THÀNH LẬP ÐỒNG CỎ NHÂN TẠO

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 48 - 53)

Sự thành lập và bảo trì đồng cỏ khó hơn trồng các loại hoa màu. Ðồng cỏ nếu được thành lập đúng cách thì có thể sản xuất liên tục trong nhiều năm, còn nếu không thực hiện đúng cách và cẩn thận thì sẽ có những hậu quả sau đây:

Tốn tiền dọn đất Mất hạt giống

Làm chậm trễ chương trình sử dụng đất Thiếu thức ăn cho gia súc

Có thể gây ra sự xói mòn đất, giảm độ phì nhiêu.

6.1. DN ÐT

6.1.1. Lựa chọn đất.

Năng suất của đồng cỏ tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất đai. Thông thường trong khai hoang, đồng cỏ thường được trồng làm mùa tiên phong ở những vùng đất không phì nhiêu lắm để chống sự xói mòn và bồi dưỡng đất đai. Trong trường hợp đó việc thành lập phải đúng phương pháp để tránh thất bại. Trái lại, ở những nước nơi mà kỹ nghệ chăn nuôi cũng có lợi tương đương với ngành trồng trọt thì tại đây các loại đất tốt nhất cũng có thểđược dùng chong cỏ.

6.1.2. THOÁT NƯỚC.

ở vùng ẩm thấp việc thoát nước rất cần thiết vì nếu không một vài loại cỏ dại thuộc họ

Cói phát triển rất mau. Thêm nữa, đa số các giống cỏ cao sản như cỏ voi, cỏ sả không chịu được úng. Một vài giống cỏ có thể sinh trưởng tốt ở nơi ẩm thấp như cỏ lông tây, cỏ ống ... Việc thoát nước ở các đồng cỏ được tưới là điều bắt buộc để tránh hiện tượng tụ

tập muối.

Bên cạnh việc tưới tiêu có thể thiết lập một hệ thống đường giao thông nội bộ, đặc biệt là

ở các vùng ẩm thấp để di chuyển nông cơ dễ dàng. 6.1.3. San bằng đất

Việc san bằng đất bắt buộc đối với các đồng cỏđược tưới. Mặt khác, chúng sẽ giúp tránh

được hiện tượng vùng cao thì bị khô còn các nơi khác thì bị úng, giúp cho việc sử dụng

đồng cỏđược đồng đều hơn. 6.1.4. Phá rừng.

Nếu vùng đất khai thác có cây rừng mọc thì việc đốn cây, đốt cây và đôi khi việc móc gốc cây lên cũng cần thiết trong việc sửa soạn đất. Việc phá rừng rất đắt tiền nên trong việc khai phá có thể thực hiện dần trong nhiều năm, gỗ khai thác được có thể đem bán hoặc sử dụng.

6.1.5. Bón phân.

Là điều cần thiết để đồng cỏ phát triển đúng mức và nhất là tạo sự cộng sinh hữu hiệu ở

cây họđậu. Trong rất nhiều trường hợp và tùy theo loại đất, phân đạm được bón rất ít hay không bón. Lúc bón phân quan trọng nhất là giai đoạn thành lập. Lượng và số phân cần thiết thay đổi tùy theo loại đất và chỉ có các thí nghiệm dinh dưỡng thực vật mới có xác

định cụ thể. Sau đây là một vài loại phân thường dùng:

+ Vôi: việc bón vôi có 2 ảnh hưởng chính (I) cung cấp Ca cho đất và cây và (ii) tăng độ

pH. Nhiều thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng tốt của sự bón vôi trên đồng cỏ nhiệt đới là do làm tăng độ pH. Quá trình này có thể được tóm tắt như sau: một vài khoáng chất hiện diện trong đất dưới một dạng mà thực vật không sử dụng được, trong số này quan trọng nhất là Mo và Mo rất cần thiết cho sự cộng sinh của đậu và Rhizobium. Khi bón vôi cho

đất chua, lượng Mo hữu dụng và nhiều chất khoáng khác ở dạng hữu dụng tăng lên vì thế

cây hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Vôi chống lại sự ngộđộc do Mn, Al và Fe ởđất acid vùng nhiệt đới.

