DỰ TRỮ THỨC ĂN NHIỀU NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHƠI SẤY KHÔ

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 73 - 76)

DỰ TRỮ VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC

10.2. DỰ TRỮ THỨC ĂN NHIỀU NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHƠI SẤY KHÔ

PHƠI SY KHÔ

Thức ăn nhiều nước như các loại cỏ họ đậu, cỏ Hòa thảo cũng như một số loại khoai (khoai mì, khoai tây ..) nếu có điều kiện thích hợp, được chế biến bằng cách phơi khô để

dự trữ. Trong mục này chúng ta sẽ nghiên cứu chủ yếu là việc phơi khô cỏ.

Nghiên cứu của Zafren về hiệu quả sản xuất thức ăn từ cỏ trên các đồng cỏ hỗn hợp cỏ đậu có năng suất chất xanh bình quân 15 tấn/ha, với nhiều dạng và cách chế biến dự trử

khác nhau, cho thấy bột cỏ là phương pháp có hiệu quả nhất.

Bảng 10.3. Hiệu quả của phương pháp sản xuất thức ăn từ cỏ

Dạng thức ăn, cách sản xuất

10.2.1. Sự tổn thất dưỡng chất trong quá trình làm khô cỏ

Ðể hạn chếđến mức thấp nhất sự hao hụt dưỡng chất trong quá trình làm khô cỏ cần lưu ý các điểm sau đây:

- Thời điểm thu cắt cỏ: nhiều thí nghiệm cho thấy thời điểm thu cắt thích hợp để làm cỏ

khô đối với cỏ đậu khi ra nụ và bắt đầu trổ bông (không quá 10% quần thể), ở cỏ Hòa thảo là vào giai đoạn trổ bông. Tuy vậy, ở một số loại cỏ Ðậu thì chỉ nên thu hoạch vào thời kỳ nở hoa vì đó là giai đoạn hậu tích lũy dưỡng chất và sinh khối cao nhất.

- Tác dụng hô hấp của tế bào: cỏ cắt không chết ngay mà còn tiếp tục hô hấp, thường kéo dài đến khi ẩm độ còn 30-35%. Do vậy, cần phải làm khô cỏ nhanh để hạn chế tổn thất dưỡng chất do sự hô hấp (có thể từ 5-15%).

- Tác động cơ học: quan trọng nhất là rơi rụng lá khi phơi cỏ, sấy qúa lửa đối với phần lá và thất thoát do bụi bay trong quá trình nghiền thành bột cỏ, gây nên những tổn thất khoảng từ 5-15%.

- Tác động của ánh sáng mặt trời: bức xạ tử ngoại có khả năng biến đổi ergosterol có sẵn trong cỏ thành ergocalciferol (vitamin D2) cho nên cỏ phơi khô có nhiều vitamin D. Tuy nhiên bữ xạ này lại có tác dụng phá hủy vitamin A và caroten, nên chỉ phơi khô cỏ một nắng tốt đểđạt ẩm độ khoảng 45% rồi đánh thành đống hoặc đem vào bóng râm để tránh mất mát caroten.

- Tác động lên men vi sinh vật: ở độ ẩm 30-35% tế bào thực vật xem như đã chết hẳn nhưng vi sinh vật vẫn tiếp tục lên men. Khi phơi cỏ, nếu đánh đống không thích hợp thì sự lên men càng mạnh, nhiệt tỏa ra càng nhiều gây tổn thất khá lớn về dưỡng chất. Dưỡng chất bị lên men phân giải chủ yếu là carbohydrat, sau đó là protein. Ðộẩm không khí cao trong mùa mưa làm cho sự thoát nước từđống cỏ chậm, tác dụng hô hấp và lên men càng mạnh, nhiệt độ đống cỏ càng cao gây tổn thất nhiều các dưỡng chất, vì thếở

nước ta chỉ nên làm cỏ khô vào cuối mùa mưa và trong mùa khô.

- Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất giảm thấp: cỏ phơi sấy khô trở nên cứng, do đó khi ăn gia súc phải nhai nghiền nhiều, nhu động và sự co bóp của đường tiêu hóa tăng lên tiêu hao nhiều

năng lượng, dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa của các chất hữu cơ giảm súc so với ở cỏ tươi hay ủ

chua.

