RƠM LÚA (RICE STRAW).

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 40 - 41)

THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG BỔ SUNG VITAMIN

4.2.1. RƠM LÚA (RICE STRAW).

ở những vùng trồng lúa quan trọng nhưở nước ta, rơm lúa là một phụ phẩm quan trọng của trồng trọt dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong những mùa khan hiếm cỏ. Rơm các giống lúa địa phương thường khá dài, có mùi thơm và thu hoạch vào mùa khô nên dễ đánh cây dự trữ cho gia súc ăn dần. Rơm các giống lúa cải tiến thường ngắn, lúa hè thu thường thu hoạch vào mùa mưa, dễ bị mốc gia súc không thích ăn.

Rơm lúa chứa nhiều tro (khoảng 160 g/kg), trong đó chủ yếu là silic (đến 140 g), chất này ức chế sự tiêu hóa. Rơm chứa xơ với một tỷ lệ lớn và ở dạng khó tiêu hóa. Hàm lượng lignin chiếm khoảng 60-70 g/kg VCK, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn một số rơm ngũ

cốc khác.

Ðể tăng mức ngon và giá trị dinh dưỡng trước khi cho ăn có thể cắt ra và trộn với thức ăn nhiều nước như khoai củ, thức ăn ủ chua và rưới thêm mật đường. Nếu được xử lý hóa học bằng cách dùng dung dịch kiềm hoặc urê thì hiệu quả dinh dưỡng sẽ cao hơn. Ngoài ra rơm cắt ngắn có thể dùng để trộn chung với cỏ để làm giảm ẩm độ, đáp ứng yêu cầu khi ủ chua. Ðiều cần lưu ý là rơm có chứa acid oxalic, chất này sẽ liên kết với CA CỦA KHẨU PHẦN LÀM GIẢM MỨC HỮU DỤNG. Ảnh hưởng này có thể khắc phục bằng cách ngâm rơm trong nước hoặc quá trình làm kiềm hóa.

Bảng 4.7. Thành phần hóa học của rơm lúa (%)

VCK Ðạm Béo Xơ Tro CCKÐ

Rơm lúa mùa 92,2 3,2 1,7 35,4 11,7 40,1 Rơm lúa sớm 91,5 4,4 1,9 33,4 10,9 40,9 Rơm thần nông 90,6 4,1 1,3 31,9 15,3 37,2 4.2.2. Vỏ trấu lúa (rice hulls)

Tương tự như rơm, vỏ trấu có thể xem là một loại thức ăn xơ nói nhưng có TLTH và protein hơi cao hơn rơm. Cần lưu ý khi sử dụng mặc dù đã được nghiền nhỏ nhưng vẫn có thể gây hại do kích thích niêm mạc ống tiêu hóa. Trước khi cho gia súc nhai lại ăn cần xử lý như thấm nước, hấp hơi, hoặc trộn chung với các loại thức ăn nhiều nước.

4.2.3. Rơm bắp và cùi bắp (Corn stover and cobra).

Ðây là một nguồn thức ăn thô nhiều xơ quan trọng đối với gia súc lớn có sừng và cừu, giá trị dinh dưỡng của nó khá so với rơm của một số loại ngũ cốc khác.

Rơm bắp khô chứa từ 81-85% VCK, trong đó có 4,2-4,7% là protein; 1,1-1,6 béo; 26-33 xơ; 37-39 CCKÐ và 6,2 tro. GTDD vào khoảng 0,35-0,37 ÐVT¡; 15-21 g protein tiêu hóa, 4,1-6,2 g Ca; 0,8-1,31 g P và 5,1 mg caroten cho mỗi kg.

Rơm tươi nên nghiền nhỏ (12-15 cm) để ủ theo kỹ thuật cỏ héo hoặc cỏ tươi ủ chua. Thường nên thêm các chất bổ sung giàu nitơ, lưu huỳnh và phospho.

Cùi bắp có từ 12-15% nước; 3,5-4,5% protein; 0,3-1,1 béo; 30-32% xơ; 47-50% CCKÐ, 1-2% tro. Mức tiêu hóa ở bò, cừu về protein là 38%, béo 90%, xơ 60%, CCKÐ 54%. Trung bình 1 kg cùi bắp chứa 0,35-0,38 ÐVT¡ với 13-15 g protein tiêu hóa; 0,1 g Ca; 0,1 g P và 2 mg caroten. Có thể nghiền cở 0,5-1 cm và trộn chung với các thức ăn khác như

mật đường, urê, diammonium phosphat, thức ăn tinh, cỏủ ... 4.2.4. Rơm đậu, đỗ (legume straw).

Thân lá cây họđậu sau khi thu hoạch hạt giàu protein, Ca và Mg hơn rơm ngũ cốc nên có thể sử dụng như là các nguồn thức ăn thô cho gia súc nhai lại. Việc tồn trữ dễ bị mốc do thân to nên khó phơi khô. Thường cho ăn dưới dạng nghiền nhỏ.

4.2.5. Vỏ trái đậu (legume pods).

Quan trọng nhất là vỏ trái (củ) đậu phọng. Nếu không xử lý thì tỷ lệ tiêu hóa vỏ đậu phọng rất kém chỉđạt 17%.

Thomas Kerr ở Ðại học Georgia (Mỹ) đã đề ra một qui trình xử lý vỏ đậu phọng theo phương pháp sinh vật học để tạo ra một loại thức ăn có TLTH đạt tới 63% với hàm lượng protein 15%. Một loại vi khuẩn mang tên KB1 do nhóm của Kerr tách được đã giữ một vai trò quan trọng trong qui trình đó. Trước hết vỏđậu phọng được xử lý hóa chất. Sau đó nuôi cấy vi khuẩn KB1 trên môi trường đó có thêm một số hóa chất khác. Vài ngày sau lại thêm men rượu vào. Việc ủđược tiến hành ở nhiệt độ bình thường. Cuối cùng hỗn hợp

được xử lý về mặt hóa học, được làm nóng, làm lạnh, rồi lại làm nóng trước khi sấy khô thành phẩm. Sản phẩm không những dễ tiêu đối với trâu bò mà còn có thể sử dụng cho gia cầm.

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)