+ Lân: là một loại phân bón quan trọng nhất cho việc phát triển các cây họ đậu trong

đồng cỏ. Cỏ có thể phát triển trên những vùng đất tương đối thiếu P.

Ðất chua vùng nhiệt đới có khả năng cốđịnh P khiến thực vật không thể sử dụng được, vì thế một hỗn hợp gồm Super phosphat và phosphat tricalcic (hoặc apatit) tỏ ra rất hữu hiệu vì trong lúc super thỏa mãn nhu cầu cấp thời thì tricalcic sẽ từ từ biến đổi để cho thực vật sử dụng nên tránh được sự cốđịnh quá đáng.

+ Kali: rất cần cho cây họđậu trong giai đoạn thành lập, trong khi cỏ do có khả năng hấp thu K từđất nên việc bón K không quan trọng. Ðể tránh thất thoát do bị cốđịnh, phân K nên bón gần nhưng không được trộn với hạt để tăng sự tận dụng của cây con.

+ Nitơ: nói chung thì phân đạm không cần thiết khi đồng cỏ hỗn hợp phát triển tốt, nhưng do lúc bắt đầu thành lập cần bón một lượng N cho đồng cỏ khi hiện tượng cộng sinh chưa

được hữu hiệu.

Việc bón phân đạm nên cẩn thận vì do phát triển nhanh, cỏ có thể lấn át cây họđậu trong giai đoạn đầu. Hơn nữa nếu bón N quá nhiều sẽảnh hưởng xấu đến sự cộng sinh giữa đậu và Rhizobium.

+ Mg: thiếu Mg trong đất sẽảnh hưởng đến sự sinh trưởng của Rhizobium.

+ Các khoáng vi lượng: sự cần thiết của khoáng vi lượng thường được đề cập đến. Ngoài Cu và Zn, Mo cũng là phân vi lượng quan trọng trong việc phát triển đồng cỏ do cần thiết cho sự cộng sinh, những cây họđậu thiếu Mo thường vàng úa như thiếu Nitơ.

Tóm lại, đất đai vùng nhiệt đới tương đối nghèo chất dinh dưỡng nên việc thành lập đồng cỏ phải được nghiên cứu kỹ và dùng tất cả các loại chất khoáng cần thiết đểđảm bảo kết quả tốt. Nếu thiếu một trong những chất này thì mức sinh trưởng và năng suất của đồng cỏ sẽ kém đi.

Chuẩn bịđất để gieo hạt: cách chuẩn bịđất tùy thuộc vào loại đất, khí hậu, giống cây và phương pháp thành lập nhưng điều kiện tiên quyết là mặt đất phải được vững chắc. Hạt cỏ thường nhỏ hơn hạt đậu nên cần mặt đất nhuyễn hơn. Tuy nhiên ở vùng nhiệt đới ẩm, những cơn mưa rào có thể làm trôi hạt đi nên mặt đất gồ ghề sẽ che chở hạt tránh các hạt mưa, làm giảm vận tốc nước chảy, gió và giảm độ bốc hơi nước.

Nói chung, đối với hạt cây càng nhỏ thì cần mặt đất càng NHUYỄN ÐỂ CHO CHIỀU SÂU CÓ THỂ KIỂM SOÁT DỄ DÀNG.

6.2. GIEO TRNG

6.2.1.Thời vụ gieo hạt

Thời vụ gieo hạt bị giới hạn bởi khoảng thời gian mà nhiệt độ và ẩm độ thích nghi để hạt nảy mầm và phát triển. Ðôi khi hạt được gieo trước đểđón mưa.