- Tổn thất caroten: ngoài tổn thất do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, caroten trong cỏ

còn bị hao hụt do tác động hô hấp và lên men, cũng như do nhiệt độ sấy và thời gian sấy. Hàm lượng caroten là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng chất lượng của cỏ khô, bột cỏ

cũng như các sản phẩm tương tự (bột cỏđóng viên, cỏ cắt ngắn sấy khô). 10.2.2. Nguyên lý và phương pháp làm khô cỏ

Ðể làm khô cỏ người ta có thể sử dụng ánh sáng mặt trời cùng với sự lưu thông tự nhiên của không khí, có kết hợp với sấy hay thông thoáng nhân tạo hoặc không, và sử dụng thiết bị sấy để làm khô nhanh chóng không cần phải phơi tự nhiên. Phơi cỏ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, tổn thất dưỡng chất lớn nhưng giá thành sản xuất thấp. 10.2.2.a.Phơi cỏ.

Có thể phơi cỏ ngay trên đồng sau khi thu hoạch hoặc phơi trên cọc, trên giá vừa mau khô, đồng thời tránh việc hư hao hoặc rụng lá (cây họ Ðậu) do ảnh hưởng của mưa rào. Phương pháp phơi cỏ tương đối đơn giản, tuy nhiên cũng cần có những hiểu biết nhất

định để tránh thiệt hại nhiều.

Cỏ sau khi cắt được phơi thành lớp mỏng rải đều trên đồng để mau khô. Nếu gặp nắng tốt chỉ phơi trong vài ngày độẩm của cỏ có thể giảm chỉ còn 25-30%, sau đó gom đống lại. Ðể tránh ảnh hưởng của ánh sáng gây tổn thất caroten, người ta có thể đánh đống sớm hơn, lúc đầu đánh đống nhỏ sau đó lớn hơn. Không nên phơi rải mỏng kéo dài vì từẩm

độ ban đầu giảm xuống độ ẩm 40-50% cỏ khô rất nhanh, nhưng về sau tốc độ bốc hơi nước chậm dần nên việc đánh đống sẽ thích hợp hơn để tránh tổn thất nhiều khi thời gian phơi kéo dài.

10.2.2.b.Sấy cỏ

* Sấy lạnh hay thông thoáng tích cực bằng quạt gió

Phương pháp này thịnh hành ở châu  u với nhiều thiết bị sấy dựa trên nguyên tắc cơ

bản sau đây: trong buồng sấy ở bề mặt thân lá cỏ xảy ra hai hiện tượng: (i) nước thoát ra từ bề mặt thân làm gia tăng độ ẩm của buồng sấy, nhưng độ ẩm của cỏ giảm dần, (ii) nước từ không khí khuếch tán vào tế bào thực vật. Lúc đầu sự thoát nước lớn hơn lượng nước hấp thu vào nguyên liệu, nhưng về sau độ ẩm trong tế bào thực vật giảm xuống song song với độẩm không khí của môi trường xung quanh tăng lên làm cho sự thoát hơi nước trở nên chậm lại. Ðến khi đạt được sự cân bằng của 2 hiện tượng này thì sự thoát hơi nước coi như chấm dứt. Muốn cho hơi nước bay đi nhiều thì cần phải thổi đi lớp hơi nước tiếp xúc trên bề mặt thân lá cỏđể phá vỡ thế cân bằng không có lợi này trong quá trình sấy. Vì dùng cách thông thoáng tích cực nhờ vào hệ thống quạt chớ không dùng nhiệt hoặc hơi nóng nên người ta còn gọi là cách "sấy lạnh".

Trên thực tế phương pháp này cũng có giới hạn vì không khí luôn luôn có một độ ẩm nhất định, cỏ không thể nào khô hơn dưới mức độ ẩm không khí. Muốn khô hơn phải dùng thêm nguồn nhiệt.

Nhiều thí nghiệm cho thấy ở nhiệt độ 30oC, nếu độẩm không khí là 60% thì lượng nước có thể bay hơi vào 1 m3 không khí là 13,6 g; nếu độẩm không khí lên đến 90% thì chỉ có 3 g nước bốc hơi được đểđạt đến bão hòa. Như vậy độẩm thấp có lợi cho cách sấy thông thường.

