THỨC ĂN PROTEIN GỐC ÐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 25 - 30)

Theo thành phần hóa học thức ăn gốc động vật khác các thức ăn protein gốc thực vật ở

chổ không có xơ, còn các glucid khác ngoài trừ sữa, thì có rất ít. Hơn nữa chúng rất giàu các acid amin giới hạn: lysin, methioni, trytophan. Chúng còn chứa nhiều vitamin B12 là chất không có ở phần lớn thực vật.

3.3.1. Sữa và các phụ phẩm chế biến

Sữa là thức ăn thiên nhiên của gia súc non trong những tuần đầu tiên của cuộc sống, trong sữa có khoảng 200 chất hữu dụng rất dễ hấp thu. Protein và đường sữa được tiêu hóa đến 98%, mỡ sữa 95%.

Thành phần hóa học của sữa thay đổi tùy thuộc vào thời kỳ của sự tiết sữa, loài, giống gia súc và đặc điểm dinh dưỡng trong các mùa trong năm. Thành phần của sữa bò thay đổi thường xuyên trong suốt thời kỳ cho sữa. Hàm lượng chất khô cao nhất vào đầu và cuối kỳ (13,6-13,8%) và thấp nhất vào tháng thứ 3 (12,4-12,5%). Tỷ lệ mỡ sữa tương quan nghịch chặt chẽ với lượng sữa vắt, do đó vào cuối kỳ khi sản lượng sữa giảm xuống thì hàm lượng mỡ sữa thường rất cao. Giữa hàm lượng mỡ sữa và năng lượng liên hệ tuyến tính: 1 kg sữa 3% béo tương đương 0,31 ÐVTA (775 kcal), với 4% là 0,36 và 5% là 0,42 ÐVTA.

Sữa bò là thức ăn đạm hoàn chỉnh cho động vật non. Trong dinh dưỡng động vật người ta thường sử dụng các phụ phẩm chế biến sữa như sữa gạn kem (thường ở dạng bột trong TAHH), nhũ thanh, cặn sữa sau khi lấy hết bơ (butter milk).

Bảng 3.8. Thành phần dinh dưỡng (%) của các thức ăn từ sữa (theo Bakanov và Menkin, 1989)

Sản phẩm VCK Béo Protein Ðường Tro Sữa nguyên 12,5 3,8 3,3 4,7 0,7

Sữa gạn kem (tươi) 8,8 0,05 3,3 4,7 0,7 Cặn sữa (ngọt) 9,2 0,6 3,2 4,7 0,7 Cặn sữa, chua 9,0 0,3 3,3 4,4 0,7

Nhũ thanh (lấy phómát) 6,2 0,2 0,8 4,7 0,5

Giá trị năng lượng của sữa tươi gạn kem và cặn sữa kém 2 lần, của nhũ thanh kém 3 lần so với sữa nguyên.

Sữa đầu tiết ra trong những ngày đầu tiên ngoài việc cung cấp các kháng thể từ cơ thể mẹ

cho con, rất giàu dinh dưỡng trong đó có các vitamin A, caroten và vitamin B. Chất lượng giảm theo thời gian sau khi đẻ, khoảng 6-7 ngày trở lại chất lượng sữa trở lại bình thường.

Bảng 3.9. Sự thay đổi thành phần của sữa đầu (%, theo Bakanov và Menkin, 1989).

Thời gian VCK Protein Béo Ðường Tro Ðộ acid, 0 T sau đẻ 4 giờ 24,0 16,4 5,1 2,1 1,0 40,0 8 20,0 11,4 5,4 2,3 1,0 31,7 12 15,0 8,3 3,4 2,9 0,9 27,0 24 13,8 5,6 3,4 3,9 0,9 25,0 3 ngày 14,0 4,6 4,0 4,5 0,9 24,0 10 13,0 3,5 3,7 4,8 0,8 19,0

Bột sữa gạn kem là phụ phẩm được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi gia súc độc vị

và gia cầm. Giá trị dinh dưỡng của nó có giá trị rất tốt đối với heo và gia cầm.

Bảng 3.10. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột sữa gạn kem (g/kg và Mj/kg)

VCK Ðạm thô Xơ thô Béo thô Tro TLTH đạm NL tiêu hóa NL trao đổi Heo 950 338 0 8 84 332 15,7 -

Gà 934 340 409* 9 80 275 - 12,3

* Carbohydrate hữu dụng

Theo Bolton và Blair, hàm lượng một số acid amin (%) ở bột sữa gạn kem như sau: Lysin 2,4; Met : Cys 0,73 : 0,23; Try 0,34; Thre 0,14.

