VAI TRÒ CỦA ÐỒNG CỎ TRONG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 46 - 48)

THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG BỔ SUNG VITAMIN

5.3. VAI TRÒ CỦA ÐỒNG CỎ TRONG NÔNG NGHIỆP

Ðể gia tăng giá trị tổng sản lượng việc trồng cỏ trong hệ thống luân canh hoặc xây dựng những đồng cỏ nhân tạo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Ðồng cỏ chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp thể hiện qua 4 vai trò lớn:

5.3.1. Vai trò của đồng cỏ trong chăn nuôi

Gia súc được loài người xem như là những cổ máy chế biến thực phẩm vì chúng có khả

năng biến đổi những thực liệu thô thành một loại thực phẩm rất quí cho con người: chất

đạm. Gia súc nhai lại còn có khả năng cao hơn trong việc sử dụng những cây cỏ vô giá trị để sản xuất nên những thực phẩm có giá trị. Sự biến chuyển này thực hiện được nhờ các vi sinh vật sống trong bộ máy tiêu hóa (chủ yếu là dạ cỏ) của thú. Nuôi đại gia súc thực ra là nuôi vi khuẩn, từ sự tiêu thụ cellulose ta có quá trình tổng hợp thành protein, lipid và carbohydrate. Gia súc nhai lại chính là nơi để sử dụng triệt để sự quang hợp, chính nó là cầu nối để tận dụng vì chất cellulose là sản phẩm nhiều nhất của thực vật.

Trong việc sử dụng thức ăn thì cho thú ăn tại chổ là rõ nhất. Nếu lấy tổn phí việc nuôi thú tại đồng cỏ để so sánh (100) thì đối với cỏ khô cắt là 224, rơm 235, nuôi bằng thức ăn hỗn hợp và bánh dầu là 500. Sử dụng đồng cỏđể sản xuất thịt thì một hecta sản xuất được 1 tấn thịt/1 năm, còn trồng hoa màu khác để cho thú ăn thì chỉđược 200-300 kg/năm. 5.3.2. Vai trò của đồng cỏđối với sự phì nhiêu của đất đai

Ðặc tính lý học của đất chịu ảnh hưởng nhiều bởi lượng chất hữu cơ trong đất. Khi có nhiều chất hữu cơ (mùn) thì đất có kiến trúc tốt, giữa những hạt đất có các khe trồng làm cho đất xốp.

Về phương diện hữu cơ: khi trồng cỏ sẽ tạo ra một lượng chất hữu cơ khá lớn trong đất là rễ. Cỏ có tỉ lệ thân lá/rễ là 1/1. Ngoài ra sau khi cho gia súc ăn cỏ tại chỗ hay cắt về

chuồng, phân súc vật sẽđược trả lại cho đất. Như vậy tất cả các bộ phận của cỏđều được trả vềđất.

Cỏ có rễ chùm mọc rất sâu ảnh hưởng đến việc tạo các tụđất khi mọc chen vô đất, là một chất sống giúp vi sinh vật hoạt động, kết hợp những đất rời rả thành tụđất. Khi rễ chết sẽ để lại các khoảng trống cho đất.

Trồng cỏ làm số trùng đất tăng lên rất nhiều. Trùng trong đất ăn vi sinh vật, chất hữu cơ, bài tiết ra phân, khoáng chất, lượng trùng rất lớn nên rất xốp.

5.3.2. b. Ðồng cỏ và sự phì nhiêu hóa học

Về phương diện N: cây họ đậu nhờ hiện tượng cộng sinh với Rhizobium tổng hợp được N từ khí trời cung cấp cho cây. Ước lượng hàng năm có khoảng 103 triệu tấn phân N mang lại nhờ hiện tượng cộng sinh.

Ở TÂN TÂY Lan đồng cỏ Trifolium repens hàng năm cung cấp 400-600 kg N/ha tương

đương với 800 kg phân urê, ở Mỹ là 200-300 kg N/ha. Ðậu ma cung cấp 140 kg N/ha ở

Malaysia. Ở VIỆT NAM ÐỒNG CỎ THÍ nghiệm Desmodium uncinatum cung cấp 160 kg N/ha.