Ở NƯỚC TA do điều kiện thời tiết nên phương pháp sấy thông thoáng muốn áp dụng

được cần phải cung cấp thêm nhiệt để tăng sự bốc hơi nước của đống cỏ. * Sấy nhanh bằng nhiệt độ cao

Nguyên tắc chung thường dùng là thổi trực tiếp luồng không khí nóng vào buồng sấy bằng hệ thống quạt hút hay quạt thổi. Nguồn cung cấp nhiệt có thể do đốt cháy các nhiên liệu như than, củi, trấu, dầu, hơi đốt hoặc dùng điện trở. Phương pháp này làm khô cỏ rất nhanh nên làm tổn thất dưỡng chất rất ít, khoảng 5-10%.

Giá thành của sản phẩm sấy cao do phải có các thiết bị sấy và tốn kém nhiều nhiên liệu, nên trong thực tiễn người ta chỉ dùng để sản xuất các thức ăn giàu dinh dưỡng như cỏ họ

Ðậu hoặc các loại rau lá ít xơ, giàu protein và vitamin. Một số hệ thống thiết bị sấy và nguyên tắc hoạt động:

- Hệ thống sấy nhiệt trên dàn có băng chuyền: phòng sấy hình khối chữ nhật, bên trong có lắp dàn có băng chuyền. Luồng không khí nóng từ phía dưới sẽ bay lên qua lớp cỏ, thoát ra ngoài lổ thông hơi bên trên nóc buồng sấy. ởđầu cuối của băng chuyền có thể lắp thêm hệ thống máy nghiền và vô bao bột cỏ.

- Hệ thống sấy nhanh bằng tháp cố định: cấu tạo chung gồm một tháp lớn và một ống nhiệt nhỏ, ống này nối với băng chuyền xích nạp cỏ vào máy. Nhờ có luồng gió nóng với tốc độ lớn từ dưới lên nên cỏ cắt ngắn cở 2 cm được bay bổng. Trong thời gian này cỏ được khô một phần nên nhẹ theo luồng gió đi theo đường ống vào trong tháp lớn. Ðến

đây không khí bị phân tán nên tốc độ giảm thấp đột ngột, cỏđã khô được chuyển sang bộ

phận thu để chế biến thành bột cỏ, bột cỏ khô đóng viên, cỏ cắt ngắn khô đóng bánh. Những bộ phận của cây xanh chưa kịp khô còn nặng nên rơi vào phểu thu hồi, rồi theo băng chuyền đưa đến ống nhiệt, lặp lại qúa trình sấy ban đầu với nguyên liệu mới được nạp thêm.

- Hệ thống sấy nhanh bằng trống quay: thức ăn sau khi cắt ngắn 1-2 cm được nạp thẳng vào ống sấy nhiệt tròn nằm ngang và luôn luôn xoay tròn theo trục ống. Thức ăn xanh khô rất nhanh trong vài ba phút và bay thoát ra khỏi ống đến bộ phận nghiền thành bột và

đóng bao hoặc đóng viên. Những phần cây cỏ lâu khô như cuống, nhánh, thân xanh thì rơi vào thành ống. Nhờ hệ thống gân xoắn ốc của thành ống luôn chuyển động nên thức

ăn được chuyển liên tục cho đến khi khô nhẹ thì cuốn theo luồng gió nóng ra khỏi ống sấy. Ðể chống lại sự phân hủy của caroten trong thời gian tồn trử, người ta thường lắp đặt thêm bộ phận phun định lượng chất chống oxid hóa ngay vào chỗ bộ phận nghiền cỏđã sấy khô. Nhiệt độ ởđầu ống sấy, nơi thức ăn xanh được nạp vào, rất cao (700 - 900oC). Nhiệt độ tạo ra từ buồng đốt các nhiên liệu như dầu cặn, khí thiên nhiên và không khí

được cuốn đi nhờ hệ thống quạt hút /thổi làm khô cỏ.

- Hệ thống sấy bằng năng lượng mặt trời: đây là hệ thống sấy rất đáng được nghiên cứu và phát triển ở các nước nhiệt đới như nước ta. Nguyên lý cơ bản là dùng một hệ thống pa-nô đặc biệt thu nhiệt từ bức xạ mặt trời và nhờ hệ thống quạt thông thoáng đưa nhiệt này vào buồng sấy, làm thức ăn xanh sấy mau khô, tránh được tác dụng phân hủy của ánh sáng mặt trời đến một số dưỡng chất, đặc biệt là caroten trong cây cỏ.