Cách chế biến bột sữa bằng cách sấy phun cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Bột sữa gạn kem tốt có màu trắng vàng, độẩm không được quá 9%. Tỷ lệ sử dụng tối đa trong T¡HH của heo bú mẹ là 15%, heo sau cai sữa và bê 1-6 tháng tuổi 10%.

3.3.2. Bột cá (fish meal)

Ðể chế biến bột cá người ta sử dụng các loại cá không làm thực phẩm hoặc các phế phẩm của ngành chế biến cá hộp: dầu, nội tạng, vẩy. Tùy thuộc vào chất lượng của nguyên liệu trung bình 1 kg cá bột chứa từ 0,9 - 1,5 ÐVT¡, 480-630 g protein tiêu hóa, 20-80 g Ca và 15-60 g P.

Ðể giảm chi phí sấy, từ nguyên liệu người ta ép chiết sơ bộđược một lượng đáng kể nước cốt, sau đó vớt lấy mỡ cá và sau khi cô lại thu được nước canh cá T¡GS, một nguồn quí các acid amin thiết yếu và vitamin nhóm B. Cũng có thể sấy thẳng nguyên liệu không qua khâu ép. Sấy hơi nước cho bột cá có giá trị cao hơn sấy lửa và nhiệt độ sấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng, thể hiện qua hàm lượng lysin hữu dụng.

BẢNG 3.11. ẢNH hưởng của các phương pháp xử lý nhiệt đến lượng lysin hữu dụng của bột cá (McDonald et al., 1981)

Cách xử lý Lysin hữu dụng (g/kg CP) Ðông khô 86

Sấy lò ở 105oC, 6 giờ 83 Sấy lò ở 170oC, 7 giờ 69

Theo tiêu chuẩn của Liên xô GOST 2116-71, bột cá có ẩm độ không vượt quá 12%, protein không dưới 48% (loại tốt đến 70%), béo không quá 10%, phosphat calci 28-30%, muối không quá 5%, trong 1 kg không có quá 0,1 kg vụn kim loại.

Ðề phòng hư hỏng do mỡ bị ôi người ta thêm chất chống oxy hóa và chứa trong bao giấy nhiều lớp.

Bột cá là một loại concentrate đạm-khoáng-vitamin có giá trị cao. Mức tiêu hóa chất hữu cơ của nó ở heo đạt 85-90%.

Thành phần acid amin của bột cá rất gần với protein của trứng, trong 1 kg chứa 51 g lysin, 15 g methionin và 5,7 g trytophan.

Cá tươi chứa hầu hết các vitamin cần thiết cho động vật. Khi chế biến một số các vitamin do kém bền vững ở nhiệt độ cao bị phá hủy. Bột cá chứa nhiều vitamin nhóm B và nếu chế biến từ cá nguyên thì còn có vitamin D.

Bột cá là nguyên liệu không thể thiếu được trong T¡HH của heo và gia cầm, đặc biệt là vật non. Tỷ lệ sử dụng ở vật non từ 10-12%, còn ở vật trưởng thành hơn 5%. Trong một số trường hợp đã có sử dụng đến 20% khẩu phần. Người ta còn dùng bột cá trong thức ăn tinh nuôi bê con, vì ngoài GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO NÓ CÒN CHỨA NHIỀU APF. Ở bò sữa cao sản người ta có thể dùng 1,5-2 kg bột cá ngoại hạng/con/ngày, nó có tác dụng điều hòa các trao đổi khoáng và đạm ở bò trong thời kỳ chuẩn bị cho sữa. Nếu dùng với số lượng hạn chế thì chất lượng sữa vẫn tốt, không có mùi tanh cá.

Do hoạt động của các nhà máy chế biến bột cá ở nước ta còn ít nên trên thực tế lượng cá khô nghiền sử dụng trong chăn nuôi là chủ yếu. Cá liệt là một trong những nhóm cá khô có chất lượng cao (trên 50% CP). Dùng cá khô nghiền có mấy vấn đề cần lưu ý, đó là tỷ

lệ nhiễm vi sinh cao (E. coli, Salmonella) và lượng muối khá cao, và trong một số trường hợp do thành phần nguyên liệu mà đôi khi hàm lượng protein thấp dưới 30%.

Bảng 3.12. Thành phần dinh dưỡng (%) của vài loại bột cá.