Ở VÙNG nhiệt đới khi điều kiện ẩm độ thuận lợi là có thể gieo hạt được. Tuy nhiên nhiệt

độ quá cao khi có gió Lào ở nước ta hoặc những khoảng thời gian ngắn có nhiệt độ khá thấp trên vùng cao nguyên cũng ngăn cản sự thành lập đồng cỏ.

Nếu thời vụ không là điều đáng lo ở vùng nhiệt đới thì vấn đề cỏ dại là điều đáng ngại. Việc dọn đất và diệt cỏ phải đúng lúc để cho việc gieo hạt được kịp thời. ở vùng nhiệt đới

ẩm nếu mùa mưa khá dài thì hạt đồng cỏ có thểđược gieo sau một vụ mùa ngắn như bắp,

đậu phọng... nhưng ở các nơi có mùa mưa ngắn thì hạt nên gieo lúc đầu mùa mưa. 6.2.2.Phương pháp gieo

Vì hạt giống đồng cỏ thường nhỏ nên cách gieo quyết định phần lớn sự thành bại của việc thiết lập đồng cỏ. Hạt phải được gieo vào đất ẩm, hạt nhỏ thì gieo cạn và hạt to thì tương

đối lâu hơn. Nhưng khi có nhiều loại hạt khác cở nhau thì cần phải đặc biệt chú ý.

Những hạt nhỏ chỉ nên gieo sâu độ 1cm và những hạt to hơn chỉ sâu khoảng 1,5cm. Ðể

giúp cho hạt và đất tiếp xúc nhau đồng thời để điều chỉnh độ sâu mặt đất phải được cán cho chắc. Hạt có thể gieo bằng máy hoặc tay, sau đó phải được đào xới sơ các lớp mặt để

rải hạt. Nếu có mưa lúc đang giao hoặc mưa liền sau đó thì sự cán đất không cần thiết. Gieo tay chậm và không đều nhưng có lợi điểm là có thể gieo lúc đất ướt mà máy không vào được, nhất là những chỗ quá dốc. Thường phân được bón cùng lúc gieo hạt nhưng hạt và phân không được tiếp xúc nhau.

6.2.2.a.Lượng hạt giống

Hạt giống đồng cỏ rất đắt tiền, nhất là ở những nước mà sự phát triển đồng cỏ mới bắt

đầu. Một lượng hạt giống ít nhưng nếu đất đai được chuẩn bị kỹ, phương pháp gieo đúng và các điều kiện khác như ẩm độ, nhiệt độ thuận lợi thì thường có kết quả hơn là một lượng hạt giống lớn nhưng các điều kiện khác không thích hợp. Trong trường hợp hạt giống rễ, lượng hạt dùng có thể tăng nhưng tốt hơn hết là nên dùng một lượng vừa phải và chờ cơ hội thuận tiện nhất để trồng.

Số lượng hạt cần thiết tùy thuộc vào cỡ hạt và cách sinh trưởng của nó. Hạt nhỏ thì lượng sẽ nhỏ, và những cây có thân bò leo, thân ngầm ... thì cần một lượng ít hơn loại mọc thẳng đứng.

Lượng hạt còn tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng. Ở VÙNG KHÔ HẠN LƯỢNG HẠT SẼ GIẢM ÐỂ tránh sự cạnh tranh quá đáng (có thể làm chết tất cả). Lượng hạt cần thiết cũng phụ thuộc vào cách gieo, gieo tay cần nhiều hạt nhất khi sạđều, kếđến là dùng máy gieo và ít nhất là khi trồng theo hàng.

6.2.2.b. Xử lý hạt giống

Xử lý tính miên trạng: phần lớn các giống đậu đồng cỏ nhiệt đới đều có tính miên trạng chủ yếu do cở hạt quá cứng. Ðể giúp hạt thấm nước và oxy tốt, điều kiện tiên quyết của

sự nảy mầm, sự cứng rắn của hạt phải được loại đi. Cách xử lý thông dụng nhất là dùng nước nóng. Với lượng hạt lớn có thể cho vào nước sôi khoảng 2 phút, còn lượng hạt nhỏ

hơn thì xử lý ở 80oC trong 10 phút. Nếu vỏ hạt quá cứng và lượng hạt tương đối nhỏ

(trong thí nghiệm) thì có thể dùng H2SO4đậm đặc xử lý trong 5 phút, sau đó phải rửa thật sạch acid. Với phương pháp này mầm bệnh sẽ bị loại đi.

