (nếu có thiết bị). (5) Làm nguội đến nhiệt độ môi trường. (6) Ðóng gói bảo quản.

Năng suất của thiết bị sấy, lượng cỏ xanh cần thiết và tiêu tốn nhiên liệu cho 1 tấn bột cỏ

Bảng 4.12. Tiêu tốn thức ăn xanh và nhiên liệu để sản xuất 1 tấn bột cỏ theo độ ẩm của nguyên liệu.

Chỉ tiêu Ðộ ẩm của cỏ, %

Tiêu tốn sinh khối xanh, tấn 6,0 4,5 3,6 3,0 2,6 Tiêu tốn nhiên liệu, Diesel 470 330 220 180 150 Năng suất thiết bị sấy, % 52 74 100 132 160

Như vậy khi ẩm độ của nguyên liệu xanh giảm thì hiệu suất sử dụng thiết bị sấy tăng lên

đáng kể và dĩ nhiên tiêu tốn nhiên liệu và giá thành sản xuất hạ xuống.

Trong sản xuất cỏ thường được hong khô sơ bộ ngoài đồng. Thời gian hong khô dưới nắng tốt không quá 2-4 giờ, trong khoảng thời gian này mức phân hủy caroten vào khoảng 2-3% trong 1 giờ. Càng kéo dài thời gian hong khô thì càng làm mất caroten và protein. Tuy nhiên, khi giảm ẩm độ cỏ từ 80 xuống 70% thì năng suất của thiết bị được tăng lên 1,5-1,8 lần.

Khi chọn lựa công nghệ cần tính đến từng trường hợp cụ thể về các điều kiện sản xuất địa phương của cơ sở, cũng như hàm lượng caroten và protein trong khối xanh. Khi thu hoạch cỏ ở giai đoạn còn non có hàm lượng caroten cao (>250-350 mg/kg VCK) thì có thể hong khô ngắn hạn trên đồng mà vẫn có thể thu được sản phẩm có chất lượng cao. Bột cỏ, bột lá là một loại thức ăn giàu vitamin và protein. Giá trị dinh dưỡng và giá trị

sinh học của nó phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu. Nếu tuân thủ qui trình chế

biến thì sự hao hụt dưỡng chất chỉ vào khoảng 6-8%.

Bảng 4.14. Thành phần dinh dưỡng của một số loại bột cỏ (D.T.Liêm, P. Hồng và L.Q. Kiếm, 1978)

Loại bột cỏ VCK Ðạm Béo FE???? ME (Kcal/kg) Caroten (mg/kg) Rau muống 72,27 19,12 5,32 11,7 1850 154 Rau lang 87,95 20,12 4,2 15,44 2050 139 Ðậu ma 93,76 13,54 4,02 29,51 1437 294 Ðậu Siratro 86,68 17,01 1,54 223 Ðậu kudzu 95,86 18,11 3,91 31,24 1412 253 Ðậu tương bò 93,55 16,47 3,71 29,25 1525 208 Ðậu Ðồ sơn 88,08 19,22 3,84 16,71 2075 446 Ðậu Stylo 92,27 13,3 1,59 24,34 305 Bình linh 94,13 16,92 5,88 18,4 275 Lá khoai mì 92,68 25,6 5,06 14,5 669

Tỷ lệ bổ sung của bột cỏ tùy thuộc vào nhu cầu của vật nuôi và chất lượng của bột cỏ. Nói chung, mức sử dụng ở gà thịt 2-3%, gà đẻ 5-8%, heo tùy theo mức xơ cho phép có thể sử dụng với tỷ lệ từ 3-8% khẩu phần. Bột cỏ, bột lá được ưa chuộng trong chăn nuôi heo, gà công nghiệp và bán công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về caroten và vitamin A,

đặc biệt là các sắc tố vàng đối với gà thịt và trứng. Ngoài ra, bột cỏ còn là một nguồn cung cấp tốt vitamin nhóm B.

Ðể đảm bảo hạn chế sự tổn thất caroten, dưỡng chất quí nhất trong bột cỏ, cần tồn trữ

tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ lạnh (sau 6 tháng còn được 40% caroten ở 20oC so với 28% ở 25oC và đến 90% ở 23oC), và chống sự oxid hóa bằng cách chứa trong môi trường không có oxy hoặc thêm vào các antioxidant như xanthoquin 0,015%, BHA hoặc BHT 0,05%. Tốt nhất là bảo quản trong môi trường khí N2 hoặc CO2, sau 9 tháng hao hụt không quá 10%.

4.4.2. Vitamin tinh chế

GỒM CÁC LOẠI PREMIX VITAMIN, PREMIX VITAMIN- KHOÁNG. ---

CHƯƠNG 5

ÐNG C NHIT ÐI

5.1. MT VÀI KHÁI NIM

5.1.1. Ðng c

Hiện nay chưa có một định nghĩa thỏa đáng nào cho danh từ "đồng cỏ". Có người đề nghị

danh từ "đồng cỏ" (passture, grassland) để chỉ những diện tích trồng cỏ (vĩnh viễn hay tạm thời), còn những đất đai sử dụng để chăn thả (có người đề nghị gọi là chăn dắt), súc vật sống chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên, thì gọi là bãi chăn (grass-land, grazing-ground). Ta có thể hiểu đồng cỏ là một tập hợp thực vật mọc trên một diện tích rộng nào đó. Trong

đồng cỏ có 3 nhóm cây chính: cỏ, cây họđậu và cỏ dại. 5.1.2. Cỏ (grass)

Cỏ là danh từ dùng để chỉ những cây cỏ thuộc họ Hòa thảo (Graminae). Ðó là những cây thân mềm, có rễ chùm, nhánh, gié, chồi phụ phát triển ở gần mặt đất. Ðịnh nghĩa này tuy không được hoàn toàn nhưng ta loại được một số cây. Ví dụ: tre, lau, sậy là những cây

đơn tử diệp, có rễ chùm nhưng vì thân không mềm nên ta không xếp vào. 5.1.3. Cây họđậu (Legumes)

Họ đậu (Leguminosae) là họ lớn nhất trong thực vật. Trong đồng cỏ, cây họ đậu trồng không phải để lấy trái và hạt mà là để lấy thân lá và sử dụng khả năng cộng sinh của nó trong sự phì nhiêu của đất đai.

5.1.4. Cỏ dại (Weeds)

Người ta gọi cỏ dại là tất cả những cây cỏ nào mọc ở chỗ mà người ta không muốn nó mọc. Ví dụ: mùa trước trồng khoai mỡ, mùa sau trồng bắp, khoai mỡ còn sót mọc lại thì khoai mỡ là cỏ dại. Trong đồng cỏ, một số cây dại lạđược nghiên cứu để tránh ngộđộc cho thú.

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)