PHƯƠNG PHÁP MÒ MẪM (Trial and error method)

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 92 - 93)

14. 2.CHẤT ÐỘC CÓ SẴN TRONG THỰC LIỆU

15.4. PHƯƠNG PHÁP MÒ MẪM (Trial and error method)

Trong thí dụ sau đây phương pháp mò mẫm được dùng với sự chú ý đến 2 yếu tố là năng lượng và protein. Protein thô thường được sử dụng hơn protein tiêu hóa trong phần lớn TAHH, khoảng 80% protein tổng số là protein tiêu hóa.

Thí dụ: Một người chăn nuôi bò sữa có một bò sữa nặng 650 kg cho sản lượng sữa hàng ngày 27 kg, sữa có 4% béo. Ông ta cho bò ăn mỗi ngày 6,8 kg cỏ alfalfa khô và 20 kg bắp ủ chua. Ngoài ra ông còn có sẵn bắp hạt, yến mạch và bánh dầu đậu nành. Phải dùng hỗn hợp concentrate như thế nào để đáp ứng nhu cầu của bò sữa này, chủ yếu là năng lượng và protein.

Trước khi tính toán, chúng ta cần nhắc lại một sốđiểm tổng quát:

(1) TDN trong khẩu phần hoàn chỉnh của bò sữa cần từ 70% trở lên, tốt nhất là 74-75%. (2) Cần thêm 1% muối ăn và 1% hỗn hợp khoáng thấp Ca, giàu P và các khoáng vi lượng vào khẩu phần thức ăn hạt. Muối và hỗn hợp khoáng có thểđược cho ăn riêng trong một máng 3 ngăn.

(3) Vitamin A và vitamin D sẽ được thêm vào khẩu phần ở mức 1.00 P UI vit A và L50 UI vit D cho mỗi lb thức ăn hỗn hợp.

(4) Các thực liệu có sẵn chứa thành phần dinh dưỡng trung bình như sau (tính theo dạng cho ăn):

Bước 1: Xem bảng ta được nhu cầu hàng ngày của bò sữa (nặng 650 kg, 27 kg sữa 4% béo) như sau:

TDN (kg) CP (kg) Duy trì 4,5 0,77 Sản xuất sữa 9 2,13 Tổng cộng 13,5 2,9

Bước 2: Thức ăn thô cung cấp được: TDN (kg) CP (kg)

6,8 kg cỏ alfalfa khô 3,42 1,05 20 kg bắp ủ chua 3,26 0,4 Tổng cộng 6,68 1,45

Bước 3: Như vậy lượng concentrate phải cung cấp: TDN (kg): 13,5 - 6,68 = 6,82 CP (kg): 2,9 - 1,45 = 1,45 Bước 4: Giả sử ta trộn một hỗn hợp concentrate I gồm 318 kg bắp hạt, 127 kg yến mạch, 4,5 kg phosphat monosodium và 4,5 kg muối ăn. Thành phần TDN và CP của hỗn hợp như sau: TDN (kg) CP (kg) 318 kg bắp 258 30,5 127 kg yến mạch 86 15 4,5 kg phosphat monosodium - - 4,5 kg muối - -

Tổng cộng 344 (75%) 45,5 (9,9%)

Bước 5: Lượng concentrate I cần đểđáp ứng nhu cầu TDN còn thiếu 6,82 : 75% = 9,1

Bước 6: Lượng CP tương ứng với 9,1 kg concentrate I sẽ là: 9,9% x 9,1 = 0,9 (chưa đủ so với 1,45 kg còn thiếu). Như vậy cần phải thay thế một lượng thức ăn hạt bằng bánh dầu

đậu nành đểđáp ứng nhu cầu về protein. Bước 7: Thử thay thế 69 kg bắp hạt bằng 69 kg bánh dầu đậu nành. Hỗn hợp II sẽ chứa: TDN (kg) CP (kg) 252 kg bắp 202 24 128 kg yến mạch 86 15 69 kg BD đậu nành 49 31,5 4,5 kg phosphate - - 4,5 kg muối - - Tổng cộng 337 (73,7%) 70,5 (15,4)

Bước 8: Ðể cung cấp 6,82 kg thiếu ta phải cần một lượng concentrate II là: 6,82 : 73,7% = 9,3 kg.

Và để cung cấp 1,45 kg CP thiếu, lượng concentrate II cần thiết là: 1,45 : 15,4% = 9,4 kg.

Như vậy ta chọn mức bổ sung concentrate II cho bò sữa nói trên là 9,4 kg/ngày, và khẩu phần hàng ngày của bò sữa này gồm có: TDN (kg) CP (kg) 6,8 kg cỏ alfalfa khô 3,42 1,05 20 kg bắp ủ chua 3,26 0,4 9,4 kg concentrate II 7 1,46 Tổng cộng 13,68 2,91 (Ðầu trang)

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)