Chủng Rhizobium: đất vùng nhiệt đới thường chứa sẵn một LƯỢNG RHIZOBIUM NHƯNG KHÔNG HỮU HIỆU LẮM. Ở các nước mà đồng cỏ phát triển mạnh, các điểm bán hạt giống sẽ cung cấp kèm theo giống Rhizobium thích hợp cho từng giống đậu để

chủng trước khi trồng, cách chủng cũng được hướng dẫn rõ ràng. Việc chủng Rhizobium rất cần thiết vì sự cộng sinh hữu hiệu sẽ cung cấp N cho đồng cỏ.

Bọc phân: lợi ích của việc bọc phân là sau khi gieo, phân sẽ tan ra ở vùng kế cận hạt giúp cho cây con có đủ dưỡng liệu để phát triển tốt. Các loại phân thường dùng là super lân, vôi. Ðôi khi các loại thuốc trừ bệnh và côn trùng cùng được trộn vào phân để bọc cho hạt, tuy nhiên thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu cho Rhizobium được chủng nên cần phải lưu ý. 6.2.1.c.Khoảng cách

Chỉ áp dụng khi gieo theo hàng. Ðối với những cây thân bò thì khoảng cách lớn hơn những cây mọc đứng. Nói chung, khoảng cách nhỏ cho năng suất cao ở những vùng ẩm hoặc có tuổi và nhất là khi được bón phân đầy đủ. ở những vùng khô hạn khoảng cách rộng là cần thiết.

6.2.2.Phương pháp trồng bằng thân, rễ ... (nhân giống vô tính)

Rất nhiều loại cỏ nhiệt đới không sản xuất hạt hoặc hạt không nảy mầm nên đây là phương pháp duy nhất tuy bất tiện và tốn kém. Các loại cỏ thường nhân giống vô tính là cỏ lông para, Pangola, cỏ voi ... Việc nhân giống có thể tiến hành bằng ngọn, bằng đoạn thân, bằng gốc tách bụi. Có thể trồng bằng máy hay thủ công.

Những điều kiện dọn đất, chọn giống, bón phân cũng tương tự như trồng bằng hạt, điều cần lưu ý là khoảng cách trồng. Ðối với loại thân bò chúng sẽ phát triển và che phủ rất mau, khoảng cách giữa các luống cỏ có thể là 50-80 cm. Ðối với loại mọc thành từng bụi, từng chòm thì khoảng cách phụ thuộc vào cách sử dụng, trồng dày thì chăn thả, trồng thưa thì cắt về chuồng, khoảng cách trung bình vào khoảng 40-50 cm, nếu trồng quá thưa cỏ dại sẽ lấn chiếm dễ dàng.

Tốn nhiều công lao động, đắc tiền do phải vận chuyển và tồn trữ hom giống là những yếu tố giới hạn của việc áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, có nhiều ưu điểm đồng cỏ sẽ

thuần giống, cành giâm phát triển nhanh sẽ đưa đồng cỏ vào sử dụng sớm hơn và cách trồng này chịu được các điều kiện bất lợi hơn khi gieo hạt.

6.3.Một sốđiều lưu ý trong việc thành lập đồng cỏ nhân tạo ở vùng NHIỆT ÐỚI

ở vùng nhiệt đới những loại cây đậu có khả năng sinh trưởng mạnh và mau nhất cũng thua cỏ trong giai đoạn thành lập. Ðây là điều cần lưu ý khi thành lập để cỏđừng mọc lấn át đậu trong giai đoạn này và cả trong giai đoạn về sau. Tuy nhiên nếu đậu và cỏ được trồng riêng thành từng vùng thì vấn đề này có thểđược khắc phục.