10.2.3. Bảo quản cỏ khô

Cỏ khô thích hợp để bảo quản khi có ẩm độ khoảng 14 - 17%. Ðể giảm công sức lao

động đánh đống cỏ khô cũng như vận chuyển cỏ đến nơi đánh đống, và để giảm thiểu mức tổn thất dưỡng chất trong quá trình làm khô (đảo trộn, đánh đống), nếu có phương tiện, cỏ khô sẽđược đóng bánh từ các giá, các cọc phơi. Tiến hành đóng bánh khi ẩm độ

khối cỏ đạt 20 - 22%, ở ẩm độ cao hơn 24% cỏđóng bánh bị hỏng rất nhanh. Cỏ đóng bánh đem tồn trử trong nhà kho.

Bảo quản cỏ khô thích hợp nhất là trong nhà kho được thông thoáng. Tuy vậy vẫn có thể

ở gần chuồng nuôi. Thường người ta cũng bảo quản rơm bằng cách đánh đống ngoài trời. Trên nền dọn sẵn cắm cọc làm trục định hướng đống cỏ, trước tiên rải các cành khô, thân bắp hoặc lúa miến khô, rơm hoặc cỏ khô kém chất lượng, rồi bắt đầu xếp cỏ khô (rơm tốt) chặt từ dưới lên ngọn quanh trục đã cắm. Ðỉnh ống phải phẳng, không bị lõm để

nước mưa chỉ chảy xuống bên ngoài đống cỏđược phủ rơm, hoặc cỏ xấu. Ðào rãnh thoát nước quanh đống. Cỏở giữa đống có chất lượng tốt nhất vì không bị nhiễm ẩm, cỏở các lớp ngoài thường bịẩm hơn.

10.2.4. Sơ chế và bảo quản khoai, sắn xắt lát phơi khô.

Việc bảo quản khoai, sắn tươi thường có nhiều khó khăn, tốn kém và chỉ có thể bảo quản trong một thời gian ngắn. Do đó, bên cạnh biện pháp ủ chua, biện pháp kinh tế hơn và dễ

thực hiện là sơ chế khoai, sắn thành lát rồi phơi hoặc sấy khô.

- Sơ chế và phơi: khoai sắn lát nếu phơi kéo dài 3-4 ngày thì lát dễ bị chua, mốc làm giảm chất lượng, tuy nhiên khó phơi khô được trong một ngày dù nắng thật tốt. Vì vậy, cần có biện pháp phơi khô trong khoảng 2 ngày.

Viện kỹ thuật châu á đã thí nghiệm phơi sắn lát trên xi măng so với phơi trên 3 tầng lưới. Kết quả cho thấy, mặc dù chỉ có tầng trên được trực tiếp chiếu nắng, 2 tầng dưới chỉđược chiếu một phần, nhưng sắn phơi trên 3 tầng phơi khô gần như nhau và khô nhanh hơn trên sân xi măng, điều đó chứng tỏảnh hưởng của gió là quan trọng. Chỉ sau 14 giờ phơi nắng, độẩm của sắn lát xuống dưới 14%.

- Bảo quản trong kho: khoai sắn khô có độ hổng trong đống rất lớn (60-70%), lại hút ẩm nhanh, vi sinh vật và sâu hại dễ phát sinh. Ðể bảo đảm chất lượng của lát khi bảo quản phải thực hiện 3 nguyên tắc:

Khô ráo đầy đủ: độẩm cần dưới 11%. Nếu trong quá trình bảo quản độẩm tăng, cần đè lớp mặt (sâu khoảng 50 cm) đem phơi, sấy lại cho đến độ ẩm dưới 11%, đem nhập kho lại. Khoai sắn lát khô khi gặp ẩm dễ bị mốc. Nếu phát hiện thấy nấm mốc thì có thể dùng lưu huỳnh đốt cháy để hun.

ÉP CHẶT từng lớp: trong quá trình nhập, cần ép chặt từng lớp để giảm độ hổng, khống chế sự trao đổi không khí với môi trường.

Bít kín hoàn toàn: kho phải kín, chống được ẩm xâm nhập chống được chuột, đồng thời có thể đáp ứng được yêu cầu xông hơi khi cần thiết. Kho cần được xử lý hóa chất chống mốc, mọt trước khi nhập KHOAI, SẮN LÁT ÐỂ BẢO QUẢN.

---

CHƯƠNG 11

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)