Cũng theo số liệu của Uthai kanto, hàm lượng % các acid amin của 2 loại bột cá trên lần lượt là: Lysin 3,95 và 3,78; Met + Cys 1,73 và 1,65; Try 0,46 và 0,45, Thre 2,13 và 2,1. 3.3.3. Bột thịt (Feeding meat meal) và bột thịt xương (Meat and bone meal)

Nguyên liệu dùng để chế biến ở các nhà máy liên hợp giết mổ và chế biến thịt là động vật bị chết trước khi giết mổ, các thân thịt không dùng làm thực phẩm được nhưng không có những mầm bệnh truyền nhiễm bị chỉđịnh, cấm, xương, các cơ quan nội tạng, bào thai và những phần thịt vụn. Cách chế biến là nghiền, hấp, sấy (có hay không có khử mỡ). Trung bình 1 kg bột thịt xương chứa 0,92 ÐVT¡, 350 g protein tiêu hóa, còn trong bột thịt là 1,2 và 420-650.

Tùy thuộc và tỷ lệ xương trong nguyên liệu đem chế biến có bột thịt (dưới 10% xương) và bột thịt xương, nếu tỷ lệ cao hơn. Màu của bột thịt tùy thuộc vào cách chế biến, thông thường có màu nâu hơi xám.

Bột thịt là một nguồn lysin tốt nhưng hơi nghèo methionin và trytophan. Nó chứa đủ

riboflavin, cholin, micoinamid và vitamin B12. Trong T¡HH của gà đẻ, heo sau cai sữa và đực giống có thể dùng đến 15%, còn đối với nái, heo nuôi vỗ và gà thịt tỷ lệđến 10%.

Bảng 3.13. Thành phần dinh dưỡng (%) của các phụ phẩm chế biến thịt loại thải (Bakanov và Menkin, 1989)

Thức ăn ẩm độ Protein Béo Tro

(không quá) (không dưới) (không quá) Bột thịt xương 9 50 9 23

Bột thịt 10 65 12 12 Bột huyết 9 81 3 6 Bột tép mỡ 11 54 19 16

3.3.4. Bột huyết (Feeding dried blood meal) và bột tép mỡ.

Bột huyết được chế biến từ máu tươi và nước rửa có lẫn vụn xương (không quá 5%). Bột huyết tốt có màu nâu sẫm không đóng cục, độ mịn dưới 1 mm. Trong 1 kg bột huyết chứa 0,92-0,98 ÐVT¡, đến 650 g protein tiêu hóa nhưng giá trị sinh học không cao lắm bởi kém methionin, isoleusin và glycin. Không nên dùng quá 10% trong khẩu phần heo, gà vì có thể gây ra tình trạng tháo dạ (đi lỏng).

Thường dùng là bột tép mỡ heo. 1 kg bột chứa 0,9 ÐVT¡ và đến 520 g protein tiêu hóa, nghèo trytophan. Vì chứa nhiều mỡ (19%) do đó nên sử dụng ngay sau khi chế biến.

Bảng 3.14. Giá trị dinh dưỡng của bột thịt, bột huyết (Bolton và Bair, 1977)

Thành phần Bột huyết Bột thịt Bột thịt xương Vật chất khô 868 902 936

Protein thô 800 722 515 Béo thô 8 132 112 Tro 35 38 275

Protein tiêu hóa 720 650 412 ME gà, Mj/kg 13,0 15,7 11,0 Lysin 38,7 25,7 30,7

Methionin 12,8 7,4 6,8 Cystin 15,0 31,8 4,4 Trytophan 11,7 5,7 3,5 Threonin 43,4 38,8 18,4

3.3.4. Bột lông vũ (feather meal).

Nguyên liệu để chế biến là các phụ phẩm của công nghiệp chế biến thịt gia cầm. Lông cánh và lông đuôi được xử lý bằng acid trong các thiết bịđặc biệt (autoclauve) dưới áp suất và nhiệt độ cao. Các protein không tiêu hóa của lông bị thủy giải và phóng thích các acid amin cấu tử hữu dụng cho vật nuôi. Trong 1 kg bột loại I (12% nước) chứa ít nhất 700 g protein, 30 g béo và đến 120 g tro tương đương với 0,8 ÐVT¡ và 500 g protein tiêu hóa, rất nghèo lysin, methionin và trytophan nhưng giàu Cystin và một số acid amin khác. Bột lông vũđược bổ sung trong khẩu phần của gia cầm và cũng ÐƯỢC SỬ DỤNG TRONG T¡HH CỦA HEO VÀ GIA SÚC NHAI LẠI.

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)