ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I Mục tiêu:

Một phần của tài liệu GA lớp 4( Tuần 23-26) (Trang 99 - 100)

- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và xếp vào bộ lắp ghép.

ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết Duyên hải miền Trung có nhiều dải đồng bằng nhỏ, hẹp nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.

- Dựa vào bản đồ, lược đồ chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung

2. Kỹ năng: Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên 3. Thái độ: Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra

II. Đ ồ dùng dạy học :

- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung - HS:

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu sự giống và khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB?

- Nêu đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội? 3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: 1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và nhóm 3 - 2 - 3 HS nêu - Quan sát, xác định

- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ ĐL – TN – VN tuyến đường sắt, đường bộ từ Hà Nội dọc duyên hải miền Trung đến thành phố Hồ Chí Minh và xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Yêu cầu các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh SGK trao đổi về tên vị trí, độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Gọi các nhóm trình bày:

+ Đọc tên, chỉ đúng vị trí đồng bằng

+ Nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp, cách nhau bởi dãy núi lan ra sát biển.

- GV nêu: Các đồng bằng được gọi theo tên tỉnh Dải đồng bằng duyên hải miền Trung gồm các đồng bằng nhỏ hẹp song tổng diện tích gần bằng đồng bằng Bắc Bộ

- Cho cả lớp quan sát ảnh về đầm, phá, cồn, … giới thiệu những dạng địa hình xen đồng bằng. ( Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam

* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H1 theo yêu cầu của SGK

- Yêu cầu HS quan sát cá nhân chỉ, đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng.

- Giải thích vai trò của “Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã, sự khác biệt giữa khí hậu phía Bắc và phía Nam của dãy Bạch Mã.

- Nêu: Gió Tây Nam vào mùa hạ gây mưa ở sườn tây Trường Sơn, khi vượt dãy Trường Sơn gió khô nóng, gọi là gió Lào. Gió Đông Bắc thổi vào cuối năm gây ra mưa.

- Cho HS đọc phần bài học (SGK) 4. Củng cố:

- Cho HS chỉ đọc tên các ĐBDH Miền Trung trên bản đồ địa lí TNVN, nhận xét về đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung

- Nhận xét về khí hậu phía Bắc, phía Nam đồng bằng duyên hải Miền Trung

5. Dặn dò: Về nhà học bài.

- Quan sát, trao đổi - Các nhóm trình bày - Lắng nghe - Quan sát - Quan sát, chỉ, đọc tên - Lắng nghe - Lắng nghe - 2 HS đọc - HS thực hiện - Lắng nghe - Về học bài

Một phần của tài liệu GA lớp 4( Tuần 23-26) (Trang 99 - 100)