Hút dưỡng chất từ dưới sâu lên: phần lớn có những cây có khả năng sản xuất cao thường rễ cạn nên ta phải bón phân thêm và có thể kiểm soát về dưỡng liệu nhờ rễ cạn. Cây đồng cỏ nhờ sống lâu nên cây có phương tiện phát triển, người ta chọn những cây có rễ sâu nên có thể hấp thu được các dưỡng liệu bị trực di ở sâu đem lên lá, hoa; thú ăn xong bài tiết ra trả lại. Như vậy trồng cỏ thì dưỡng liệu được mang từ sâu lên trong khi đó thì những loại hoa màu khác không sử dụng được vì rễ cạn.

Người ta ước tính mỗi ha đồng cỏ mang lại cho đất hàng năm khoảng 18 kg K, 25 kg N, 25 kg Ca, 20 kg Mg và nhiều chất vi lượng khác như Cu, Zn, Fe, Mn ...

5.3.3. Vai trò của đồng cỏ trong sự chống xói mòn đất đai

Nước mưa và gió là 2 tác nhân, gây ra sự xói mòn đất đai, đất chống xói mòn cần có một lớp cỏ mọc ởđất mặt.

5.3.3.a.Chống sự xói mòn của nước mưa

Ðất xốp làm cho nước thấm ở các kẽ hở, nếu không có những kẽ hở này nước sẽ chảy tràn. Cỏ do có rễ chùm nên làm cho đất dễ thấm nước và không bị cuốn đi. Mặt khác giọt mưa rơi xuống sẽ làm vỡ các tụđất, bịt các kẽ hở lại gây ra hiện tượng đóng ván trên mặt làm nước chảy tràn. Ðể tránh ảnh hưởng của những giọt mưa rơi xuống đất người ta có thể trồng hoa màu nhưng không tốt bằng trồng đồng cỏ vì hoa màu có khoảng cách thưa hơn. Nếu đất không được bảo vệ, cơ cấu của đất sẽ bị hủy hoại rất mau.

5.3.3.b.Chống sự xói mòn của gió

Gió có vận tốc lớn ở sát lớp mặt sẽ cuốn đất đi, mặt khác gió còn làm giảm đặc tính lý học của đất vì kéo nhừng hạt đất nhỏ làm bít khoảng trống giữa các tụ đất. Có những vùng trồng loại cốc bị gió bão lôi đi hàng năm đến 500 tấn đất này/ha, nhưng các bãi cỏ

chỉ mất hàng năm khoảng 100 kg đất màu.

Hiện tượng xói mòn cũng xảy ra ngay trong phương pháp canh tác không hợp lý. Người ta nhận thấy đất trồng loại cốc hàng năm một ha mất đi 200 tấn đất màu, nơi nào trồng xen loại cốc và cây họ đậu thì chỉ mất khoảng 60 tấn. Do đó phương pháp canh tác tiên

tiến cũng như biện pháp trồng cỏ giữ đất là điều cần thiết trong điều kiện nhiệt đới ở

nước ta. Nếu sử dụng tốt, đồng cỏ cho một phương tiện che chở đất liên tục có thể sử

dụng 5-10 năm.

Tình hình xói mòn hàng năm đã lôi đi hàng trăm tấn đất màu làm cho chất dinh dưỡng trong cây trồng hay cây mọc tự nhiên không dồi dào nhất là đạm, lân và acid. Ðiều đó sẽ

làm cho phẩm chất giống gia súc bị ảnh hưởng rất lớn, năng suất sữa, thịt trứng không cao. Vì vậy vấn đề thâm canh đất đặt ra là cấp thiết.

5.3.4. Vai trò của đồng cỏ trong công tác bảo vệ thực vật

Trồng cỏ là một biện pháp bảo vệ mùa màng hữu hiệu và rẻ tiền nhằm ngăn lại ảnh hưởng của côn trùng, bệnh và mầm bệnh. Trồng luân canh với cỏ mầm bệnh sẽ giảm đi rất nhiều so với khi ta trồng liên tục một loại hoa màu nào đó trên một mảnh đất. Ngoài ra, khi thay đổi loại cây trồng và phương pháp canh tác cũng thay đổi thì côn trùng sẽ khó phát triển trong những điều kiện sinh trưởng khác.

Mặt khác cũng như côn trùng và bệnh, cỏ dại mọc hoang thích HỢP VỚI CÁCH CANH TÁC HOA MÀU. VÍ DỤ Ở Úc có một loại cỏ dại là Skelaton có nhu cầu sinh trưởng tương tự như lúa mì, trồng đến năm thứ 5 thì năng suất cỏ và lúa mì ngang nhau, cho nên người ta thường trồng lúa mì 3-4 năm thì trồng cỏđể nuôi cừu.

---

Chương 6

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)