Ðối với những giống đậu có thân leo hay bò, phương pháp được áp dụng là trồng thành từng ô kế tiếp nhau mỗi ô từ 5-10 m2, và với phương pháp này khi đậu có đủ thời gian phát triển sẽ bò sang khu cỏ và một thời gian sau, cỏ và đậu sẽ phát triển lẫn lộn nhau. Thí nghiệm cho thấy các loại đậu có thân leo có thể cạnh tranh hữu hiệu nếu đồng cỏ được chăn thảđúng lúc. Hỗn hợp Desmodium intortum và Digitaria decumbens có giá trị

dinh dưỡng cao và sự chăn thả không ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng. Lợi ích của việc gieo hỗn hợp nhiều giống:

Phương pháp thông thường trong giai đoạn thành lập các đồng cỏ nhân tạo là gieo một hỗn hợp của một hay nhiều loại cỏ với một hay nhiều loại đậu.

Sự phối hợp đậu cùng với cỏ là điều cần thiết vì đậu là nguồn cung cấp N cho đồng cỏ. Ngoài ra những lợi ích của hỗn hợp nhiều giống trên đồng cỏ có thể được tóm tắt như

sau:

Nhiều giống khác nhau có thể nảy mầm và phát triển dưới nhiều điều kiện khác nhau nên

đất được che phủ sớm, tránh được sự xói mòn và có thểđược sử dụng sớm. Thời gian sử dụng được kéo dài hơn do các giống trổ bông lần lượt và rải rác. Làm cho gia súc thích ăn hơn vì hỗn hợp sẽ có nhiều vị khác nhau.

Một hỗn hợp sẽ cung cấp thức ăn có giá trị dinh dưỡng hoàn hảo hơn vì cỏ cung cấp nhiều chất xơ trong lúc đậu thì có nhiều protein và các loại chất khoáng nhất là Ca. TẬN DỤNG ÐƯỢC CÁC ÐIỀU KIỆN SẴN CÓ.

6.4 TRNG CÂY CHO BÓNG MÁT

Mục đích là tạo ra bóng mát để gia súc trú ẩn vào giữa trưa nắng hoặc mưa lớn không về

chuồng kịp. Ngoài ra tại đây gia súc có thể ăn thêm đọt lá giàu đạm để tăng thêm chất dinh dưỡng.

Hai loại cây được trồng ưa chuộng nhất ở nước ta là Bình linh và So đũa, chúng có thể

trồng thành từng cụm: trên 1 lô vài ha có thể trồng từ 1-4 cụm, mỗi cụm từ 10-30 cây cách nhau 2-3 m, hoặc trồng thành hàng dọc theo đường phân lô của đồng cỏ, khoảng cách cây từ 2-3 m.

---

Chương 7

PHƯƠNG PHÁP QUN LÝ ÐNG C

Việc trồng trọt các loại hoa màu chỉ đòi hỏi những phương pháp canh tác và thu hoạch hữu hiệu thì đối với đồng cỏ, người ta còn đòi hỏi cần phải biết quản lý và sử dụng đúng cách nữa. Chính sự hữu hiệu của việc quản lý và sử dụng đồng cỏ sẽ quyết định năng suất

đồng cỏ.

Nguyên tắc chính và cũng là mục tiêu của công tác quản lý là làm sao cho năng suất đồng cỏđược cao nhất và đồng thời không bị phá hại. Năng suất này phải được tính trên đơn vị

diện tích chớ không phải trên đơn vị gia súc, nghĩa là bao nhiêu kg thịt hoặc bao nhiêu lít sữa/ha/năm.

Ví dụ:

1. 20 bò sữa /ha, mỗi con cho 8 lít/ngày 160 lít/ngày 2. 25 bò sữa /ha, mỗi con cho 7,5 lít/ngày 187,5 lít/ngày

Một phần của tài liệu Thức ăn gia súc (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)